By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
    Tạp chí Xây dựng 09/07/2025
    Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
    Chinhphu.VN 08/07/2025
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Để cao tốc không thành “cao tắc”

Ashui.com 03/08/2019
8 phút đọc
SHARE

Ở các đô thị, người qua lại tấp nập, xe cộ chạy ùn ùn. Phố nối phố, đường nối đường được mở ra với hy vọng đường sẽ thông thoáng hơn, chi phí logistics sẽ rẻ hơn. Nhưng càng mở đường, càng đầu tư cho đô thị, chênh lệch mức sống càng giãn ra và dân nhập cư lại đổ về ngày càng nhiều.

Tắc đường càng trầm trọng hơn. Vì sao vậy? Các nước khác có cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn không?


Việc tắc đường trên các trục đường huyết mạch nối TPHCM với các tỉnh thường xuyên diễn ra, kéo dài hàng tiếng đồng hồ. (Ảnh minh họa: Thành Hoa)

Đường mở đến đâu dự án bất động sản đua theo đến đó

Thời kỳ thương mại hóa sơ khai, các trung tâm hành chính đặt ở ngã tư đường cho tiện việc thu thuế; chợ cũng tự phát ở ngã tư đường. Khi kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hóa chóng mặt, nhu cầu giao thông tăng đột biến, nên hầu khắp các tỉnh thành đều làm đường mở rộng ra vùng ven để tránh xa các trung tâm đông đúc.

Nhưng rồi khu dân cư, cây xăng, nhà nghỉ, khách sạn, trạm dừng chân, nhà xưởng, cửa hàng vật liệu xây dựng, thậm chí đại học, trường học, chợ… đều bâu lấy những con đường mới này. Đô thị nào phát triển kinh tế tốt thì sức hút với dân nhập cư càng nhiều và đường sá ở ven đô sẽ nhanh chóng bị nghẹt cứng và trở thành nội thành, nội thị.

Xét về phương diện đầu tư bất động sản và phát triển đô thị và cư dân địa phương, thì việc phát triển đường sá mở ra nhiều cơ hội. Nhưng xét về phương diện giao thông quốc gia, thì việc các trục đường huyết mạch liên tục bị các dự án bất động sản với khu dân cư cùng các công trình phục vụ kinh doanh bủa vây một cách nhanh chóng sẽ làm cho thời gian và chi phí di chuyển cũng như chi phí logistics tăng. Ngoài ra, chi phí mở đường vòng tránh cho các tuyến huyết mạch này, từ ngân sách trung ương và cả địa phương, cũng rất tốn kém và không biết bao giờ mới dừng lại được.

Tắc, tắc và… tắc

Khi tiến hành quy hoạch giao thông, các nhà quy hoạch đã tính đến việc phát triển đô thị, cư dân trong tương lai. Song, tính toán này ít khi chính xác, bởi nhà quy hoạch giao thông không có đủ công cụ pháp lý cần thiết để bảo đảm rằng việc phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch… theo đúng kịch bản tại thời điểm lập quy hoạch giao thông.

Ai cũng muốn đi lại thuận tiện; ai cũng muốn đấu nối; đặt các cơ sở sản xuất kinh doanh của mình gần đường giao thông liên tỉnh, đường cao tốc… nên cứ sau mỗi dự án cao tốc, đường liên tỉnh là hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dự án đô thị, công nghiệp… mọc ra, bám theo, xin đấu nối.

Thế rồi, chỉ chừng năm năm sau khi nghiệm thu đưa vào vận hành bảo đảm được tốc độ thiết kế, các trục đường bị “chích”, đấu nối chi chít. Xe cộ chở người và hàng hóa nhanh chóng nêm chật cứng. Việc tắc đường trên các trục đường huyết mạch nối TPHCM với các tỉnh thường xuyên diễn ra, kéo dài hàng tiếng đồng hồ; xe cộ đi bát nháo như ngã tư đường.

Ngay đường cao tốc TPHCM – Trung Lương, tình cảnh ngày càng tệ hơn sau khi bỏ trạm BOT nhưng không phân luồng cho xe tải, xe container, xe trên 50 chỗ đi riêng. Nhà chức trách đã phải hạ thấp 20 ki lô mét so với tốc độ thiết kế, xuống 100 ki lô mét/giờ. Còn tốc độ thực tế thì chỉ khoảng 80 ki lô mét/giờ và khi về gần đến TPHCM thì diễn biến thành “cao tắc” và tuyến đường cao tốc duy nhất đi về miền Tây đã không còn là cao tốc nữa.

