By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Thị trường

Phát triển ngành gỗ theo hướng bền vững

Ashui.com 03/09/2018
12 phút đọc
SHARE

Tuy ngành gỗ vẫn liên tục tăng trưởng mạnh trong nhiều năm qua nhưng mục tiêu hiện nay còn được các doanh nghiệp trong ngành đặt ra cao hơn, đó là phát triển ngành gỗ theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, tăng kim ngạch xuất khẩu bằng cách gia tăng giá trị sản phẩm chứ không chỉ chạy theo số lượng…

 


(Ảnh: Quốc Hùng) 

Doanh nghiệp trong nước tăng sức cạnh tranh

Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa), ngành chế biến gỗ Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong suốt nhiều năm qua. Từ kim ngạch 220 triệu đô la Mỹ năm 2000, sau 17 năm, đã lên mức 8 tỉ đô la Mỹ, nằm trong tốp 7 ngành đứng đầu cả nước về giá trị xuất khẩu. Riêng trong sáu tháng đầu năm 2018, theo số liệu của Bộ Công Thương, doanh thu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đã đạt 4,13 tỉ đô la, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hawa, cho biết các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành này đang dần chiếm ưu thế so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm đầu phát triển, khối doanh nghiệp có vốn nước ngoài luôn chiếm tỷ lệ hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ cả nước. Nhưng trong ba năm gần đây, khối doanh nghiệp trong nước đã vượt lên chiếm 53% tổng kim ngạch xuất khẩu. 

Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Công ty TNHH Scansia Pacific, khi kinh tế trong nước bắt đầu hội nhập, ngành gỗ Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ với kỹ thuật, máy móc, tay nghề, quy trình quản lý đều thay đổi, hiện đại và bắt kịp nhịp phát triển của thế giới. “Ngành gỗ Việt Nam hiện không thua kém ngành gỗ bất cứ một nước nào khác”, ông Thắng nói. Nhiều thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều tăng nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam. 

“Thị trường quốc tế đang ngày càng đón nhận những công trình nội thất cao cấp của doanh nghiệp Việt Nam bởi sản phẩm không chỉ đẹp và chất lượng mà còn tinh tế và giá cả hợp lý”.

Không còn chỉ gia công, các doanh nghiệp gỗ hiện nay đã trực tiếp cung ứng cho những hãng kinh doanh đồ gỗ hàng đầu thế giới. Theo ông Thắng, các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất hiện từ trong căn hộ gia đình cho đến các công trình lớn như khách sạn Park Hyatt st Kitts and Nevis (đảo Caribbean), khách sạn 6 sao Rosewood Phnom Penh (Campuchia)… Một số tập đoàn điều hành khách sạn và nghỉ dưỡng hạng sang khác cũng muốn chọn doanh nghiệp Việt Nam thiết kế và thi công các công trình cho họ. “Thị trường quốc tế đang ngày càng đón nhận những công trình nội thất cao cấp của doanh nghiệp Việt Nam bởi sản phẩm không chỉ đẹp và chất lượng mà còn tinh tế và giá cả hợp lý”, ông Thắng nhận xét.

Theo Hawa, ngành gỗ hiện đã tạo được chuỗi sản xuất dài và khép kín, từ trồng rừng, khai thác, chế biến, thương mại, xây dựng, trang trí nội ngoại thất… Trong đó, chế biến gỗ là trung tâm, kéo theo sự lan tỏa phát triển của nhiều ngành khác như vận chuyển, vải vóc, thuộc da, kim loại, bao bì, ốc vít, cơ khí, tiếp thị, du lịch…

Tạo nguồn nguyên liệu hợp pháp

Trên thực tế, đến bây giờ, không ít người vẫn còn quan niệm đồ gỗ trong nhà như tài sản, sử dụng cả đời, nên thường dùng gỗ quý như giáng hương, cẩm lai, lim, trắc… Vì vậy, không ít ý kiến cho rằng ngành chế biến gỗ là ngành góp phần vào việc phá rừng; giá trị xuất khẩu ngành này tăng sẽ càng kích thích tình trạng phá rừng, tác động xấu đến môi trường thiên nhiên.

Nhưng theo ông Nguyễn Quốc Khanh, ngành chế biến gỗ xuất khẩu hoàn toàn đứng ngoài câu chuyện này. Hàng chục năm nay, trước khi Chính phủ có quyết định đóng cửa rừng (cuối năm 2014), nguyên liệu sản xuất được khai thác từ nguồn rừng trồng và nhập khẩu. Cụ thể, ngành gỗ hưởng lợi từ chương trình 327-CT năm 1992 phủ xanh đồi trọc, trong đó có việc trồng cây keo (tràm bông vàng) là loại gỗ mà doanh nghiệp ngành chế biến gỗ xuất khẩu sử dụng rất nhiều. Cùng với đó là sử dụng cây cao su sau khi đã được khai thác mủ. Đây đều là nguồn nguyên liệu hợp pháp.

Mặt khác, theo ông Huỳnh Văn Hạnh, sản phẩm gỗ xuất khẩu phần lớn được tiêu thụ tại các nước phát triển, nơi có quy định nghiêm ngặt việc truy xuất nguồn gốc hợp pháp đồ gỗ nhập khẩu. Về phía người tiêu dùng các nước này, họ ý thức cao về việc sử dụng đồ gỗ có nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ môi trường. Vì vậy, không có chuyện doanh nghiệp dùng gỗ rừng tự nhiên, khai thác trái phép để sản xuất.

