By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Những ai băm nát quy hoạch Thủ đô?

Ashui.com 13/06/2019
15 phút đọc
SHARE

Những người làm ngơ, hay thông đồng trong nắn chỉnh, băm nát quy hoạch đô thị không những làm cho cuộc sống của người dân đô thị càng ngày càng tù túng, bức bách mà còn làm kẹt cứng không gian phát triển cho mai sau.

Người dân TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vô cùng thấm thía điều đó. Sáng ra khỏi nhà đến công sở, trường học, nơi làm việc để mưu sinh… buổi chiều trở về nhà, người dân thường xuyên phải vật lộn trên đường, với dòng người cuồn cuộn và đậm đặc khí thải của ô tô, xe máy.

Dưới cái nắng mùa hè, người dân bị nung trong nhiệt độ của hiệu ứng đường nhựa, nhà bê tông, hơi nóng của máy điều hòa không khí và các lại động cơ. Khi trời mưa, người người lại chới với giữa dòng nước bởi đường biến thành sông, thành suối.

Phần lớn người già không có nơi tĩnh dưỡng, trẻ em chẳng có chỗ vui chơi, hầu hết mọi người lúc mệt mỏi cần một không gian thoáng mát để bách bộ, nghỉ ngơi thì đó chỉ là mơ ước xa vời.

Hậu quả này khó có thể khắc phục, nên không chỉ người dân hôm nay mà nhiều thế hệ đời sau vẫn phải hứng chịu.


Tắc nghẽn, kẹt cứng ở Hà Nội diễn ra hàng ngày.

Nguyên nhân của thực trạng này do đâu?

Đó là do “nhóm lợi ích” trong lĩnh vực xây dựng, trước hết là quy hoạch không hợp lý hoặc quy hoạch bị băm nát theo ý đồ của nhà đầu tư để trục lợi.

Theo kết quả giám sát của Quốc hội, cả nước có gần 1.400 dự án điều chỉnh quy hoạch từ 1 đến 6 lần. [1]

Quy hoạch điều chỉnh luôn theo xu hướng tăng tối đa lợi ích cho nhà đầu tư, giảm tối đa các diện tích công cộng và lợi ích của người sử dụng. Cụ thể là tăng mật độ xây dựng, tăng số tầng, tăng diện tích sàn và giảm diện tích khuôn viên cây xanh, vỉa hè, khu vực vui chơi, chỉ tiêu hạ tầng…

Đơn cử một vài ví dụ trên địa bàn Hà Nội – thành phố xanh “vì hòa bình”.

Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính do Tổng Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) làm chủ đầu tư, hoạt động từ năm 2006. Thời gian đầu, khu đô thị này từng được coi là kiểu mẫu của Hà Nội. Nhưng 10 năm sau, các chung cư cao tầng đua nhau mọc lên, dân số gia tăng nhanh chóng, nên vô cùng chật chội, bí bách.

Theo Quy hoạch chi tiết 1/500 dự án được duyệt năm 1998, Dự án khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính có mật độ xây dựng 34,88%, với 8 tòa nhà, cao trung bình 6 – 7 tầng.

Ba năm sau, quy hoạch bị điều chỉnh tăng từ 8 lên 16 tòa nhà cao tầng. Chiều cao mỗi toà cũng tăng gấp đôi, từ 9 đến 21 tầng.

Đến nay, sau gần 20 năm, với nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, mật độ xây dựng Khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính tăng lên hơn 50%, với 16 tòa nhà cao tầng, có chiều cao từ 17 đến 34 tầng. [2]

Một điển hình nữa của tình trạng “băm nát” quy hoạch là “Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm” thuộc quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội, khởi công năm 1997, diện tích 200 ha (bao gồm 74 ha hồ điều hòa), với quy mô dân số khoảng 25.000 người. Năm 2001, khu đô thị này cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, đến nay các khu chung cư cao tầng vẫn đua nhau mọc lên, khiến dân số tăng lên khoảng 70.000 người. [2]

Điển hình của sự phá vỡ quy hoạch là tổ hợp chung cư HH, với 12 tòa nhà từ 35 – 40 tầng ken chặt như nêm. Có thể gọi đây là chung cư tổ kiến.

Theo quy hoạch, tổ hợp HH được xây dựng 12 tòa nhà nhỏ trên khu đất phía Tây Nam bán đảo Linh Đàm để làm khu văn phòng, khách sạn và nhà ở cao cấp. Tuy nhiên, quy hoạch đó đã bị băm nát thành tổ hợp chung cư HH Linh Đàm khoảng 8.000 căn hộ, trên dưới 30.000 dân. [3]

Ngay trung tâm Thủ đô, Toà nhà 8B, phố Lê Trực, chỉ cách nhà Quốc hội mấy trăm mét đường chim bay.