Hai giải pháp

Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia phát triển sử dụng hai giải pháp sau:

Thứ nhất, chú trọng phát triển đường sắt, vì đường sắt không bị hiện tượng “bâu, bám”, “chích” đấu nối như trên. Đô thị phải phát triển theo giao thông (được định hình bởi đường sắt), chứ không phải giao thông chạy theo giải tỏa ách tắc cho đô thị (vốn bị định hình bởi các tập đoàn bất động sản vốn lấy lợi nhuận làm đầu). Đường sắt từ khi vận hành cho đến khi dỡ bỏ, hầu như giữ nguyên được tốc độ thiết kế, hoặc tăng lên nhờ đổi mới công nghệ đầu máy.

Thứ hai, phân biệt, phân loại các loại đường giao thông không chỉ ở phương diện kỹ thuật, tốc độ, quy chế vận hành, mà còn ở góc độ thuế, phí, tài chính. Để hạn chế việc “chích” đấu nối, nhất là đối với đường cao tốc, thì nghị viện, quốc hội các nước đặt ra chi phí đấu nối rất cao (bên cạnh các điều kiện khác) đủ làm nản lòng các nhà đầu tư phát triển bất động sản.

Tương tự như vậy, họ áp dụng phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở hai bên hành lang đường vòng tránh, đường vành đai rất cao, đến mức không ai muốn phát triển bất động sản dọc hai bên hành lang đường vòng tránh. Hay nói cách khác, về mặt lợi nhuận đầu tư (trừ nông nghiệp), khi đường vành đai, đường cao tốc trở thành thứ “khúc xương” về lợi nhuận thì hiện tượng “bâu, bám” tự động sẽ không còn.

Võ Trí Hảo – Giảng viên Luật và Chính sách công, Đại học Kinh tế TPHCM

(TBKTSG)

Có thể bạn cũng quan tâm

Tháo gỡ vướng mắc, hoàn thành 600 km cao tốc ĐBSCL vào năm 2025

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

Thiếu khung pháp lý nên quản lý và khai thác đường cao tốc còn bất cập

Đẩy nhanh tiến độ các dự án để có 5.000 km đường bộ cao tốc đến năm 2030

Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù gỡ điểm nghẽn hạ tầng, thí điểm đến năm 2025

TỪ KHÓA:đường cao tốc
Bài trước Thông báo thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình Bảo tàng tỉnh Thái Bình
Bài tiếp Ba phương án huy động 4,7 tỷ USD xây sân bay Long Thành
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Mô hình phát triển hạ tầng cho tăng trưởng công nghiệp bền vững
Góc nhìn 11/07/2025
TPHCM: Dừng sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho tuyến metro số 2
Kinh tế / Pháp luật 11/07/2025
Vai trò của vật liệu truyền thống trong định hình bản sắc thiết kế Việt
Đối thoại 10/07/2025
Bảo đảm hiệu quả thi hành quy định pháp luật mới trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án ‘treo’ Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Maiji Mountain Visitor Center: Bản giao hưởng tĩnh lặng giữa kiến trúc – thiên nhiên – con người
Kiến trúc 09/07/2025
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
Tin trong nước 09/07/2025
Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM
Phản biện 09/07/2025
Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
Tin trong nước 08/07/2025
Sản xuất và tiêu thụ VLXD có nhiều chuyển biến tích cực
Thị trường 08/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Bộ trưởng GTVT: 10 năm tới sẽ có thêm 4.000-5.000km đường cao tốc

Ashui.com 31/01/2020
Kinh tế / Pháp luật

Một km đường cao tốc ở Việt Nam giá bao nhiêu?

Ashui.com 17/06/2017
Phản biện

Phát triển đường cao tốc bằng vốn xã hội hóa: cần hóa giải mặt trái

Ashui.com 09/06/2017
Kinh tế / Pháp luật

Tuyến cao tốc Bắc-Nam trị giá hơn 220.000 tỷ đồng đang chờ phê duyệt

Ashui.com 03/10/2016
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?