By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Điểm đến

7 kỳ quan của vùng đất các vị thần

Ashui.com 15/05/2022
5 phút đọc
SHARE

Hy Lạp, quốc gia nổi tiếng với các câu chuyện thần thoại, từ xa xưa đã được mệnh danh là vùng đất của các vị thần. Đất nước này cũng là một khu vực thu hút nhiều khách du lịch với nhiều di tích văn hóa cổ đại và biển Địa Trung Hải đẹp như một bức tranh. Vokrug Sveta giới thiệu những điểm đến được mệnh danh là 7 kỳ quan của xứ sở các vị thần.


(Ảnh: Unsplash)

Athens

Với lịch sử ít nhất 3.000 năm, Athens, thủ đô của Hy Lạp, là thành phố lâu đời nhất vẫn còn người sinh sống ở châu Âu. Thành phố này tồn tại từ thiên niên kỷ thứ hai TCN và bản thân đã được xem là một kỳ quan. Trung tâm quan trọng nhất của nền văn hóa Hy Lạp này bị người Thổ chiếm vào năm 1458 và trở thành một phần của Đế chế Ottoman. Do các cuộc chiến tranh liên miên giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa Venezia, hầu hết các tòa nhà tại Athens đã bị phá hủy. Chỉ đến năm 1830, Hy Lạp mới giành được độc lập.

Năm 1832, Vương quốc Hy Lạp được thành lập và Athens trở thành thủ đô hai năm sau. Trải nghiệm ngắm nhìn đền Parthenon trên đồi Acropolis từ xa, hoặc ngắm bình minh và hoàng hôn tại đây là trải nghiệm phải có trong đời của nhiều du khách.


(Ảnh: Unsplash)

Nhà hát Epidaurus

Nhà hát cổ nhất vẫn đang hoạt động và được bảo tồn tốt nhất này được xây dựng từ năm 340 đến năm 330 TCN. Nơi đây được nhà khảo cổ học Panagis Kavadias phát hiện vào năm 1881. Vào thời cổ đại, các chỗ ngồi trong nhà hát được phân chia nghiêm ngặt: 34 hàng dưới cùng dành cho các thầy tu và những người cai trị và 21 hàng còn lại dành cho những người bình thường. Nhà hát được bảo tồn tốt với sức chứa khoảng 13.000 khán giả.


(Ảnh: Andreas Trepte/WikiCommons)

Hồ Melissani

Hồ nước nằm trong một hang động này là hồ ngầm duy nhất ở Hy Lạp, nằm trên đảo Kefalonia. Một số tài liệu cho rằng hồ được tìm thấy từ thời Hy Lạp cổ đại, song ở thời đại cùa chúng ta, nó được phát hiện vào năm 1951. Hiện tại, đây là một địa điểm du lịch hút khách. Nước ở đây sạch đến mức dù có độ sâu tận 30 m, du khách vẫn có thể nhìn thấy những viên đá dưới đáy hồ.


(Ảnh: @artem_photo/Flickr)

Cầu Rion-Antirion

Cầu Rion-Antirion dài 2,88 km và có 4 tháp, bắc qua vịnh Corinth, nối đất liền với đảo Peloponnese. Đây là cây cầu dây văng nhiều nhịp dài nhất thế giới. Trên cầu có khu vực dành cho người đi bộ và lan đường dành cho xe đạp.


(Ảnh: Unsplash)

Kênh Corinth

Chiều rộng của kênh vận chuyển hẹp nhất ở Hy Lạp là 25 m. Kênh được bắc qua eo đất Corinth, nối đảo Peloponnese với đất liền. Khoảng 2.500 công nhân đã bắt tay vào xây con kênh này trong gần 10 năm, đi vào hoạt động từ 1893. Có năm cây cầu bắc qua kênh, trong đó ba cây cầu hút khách đến nhảy bungee.


(Ảnh: Travel Professional)

Núi Olympus

Olympus là dãy núi cao nhất Hy Lạp, cũng được mệnh danh là nơi ở của các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Đỉnh núi có tên Mitikas, cao 2919 m so với mặt nước biển. Leo lên “nơi ở của các vị thần Hy Lạp” ngày nay không khó. Các tuyến đường leo có biển chỉ dẫn, trạm nghỉ cho du khách thư giãn và ăn nhẹ.


(Ảnh: Vokrug Sveta)

Đảo Santorini

Những ngôi nhà trắng với mái xanh là dấu ấn đặc trưng của hòn đảo. Đây cũng là hòn đảo duy nhất ở châu Âu có những bãi biển mang ba màu cát khác nhau: trắng, đỏ và đen. Màu sắc này hình thành do đá núi lửa.


(Ảnh: Unsplash)

Trung Nghĩa

(VnExpress /Theo Vokrug Sveta)

Có thể bạn cũng quan tâm

Nghĩ từ đất nước của các vị thần

TỪ KHÓA:Hy Lạp
Bài trước KTS Võ Trọng Nghĩa (VTN Architects) nhận giải thưởng Nhà thiết kế có tầm ảnh hưởng nhất châu Á 2021
Bài tiếp Tạp chí Kiến trúc & Đời sống – 191 (05/2022)
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?