By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

22 trên 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới nằm ở Ấn Độ

Ashui.com 15/03/2019
6 phút đọc
SHARE

Theo Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới 2018 (World Air Quality Report) do tổ chức IQAir AirVisual và Greenpeace công bố, thành phố Gurugram, thuộc bang Haryana của Ấn Độ là nơi có không khí độc hại nhất thế giới. Ngoài ra, quốc gia đông dân thứ hai thế giới cũng là nơi có 22 trên 30 thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu.

Hai thành phố của quốc gia láng giềng Pakistan là Faisalabad và Lahore lần lượt xếp vị trí thứ 3 vào 10 trong danh sách này. Còn thủ đô Dhaka của Bangladesh là thành phố ô nhiễm thứ 17 trên thế giới.

Điều này cho thấy tình trạng ô nhiễm đáng báo động tại khu vực Nam Á, nơi chiếm tới 1/4 những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.


Cung điện Taj Mahal tại Agra, Ấn Độ chìm trong sương bụi vào một buổi sáng tháng 1/2019
(Ảnh: Reuters) 

“Ở cấp độ quốc gia, xét về mức ô nhiễm trung bình, Bangladesh là nước ô nhiễm nhất thế giới, theo sát sau là Pakistan và Ấn Độ”, báo cáo trên chỉ ra.

Trong 30 đô thị ô nhiễm nhất hành tinh, có 5 thành phố nằm ở Trung Quốc, trong đó có Hòa Điền (thứ 8) và Kashgar (thứ 19), đều ở khu tự trị Tân Cương. Tuy nhiên, mạng lưới giám sát rộng khắp và các chính sách nhằm làm giảm ô nhiễm không khí đã giúp giảm đáng kể nồng độ bụi PM2.5 trung bình tại Trung Quốc, giảm 12% trong năm 2018 so với năm trước. Theo báo cáo trên, Bắc Kinh hiện xếp thứ 122 trên tổng số hơn 3.000 thành phố được khảo sát.

Tại Đông Nam Á, Jakarta (Indonesia) và Hà Nội là hai thành phố ô nhiễm nhất, lần lượt xếp vị trí thứ 161 và 209. Trong khi chất lượng không khí tại Bắc Kinh đã được cải thiện, Jakarta được dự báo sẽ sớm vượt qua thành phố này về mức độ ô nhiễm, theo báo cáo trên.

Tình trạng ô nhiễm không khí tại nhiều quốc gia vẫn không mấy cải thiện bất chấp nỗ lực của các chính phủ. Tại Ấn Độ, Tòa án Tối cao đã ra lệnh cấm sản xuất pháo nổ – gây ô nhiễm không khí và âm thanh, và chỉ cho phép sản xuất pháo “xanh” không chứa các hóa chất độc hại. Người dân đốt rác đối mặt với án phạt nặng.

Chính quyền bang Delhi cũng thí điểm cho phương tiện chạy vào thành phố vào các ngày theo biển số chẵn, lẻ. Ấn Độ cũng đặt mục tiêu có ít nhất 30% phương tiện chạy điện vào năm 2030.

Trong khi đó, Bangladesh đang nỗ lực với các chính sách phạt đối với những người gây ô nhiễm, thay thế bếp nấu đun gỗ bằng năng lượng sạch, cùng nhiều biện pháp khác. Pakistan cũng đang nỗ lực quản lý chất thải rắn, không đốt, và lắp đặt các hệ thống lọc không khí tại các nhà máy.


Công nhân làm việc tại xưởng đóng tàu ô nhiễm ở thủ đô Dhaka của Bangladesh vào tháng 9/2018.
(Ảnh: Reuters)

Theo các nhà phân tích, những biện pháp như vậy là chưa đủ mà cần nỗ lực phối hợp nhằm giảm hoặc loại bỏ ô nhiễm ngay tại nguồn phát sinh. Cần phải đưa vào sử dụng  điện từ các nguồn năng lượng sạch nhiều hơn, thay vì phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện đốt than. Việc đốt rơm rạ của nông dân cần được kiểm soát.

Trong báo cáo trên, các thành phố được xếp hạng dựa trên nồng độ bụi PM2.5 – hạt bụi có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn 2,5 micron (0.0025 mm), có thể chui sâu vào phổi, gây ra các bệnh về hô hấp và tim.

“Bên cạnh thiệt hại về tính mạng con người (do ô nhiễm không khí), ước tính thiệt hại về lao động trên toàn cầu là 225 tỷ USD và hàng nghìn tỷ USD cho chi phí y tế. Điều này gây tác động to lớn đối với sức khỏe và ví tiền của chúng ta”, Yeb Sano, giám đốc của Greenpeace Đông Nam Á, cho biết.

Theo một báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc công bố vào tháng 10/2018, trong số 7 triệu người chết sớm mỗi năm do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí, có 4 triệu người ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Chỉ riêng tại Ấn Độ, con số này là hơn 1 triệu người. Theo một nghiên cứu của Lancet Planetary Health công bố vào tháng 12 năm ngoái, có khoảng 1,24 triệu người tại Ấn Độ chết vì ô nhiễm không khí, chiếm 12,5% tổng số người chết trong năm 2017.

Phương Linh

(VnEconomy)

Có thể bạn cũng quan tâm

Ô nhiễm không khí trong nhà cao hơn ngoài trời đặt ra yêu cầu mới cho công trình xanh

Điện khí hóa giao thông và lời giải bài toán ô nhiễm không khí

“Cuộc chiến” chống ô nhiễm không khí

Hà Nội và TP.HCM cần hành động quyết liệt để đưa chất lượng không khí về mức an toàn cho sức khoẻ

Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn tại Việt Nam”

TỪ KHÓA:chất lượng không khíô nhiễm không khíWorld Air Quality Report
Bài trước TP Hồ Chí Minh: Phát triển nhà ở phải phù hợp với chương trình kế hoạch
Bài tiếp Tạp chí Kiến trúc & Đời sống – 154 (03/2019)
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Năng lượng - Môi trường

Bụi mịn Thủ đô và tầm nhìn năm 2050 cho nhiều đô thị

Ashui.com 19/04/2024
Năng lượng - Môi trường

Những quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới

Ashui.com 16/04/2024
Tin thế giới

Australia có nhiều thành phố không khí trong lành nhất thế giới

Ashui.com 20/10/2023
Tin thế giới

Indonesia: Bố trí hệ thống làm việc kết hợp để giảm ô nhiễm không khí

Ashui.com 15/08/2023
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?