By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
    Tạp chí Xây dựng 09/07/2025
    Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
    Chinhphu.VN 08/07/2025
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Tin thế giới

Tìm thấy phòng ăn của Hoàng đế La Mã Nero?

Ashui.com 03/10/2009
6 phút đọc
SHARE

Các nhà khảo cổ tin rằng đã tìm thấy tàn tích phòng ăn xoay của Nero (37-68 sau Công nguyên) từng được nhắc đến nhiều trong các truyền thuyết về vị hoàng đế La Mã này.

Căn phòng hình tròn nói trên được phát hiện trong di tích Cung điện Vàng có từ thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên trên đồi Palatine ở thành Roma (Italia). Các nhà khảo cổ cho đây là căn phòng được sử gia La Mã Suetonius mô tả trong cuốn The Lives Of Caears. Trong cuốn sách có đoạn: “Điều đặc biệt của căn phòng này là nó quay tròn suốt ngày đêm, mô phỏng sự chuyển động của các thiên thể. Đây là chốn xa xỉ mà Nero, với những kẻ xu nịnh vây quanh, thường ngập trong các thú vui trụy lạc và tiệc tùng từ trưa tới nửa đêm. Toàn bộ trần của phòng ăn trong cung điện được trang trí bằng ngà, các ô trên trần có thể trượt nhẹ để cho những trận mưa hoa hay nước hoa rắc lên đầu các vị khách của Hoàng đế”.

Phòng ăn của Nero có đường kính hơn 15m và xoay được nhờ bốn động cơ hình cầu cùng một chiếc cột với đường kính 4m. Những động cơ này được coi là một kỳ tích của thời kỳ đó nhưng các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa rõ quy trình vận hành của chúng.

Tàn tích này được tìm thấy trong cuộc khai quật tại Cung điện Vàng trên đồi Palatine – một trong 7 ngọn đồi đã được truyền thuyết hóa của thành Roma cổ đại. Đồi Palatine là một trong những phần cổ nhất của thành phố. Theo thần thoại La Mã, đây là nơi có chiếc hang Lupercal mà Romulus và Remus – các nhà sáng lập thành Roma – được một con sói cái tìm thấy và nuôi dưỡng.

Cung điện Vàng là một trong những dự án phung phí nhất của Hoàng đế Nero. Ngay bên ngoài lối ra vào là một bức tượng đồng mang hình ảnh Nero cao khoảng 36m và trong khuôn viên cung điện có một nhà hát hình tròn. Nơi đây còn có nhiều thác nước, vườn thú và hàng trăm bức tượng… Các phòng trong cung điện được trang trí bằng đá quý và xà cừ. Sau khi Nero qua đời, Hoàng đế Vespasian (9-79 sau Công nguyên) đã mở cửa cung điện đón khách tham quan.


Tàn tích Cung điện Vàng của Hoàng đế Nero

Nero là hoàng đế La Mã thứ năm và vị vua cuối cùng của triều đại Julio- Claudian. Ông thừa kế ngai vàng từ người chú nuôi Claudius và lên ngôi với tước hiệu Nero Claudius Caesar. Vị hoàng đế khét tiếng này trị vì La Mã từ năm 54 đến 68. Năm 64, hai phần ba thành Roma bị một trận hỏa hoạn lớn phá hủy và Nero đã tái xây dựng thành phố này theo phong cách Hy Lạp cổ, trong đó có cả Cung điện Vàng.

Sử gia Suetonius mô tả Nero là một trong những nhà thống trị tàn bạo, trụy lạc và mắc chứng hoang tưởng tự đại nhất của Roma. Tưởng tượng mình là một nghệ sĩ, ông giải khuây cho các vị khách của mình tại cung điện với những màn trình diễn thơ và nhạc. Tuy nhiên, Nero không được tận mắt chiêm ngưỡng nhiều căn phòng có bích họa và trần nhà nạm vàng trong cung điện vì quá trình thực hiện kéo dài quá lâu. Các căn phòng này được hoàn tất đúng vào năm mà ông tự vẫn khi các quân đoàn, vệ sĩ nổi loạn và Viện nguyên lão (tương tự như quốc hội) tuyên bố Nero là kẻ thù của nhân dân.


Các nhà khảo cổ xem xét chiếc cột có đường kính 4m

Thời đó, nhiều người ở Roma tin rằng vụ hỏa hoạn thiêu hủy thành phố là do Nero gây ra nhằm thỏa mãn sở thích ngông cuồng của mình. Tuy nhiên, ông đã đổ tội cho người Thiên Chúa giáo, lúc đó là một giáo phái nhỏ, và hành quyết họ.

Sau khi Nero tự vẫn, cung điện bị lấy hết đá cẩm thạch, đồ trang sức, ngà voi và sau một thập kỷ thì bị vùi lấp. Nó được tái phát hiện vào thế kỷ 15 một cách tình cờ. Việc trùng tu cung điện của Nero đã gặp nhiều rắc rối và nó từng bị đóng cửa nhiều lần trong vài thập kỷ qua, vì các nhà phục chế luôn phải nỗ lực để giữ cho quần thể rộng lớn này không bị đổ sụp.

Lương Tuấn Vĩ

Có thể bạn cũng quan tâm

Thị trường bất động sản thương mại 12.000 tỉ đô la ẩn chứa nhiều rủi ro

Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường

Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới

Vì sao giá thép ở Nhật rẻ hơn giá nước đóng chai?

Time Out công bố 20 thành phố lý tưởng cho những người yêu thích đi bộ

Bài trước Khai trương làng nhà mẫu Ecolakes tại Bình Dương
Bài tiếp Khu dự trữ sinh quyển thế giới kêu cứu
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Vai trò của vật liệu truyền thống trong định hình bản sắc thiết kế Việt
Đối thoại 10/07/2025
Bảo đảm hiệu quả thi hành quy định pháp luật mới trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án ‘treo’ Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Maiji Mountain Visitor Center: Bản giao hưởng tĩnh lặng giữa kiến trúc – thiên nhiên – con người
Kiến trúc 09/07/2025
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
Tin trong nước 09/07/2025
Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM
Phản biện 09/07/2025
Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
Tin trong nước 08/07/2025
Sản xuất và tiêu thụ VLXD có nhiều chuyển biến tích cực
Thị trường 08/07/2025
Năm 2025: Giá thuê bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đã tăng 70%
Bất động sản 08/07/2025
Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
Sự kiện 07/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Năng lượng - Môi trườngTin thế giới

Điện tái tạo tăng trưởng kỷ lục nhờ pin mặt trời ngày càng rẻ

KTSG Online 28/03/2025
Tin thế giới

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: Đã có ánh sáng cuối đường hầm

VnEconomy 25/03/2025
Tin thế giới

Ngày Nước thế giới 22/3: “Bảo tồn các dòng sông băng”

TTXVN 22/03/2025
Kiến trúc sưTin thế giới

Giải thưởng Pritzker 2025: KTS Liu Jiakun (Trung Quốc)

Ashui.com 04/03/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?