Tính đến cuối năm 2017, cả nước có hơn 730 doanh nghiệp đã có chứng nhận chuỗi hành trình (CoC/FSC), đứng đầu khu vực Đông Nam Á, trong đó có 49 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ quản trị rừng bền vững (FSC/FM) với tổng diện tích 226.500 héc ta. Theo Hawa, nhu cầu nguyên liệu của ngành chế biến gỗ đã kích thích việc trồng rừng để đáp ứng nguồn gỗ hợp pháp cho sản xuất. Từ chương trình trồng rừng, tỷ lệ che phủ rừng từ 39,7% năm 2011 đã tăng lên 41,45% năm 2017. Con số này tương ứng với tỷ lệ sử dụng gỗ trồng trong nước, tính theo khối lượng, từ 36% năm 2005 tăng lên 52% năm 2017 và kỳ vọng đạt 55% vào năm 2020. Tỷ lệ nhập khẩu gỗ nguyên liệu vì thế đã giảm đi tương ứng, lần lượt từ 64% xuống 48% và 45%.

Nhờ có nguồn nguyên liệu trong nước, doanh nghiệp trong ngành có lợi thế hơn hẳn vì có được nguồn nguyên liệu rẻ hơn so với nhập khẩu. Lợi thế nguyên liệu bản địa đang được các doanh nghiệp ngành gỗ khai thác và phát huy bằng mô hình liên kết với người trồng rừng. Mô hình này đang được nhân rộng ở nhiều địa phương để đảm bảo từ nay đến 20 năm nữa vẫn đủ nguyên liệu hợp pháp cung cấp cho ngành.

Xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm

Gỗ trong nước chủ yếu khai thác từ cây tràm bông vàng, cây cao su. Do đó, theo giới phân tích, ngành gỗ cần xây dựng thương hiệu đồ gỗ làm từ cây tràm và cao su là loại gỗ rừng trồng để tạo sức cạnh tranh, đồng thời tạo được nguồn tiêu thụ nguyên liệu ổn định cho người trồng.

Cũng theo giới phân tích, cần xây dựng thương hiệu quốc gia cho đồ gỗ Việt Nam để dễ tiếp cận thị trường quốc tế. Khi có thương hiệu, giá trị của đồ gỗ Việt Nam sẽ gia tăng hơn nữa. Theo ông Khanh, Việt Nam hoàn toàn có khả năng xây dựng được thương hiệu cho ngành gỗ vì có nguồn nguyên liệu rừng trồng, có gần 500.000 lao động trong nhà máy. Ngành gỗ đang có mức tăng trưởng hai con số mỗi năm… Ngoài ra, ông Khanh cho rằng một trong những nội lực quý báu là tay nghề của người thợ Việt Nam được đánh giá cao.

Tuy ngành gỗ liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua, nhưng theo các doanh nghiệp, tỷ lệ hàng sản xuất theo dạng OEM (sản xuất theo đúng đơn hàng của khách) còn chiếm đến 80%, điều đó có nghĩa, hiệu suất kinh tế còn thấp. Ngành chế biến gỗ trong nước cần gia tăng mô hình sản xuất ODM (khách hàng chỉ phác thảo ý tưởng, phần còn lại do nhà sản xuất chịu trách nhiệm); doanh nghiệp cần đẩy mạnh kinh doanh sản phẩm có thiết kế, xây dựng hệ thống phân phối, thương hiệu riêng… để gia tăng giá trị.

Vấn đề quan trọng là những nỗ lực của doanh nghiệp để gia tăng giá trị sản phẩm chứ không chỉ là phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu cao hơn con số 8 tỉ đô la của năm ngoái. “Mục tiêu doanh số 20 tỉ đô la Mỹ xuất khẩu vào năm 2025 là khá dễ dàng, bởi tiềm năng và cơ hội cho chúng ta còn rất lớn”, ông Thắng nói. 

Quốc Hùng 

(TBKTSG) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Ngành gỗ và nhôm Việt Nam phản ứng ra sao với thuế đối ứng?

Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam – VIBE 2024

Ngành Công nghiệp gỗ và mắt xích trọng yếu logistics xanh

TP.HCM: Doanh nghiệp gỗ chủ động mở rộng biên độ kinh doanh

Hội chợ Xuất khẩu Đồ gỗ & Nội thất – HawaExpo 2023

TỪ KHÓA:gỗ Việt NamHAWAngành gỗ
Bài trước Ghé thăm ngôi làng đến từ quá khứ ở biên giới Ấn Độ – Tây Tạng
Bài tiếp Thị trường bất động sản Hà Nội trước chu kỳ khủng hoảng
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
Tin trong nước 22/05/2025
Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Thiết kế / Sáng tạo

Trao giải cuộc thi thiết kế sản phẩm nội thất gỗ Hoa Mai 2022

Ashui.com 26/10/2022
Thị trường

Gỗ và sản phẩm gỗ mang về 12,4 tỉ đô la ngoại tệ trong 9 tháng

Ashui.com 19/10/2022
Sinh viên

Cuộc thi thiết kế sản phẩm nội thất gỗ Hoa Mai 2022

Ashui.com 06/06/2022
Đối thoại

Phó chủ tịch HAWA: Vẫn còn nhiều dư địa để khởi nghiệp ngành gỗ

Ashui.com 15/02/2022
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?