Theo Giấy phép xây dựng, chiều cao công trình là 53m. Nhưng chủ đầu tư tăng chiều cao các tầng và xây thêm tầng 19, tổng chiều cao tòa nhà sau khi điều chỉnh là 69m (vượt thiết kế 16m, tương đương 5 tầng).

Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng gần 30.000 m2, nhưng chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng thêm trên 6.000 m2. [4]

Không chỉ các Khu đô thị Trung Hòa – Nhân chính, Linh Đàm, Toà nhà 8B Lê Trực mà cả Hà Nội hầu như đều nằm trong tình trạng quy hoạch bị điều chỉnh theo đạo diễn của nhà đầu tư.

Mục đích di dời các doanh nghiệp, công ty, các cơ quan hành chính…ra khỏi các quận nội thành là để tăng không gian cây xanh và diện tích cây xanh trên đầu người; giảm mật độ dân cư, giảm ô nhiễm môi trường.

Nhưng doanh nghiệp, công ty, cơ quan hành chính… di dời đến đâu, chung cư cao tầng mọc lên đến đó. Như các khu đất của Công ty Dụng cụ số 1, Công ty dệt Minh Khai, Công ty cơ Khí Trần Hưng Đạo…làm cho cư dân trên các địa bàn này tăng gấp hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần so với số lượng công chức, công nhân trước đây.

Một trong những mục đích quan trọng nhất khi sáp nhập tỉnh Hà Tây về Hà Nội là để cho Thủ đô có diện mạo không gian thông thoáng, nhưng mục đích đó không đạt được, không chỉ các quận nội thành cũ của Hà Nội càng ngày càng chật chội mà các quận mới thành lập cũng chật chội, bức bối không kém.

Điển hình của tình trạng này là quận Hà Đông. Với diện tích gần 48 km2, Hà Đông là quận rộng nhất Hà Nội. Diện tích rộng là vậy, nhưng chỉ một thời gian ngắn, hàng trăm khu chung cư đã mọc lên, nhà cao tầng dày đặc, sát sàn sạt các trục đường lớn. Dân số Hà Đông năm 2006 (trước khi sáp nhập về Hà Nội) chỉ 9,6 vạn, hiện nay trên 35 vạn. [5]

Mặc dù mở thêm đường Tố Hữu (đường Lê Văn Lương kéo dài), cùng với đường Nguyễn Trãi là hai trục hướng tâm rất lớn từ Hà Đông vào Hà Nội, nhưng mấy năm trở lại đây, hai trục đường này thường xuyên diễn ra ùn tắc giao thông trầm trọng.   

Không những vậy, là quận có diện tích rộng nhất, trước khi hợp nhất về Hà Nội chủ yếu là đất nông nghiệp, vậy mà cả quận Hà Đông không có một công viên hay khu vui chơi giải trí ngoài trời nào (ngoại trừ công viên Hà Đông rộng chỉ vài nghìn m2 có trước đó rất lâu).


Hà Nội kẹt cứng dù đã mở rộng 11 năm.

Vậy thủ phạm bóp méo, băm nát quy hoạch đô thị là ai?

Theo bà Trần Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc, Bộ Xây dựng, việc phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án là do UBND TP. Hà Nội quyết định. Việc điều chỉnh phải tuân thủ quy hoạch đô thị và đảm bảo yếu tố công khai, minh bạch và được sự đồng thuận của người dân. [6]

Như vậy, pháp nhân chịu trách nhiệm trước việc quy hoạch thủ đô bị bóp méo, băm nát là lãnh đạo các cấp và các cơ quan chức năng của TP. Hà Nội. Tại sao giữa trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lại có tình trạng này?

Do lực lượng quá mỏng như các cơ quan chức năng vẫn thường biện minh chăng? Không! Một cán bộ lãnh đạo thanh tra Bộ Xây dựng đánh giá: “Công tác quy hoạch, cấp phép xây dựng rõ ràng, minh bạch chỉ cần một nửa trong số 1.600 thanh tra xây dựng (của TP. Hà Nội – tác giả ghi chú) làm việc hết trách nhiệm của mình, xử lý nghiêm vi phạm ngay từ đầu thì không có chuyện công trình sai phép nhiều như hiện nay” [7].

Đúng là lực lượng thanh tra xây dựng không thiếu vì bất cứ một người dân nào khởi sự làm nhà hôm trước, hôm sau đã có đại diện của các cơ quan chức năng đến hỏi han, căn vặn.

