By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Khốc liệt hạn mặn

Ashui.com 07/04/2020
6 phút đọc
SHARE

Với những gì diễn ra ở ĐBSCL đang cho thấy tác động của biến đổi khí hậu có thể đến nhanh hơn và nghiêm trọng hơn những gì ta tưởng.

ĐBSCL rộng hơn 4 triệu héc-ta, là nơi sinh sống của gần 20 triệu đồng bào, là vựa lúa lớn nhất của cả nước và thuộc loại lớn trên thế giới, là vùng phát triển quan trọng về thủy sản và cây ăn trái. Nhưng hôm nay, vùng đất này đang phải đối mặt với một cơn khát lịch sử…


(Ảnh: Báo Tin tức)

Các yếu tố cực đoan của biến đổi khí hậu đã làm gia tăng, tạo áp lực lớn đến vựa lúa của vùng ĐBSCL. Thực tế hơn 20 năm qua cho thấy, chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với những yếu tố cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Tại ĐBSCL, các giải pháp tái định cư dân vùng lũ vào các cụm tuyến dân cư đã được thực hiện từ khá sớm, từ năm 1996. Sau năm 2000, giải pháp bắt đầu chuyển dần sang những phương án sống chung với lũ.

Nhưng, dường như các chính sách, kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu tại ĐBSCL trong thời gian qua vẫn thiên về ứng phó với vấn đề thừa nước và tái định cư tại chỗ, chứ chưa có các định hướng mang tính chiến lược và phương án cụ thể để ứng phó với hạn hán và nguy cơ xâm nhập mặn. Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, thay đổi địa mạo dòng chảy, sụt lún, sạt lở bất thường… ngày càng diễn ra trầm trọng. Rất nhiều lý giải đã được đưa ra, trong đó, các tác động của con người và biến đổi khí hậu được chỉ rõ với những bằng chứng cụ thể.

Chẳng hạn, tình trạng sạt lở, bên cạnh những tác động tự nhiên về dòng chảy, đặc tính địa chất tại bờ… thì việc những tác động nhân tạo như làm các công trình hạ tầng, khu dân cư lấn sông, phương tiện vận tải sông quá lớn và tốc độ quá nhanh, các công trình hộ bờ làm sai… và nhất là khai thác cát tùy tiện đã khiến vùng đất này ngày một chìm sâu vào những khó khăn.

Thực ra, những cảnh báo về tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã được các nhà khoa học đưa ra từ gần 20 năm trước. Theo kịch bản phát thải cao, thì cuối thế kỷ XXI, Việt Nam có thể mất đến 2,5 triệu héc-ta đất và 10 triệu dân buộc phải di cư. Một phần lớn diện tích của ĐBSCL sẽ bị mất do ngập nước và xâm nhập mặn.

Rất nhiều người từng cho rằng những con số nêu trên chỉ có ý nghĩa tham khảo và cho dù biến đổi khí hậu có hiện hữu đi nữa thì hậu quả cũng không nghiêm trọng đến như thế, và rằng chúng ta còn nhiều thời gian từ đây cho đến tận cuối thế kỷ để xử lý những hậu quả này từng bước một.

Thế nhưng, ngay trong những ngày tháng này, ĐBSCL đã điêu đứng bởi hạn và xâm mặn. Hàng ngàn héc-ta lúa đông xuân của Sóc Trăng đang rơi vào tình cảnh hấp hối. Các vựa trái cây ở Tiền Giang cũng lay lắt bởi thiếu nước tưới.

Nguồn nước ở ĐBSCL ngày càng suy kiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển bền vững đối với khu vực này. Người dân trồng lúa, trồng cây ăn trái vốn chiếm số đông ở ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị mất sinh kế, mất việc làm, mất thu nhập. Và, rất có thể, một bộ phận sẽ bị buộc phải trở thành dân tỵ nạn môi trường – những người buộc phải di cư kiếm sống do không thể canh tác trên chính mảnh đất của mình.

Lại thêm một mùa hạn mặn, nhưng lần này khốc liệt và dai dẳng hơn những năm trước. Đến bao giờ mới hết hình ảnh những dòng kênh trơ đáy, những chiếc xuồng chỏng chơ trên nền bùn khô nứt nẻ, những miệt vườn héo rũ vì thiếu nước ngọt, vì mặn xâm nhập?!

Nguy cơ ấy, chúng ta cần sớm nhìn thấy rõ để có giải pháp hữu hiệu, chủ động khắc phục những yếu tố bất lợi và có kế sách ứng phó trong tình huống xấu nhất.

Ngọc Lý

(Báo Xây dựng)

Có thể bạn cũng quan tâm

Giải pháp quy hoạch – kiến trúc vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiểu để thích ứng hạn mặn (kỳ 2): “Rót” tiền tỉ ngọt hóa hay thích ứng tiết kiệm?

Hiểu để thích ứng hạn mặn (Kỳ 1): Đất mặn, đất ngọt và cách xử lý của người xưa

Hỗ trợ 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ĐBSCL phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn

Giải pháp cho một thế giới khát nước

TỪ KHÓA:biến đổi khí hậu ĐBSCLhạn hánhạn mặn
Bài trước Căn hộ nhỏ đầy phong cách thân thiện với trẻ em
Bài tiếp Doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng vì Covid-19
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Năng lượng - Môi trường

Biến đổi khí hậu ở ĐBSCL: Cơ hội lớn cho năng lượng tái tạo

Ashui.com 09/11/2016
Năng lượng - Môi trường

Hơn 390 triệu USD giúp ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu

Ashui.com 11/03/2014
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?