By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Điểm đến

Chùa Thiên Mụ 400 tuổi bên dòng sông Hương

Ashui.com 21/06/2020
6 phút đọc
SHARE

Nằm bên bờ sông Hương, chùa Thiên Mụ thu hút du khách thăm viếng bởi những câu chuyện lịch sử và kiến trúc độc đáo.

Chùa được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, thuộc phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ có hướng nhìn ra dòng sông Hương, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế.


Toàn bộ kiến trúc của chùa Thiên Mụ nằm trên một ngọn đồi hình chữ nhật. Từ đây, du khách có dịp chiêm ngưỡng nét đẹp uốn lượn, hiền hòa của dòng Hương thơ mộng.
(Ảnh: Võ Thạnh)

Theo sử của triều Nguyễn, trong chuyến du ngoạn, chúa Nguyễn Hoàng đã khám phá ra một nơi có sự kết hợp hài hòa giữa núi và sông – ngọn đồi có chùa Thiên Mụ bây giờ. Người dân địa phương kể lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng, nơi đây ban đêm thường có bà lão tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần lục xuất hiện, nói rằng sẽ có người đến đây lập chùa để tụ linh khí, giúp đất nước phát triển hùng mạnh. Nghe chuyện, ông bèn lệnh cho dựng ngôi chùa trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ).

“Cảm nhận đầu tiên của tôi là Thiên Mụ nằm ở vị trí đẹp, phía trước là dòng sông Hương thơ mộng. Cảnh sắc chùa trang nghiêm và yên tĩnh, lúc tham quan cảm thấy rất thư thái”, Hoàng Gia, một du khách chia sẻ.

Chùa được bao bọc xung quanh bởi một khuôn thành xây bằng đá và gạch mang hình dáng như con rùa. Bước chân vào chùa, du khách bắt gặp ngay biểu tượng gắn với hình ảnh của chùa Thiên Mụ – tháp Phước Duyên. Tháp 7 tầng được xây bằng gạch, cao 21 m. Tiến sâu vào bên trong, du khách sẽ đến điện Đại Hùng, chính điện và cũng là gian lớn nhất của chùa. Khuôn viên chùa có nhiều vườn hoa, cây cối được chăm sóc và tỉa kĩ lưỡng.


Mỗi tầng của tháp Phước Duyên đều thờ tượng Phật.
(Ảnh: Phạm Quốc Cường)

Đi theo bên hông điện để vòng ra phía sau vườn, du khách sẽ ngang qua nơi trưng bày chiếc ô tô – di vật hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi tự thiêu. Cuối chùa là khu mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, một vị trụ trì của chùa. Nơi đây cũng có khu rừng thông khiến khung cảnh chùa càng thêm tịch mịch.

Ngoài ra, ngôi chùa này còn nổi tiếng với tin đồn “cặp đôi nào yêu nhau cùng lên chùa Thiên Mụ, trở về sẽ chia tay” mà người dân Huế ai cũng biết. Song điều đó có thật hay không chưa ai kiểm chứng. “Ba mẹ tôi cũng từng lên Thiên Mụ, cuối cùng vẫn lấy nhau, có bạn tôi đi về thì chia tay thật”, Phương Thủy, một người dân Huế, cho biết.

Thời tiết dễ chịu nhất ở Huế vào khoảng tháng 1 và 2 – thời gian thích hợp nhất để tham quan chùa. Tuy nhiên, nếu muốn ngắm cảnh chùa Thiên Mụ vào mùa hoa phượng, du khách có thể đến vào tháng 5 hoặc 6. Du khách có thể kết hợp tham quan chùa Thiên Mụ với Đại Nội, Điện Hòn Chén, Lăng Minh Mạng, chùa Huyền Không Sơn Thượng trên cùng một tuyến đường để tiết kiệm thời gian.

Chùa mở cửa từ sáng đến 6h chiều, nên chọn trang phục kín đáo khi vào thăm chùa, hạn chế cười nói lớn tiếng, đặc biệt buổi trưa để các sư thầy tại đây nghỉ ngơi. Khuôn viên chùa cũng không quá rộng nên du khách thường dành khoảng 45 phút đến 1 tiếng để khám phá, chụp ảnh.


Cửa đỏ mặt sau chính điện là góc chụp ảnh nhiều du khách yêu thích.
(Ảnh: Hoàng Gia)


Chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức.
(Ảnh: Hoàng Gia)


Khu mộ tháp và rừng thông.
(Ảnh: Journeys in Hue)


Điện Đại Hùng.
(Ảnh: Journeys in Hue)

Sau khi tham quan, du khách có thể thưởng thức đậu hũ Huế (tào phớ) của các dì bán hàng ở chân cổng chùa. Nếu du khách đến vào buổi chiều, nên nán lại vào khoảng 5h30 – 6h30 để ngắm hoàng hôn ở sông Hương.

Du khách có thể dễ dàng đến chùa Thiên Mụ từ các điểm như Đại Nội, Chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền, bằng xe đạp, xe máy hay taxi. Ngoài ra, có thể chọn đi thuyền rồng trên sông Hương từ bến đò Tòa Khâm để tới chùa hoặc đi xích lô từ bất kỳ địa điểm nào trong trung tâm thành phố.

Ngân Dương

(VnExpress)

TỪ KHÓA:chùa Thiên Mụ
Bài trước tphcm2 Trung tâm tài chính Việt Nam: Phải được nuôi dưỡng trong cái nôi của thị trường
Bài tiếp Minh bạch chia sẻ doanh thu trong dự án PPP rõ hơn
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?