Trong quá trình làm nhà, chưa nói chuyện thêm tầng vượt quy định mà chỉ cần đưa ban công hoặc đổ ô văng vượt khỏi chỉ giới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra đường nếu không có tiền thì đừng nói chuyện. Cho nên để công trình được “hanh thông”, mỗi hộ dân sửa nhà cũng phải mất ít nhất một hoặc vài chục triệu đồng (nếu nâng tầng) hoặc dăm ba chục triệu đồng (làm mới).

Một căn hộ nhỏ nhoi của người dân mà như vậy thì thử hỏi khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, tổ hợp HH Linh Đàm, chung cư 8B Lê Trực và tất cả các dự án chung cư ở Hà Nội cũng như các đô thị trong cả nước nếu không có sự thỏa thuận ăn chia giữa chủ đầu tư với những người có thẩm quyền thì quy hoạch có dễ dàng bị bóp méo, băm nát như vậy không? Chắc chắn là không!

Có thể khẳng định, quy hoạch đô thị bị bóp méo, băm nát là hậu quả của sự cấu kết, thông đồng giữa chủ đầu tư với những người có thẩm quyền từ địa phương đến bộ, ngành liên quan.

Nhưng rất không bình thường là hầu như những người này đều bình an vô sự. Họa hoằn có bị xử lý như sai phạm ở tòa nhà 8B Lê Trực cũng chỉ khiển trách, giáng chức dăm ba cán bộ nhì nhằng, tội danh của họ cũng theo điệp khúc quen thuộc là “thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý”.

Rồi tại các kỳ họp Quốc hội, các đại biểu lại chất vấn những điều muôn thuở, các thành viên Chính phủ xin nhận trách nhiệm, hứa hẹn sửa chữa. Điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại hết kỳ họp Quốc hội này đến kỳ họp Quốc hội khác, thậm chí từ Quốc hội khóa trước sang Quốc hội khóa sau.

Cung cách xử lý như vậy là nguyên nhân làm cho “nhóm lợi ích” càng ngày càng phát triển và trở thành hậu họa khôn lường của quốc gia.

Ai cũng thấy rằng để hóa giải tình trạng vô pháp như hiện nay thì phải có kỷ cương nghiêm, muốn có kỷ cương nghiêm thì phải cải cách thể chế, pháp luật, thực thi pháp luật phải nghiêm minh. Ai cũng biết, ai cũng thấy nhưng tại sao chưa có chủ trương và hành động cụ thể?

Nguyễn Huy Viện                                                                         

Tham khảo:
[1] https://tuoitre.vn/meo-mo-quy-hoach-su-dung-dat-dai-dan-va-nha-nuoc-cung-thiet-20190527231036212.htm
[2] https://dantri.com.vn/bat-dong-san/thu-tuong-yeu-cau-xu-ly-vu-xin-nhoi-them-toa-18-tang-vao-khu-do-thi-trung-hoa-nhan-chinh-20190411134923197.htm
[3] https://dantri.com.vn/xa-hoi/minh-chung-cho-quy-hoach-bam-nat-ha-noi-20170106232242357.htm
[4] https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bi-thu-ha-noi-nha-8b-le-truc-vuot-den-dau-cat-den-day-3295161.html
[5] https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_%C4%90%C3%B4ng_(qu%E1%BA%ADn)
[6] https://dantri.com.vn/bat-dong-san/thu-tuong-yeu-cau-xu-ly-vu-xin-nhoi-them-toa-18-tang-vao-khu-do-thi-trung-hoa-nhan-chinh-
[7] http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/loai-nguoi-khong-lam-duoc-viec-khi-90-hoan-thanh-nhiem-vu-3346141 

(Người Đô Thị)

Có thể bạn cũng quan tâm

Đẩy mạnh quy hoạch, mở ra không gian phát triển mới cho Thủ đô

Bổ sung quy định về nguồn vốn hợp pháp khác cho việc lập, công bố, điều chỉnh quy hoạch

Đô thị xanh – động lực phát triển Thủ đô

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch ô đất của nhiều huyện

Quốc hội bàn thảo về quy hoạch Thủ đô và nhiều dự án luật quan trọng

TỪ KHÓA:băm nát quy hoạchđiều chỉnh quy hoạchquy hoạch hà nộithực hiện quy hoạch
Bài trước Chậm tiến độ, tháng 9/2020 cầu Thủ Thiêm 2 mới dự kiến hoàn thành
Bài tiếp Quốc Hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Quy hoạch đô thị

Quy hoạch Thủ đô cần có “tầm nhìn mới – tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”

Ashui.com 27/05/2024
Phản biện

Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô: Làm rõ nhiều định hướng phát triển

Ashui.com 18/04/2024
Quy hoạch đô thị

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tầm nhìn, tư duy mới tạo cơ hội và giá trị mới

Ashui.com 09/04/2024
Tin trong nước

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định rõ 5 vùng đô thị

Ashui.com 28/03/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?