By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

Thử tính toán hệ số phát thải nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021

Ashui.com 25/11/2022
8 phút đọc
SHARE

Lưới điện của mỗi quốc gia đều được cấu thành từ nhiều loại hình phát điện như nhiệt điện (sử dụng than, dầu, khí đốt), thủy điện (sử dụng sức nước), điện hạt nhân (sử dụng năng lượng hạt nhân) và các loại hình năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sóng biển… Nói chung, tất cả các loại điện năng trên đều phát thải khí nhà kính ở các mức độ khác nhau. Trên bình diện quốc tế, để đánh giá mức độ sạch của lưới điện của một quốc gia, người ta đưa ra khái niệm “Hệ số phát thải của lưới điện quốc gia” đo bằng (tấn CO2/MWh điện). Và đương nhiên là, quốc gia nào có hệ số phát thải thấp sẽ là quốc gia văn minh hơn, chí ít cũng là ở khía cạnh sử dụng điện năng và bảo vệ môi trường.


(Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Ở Việt Nam, hệ số phát thải của lưới điện quốc gia sẽ do Cục biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố hàng năm. Thời điểm công bố thông thường vào quý I của năm sau. Tuy nhiên tính đến thời điểm này đã là tháng 12/2022 mà chúng ta vẫn chưa có số liệu của năm 2021 (Bảng 1). Việc chậm gần một năm cũng đã gây ra một số khó khăn cho những đơn vị và cá nhân khi phải tính toán phát thải trong lúc thực hiện kiểm kê năng lượng phát thải theo ISO 14064 hay kiểm toán năng lượng.

Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin “cầm đèn chạy trước ôtô”, là “Thử tính toán hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam 2021” trước khi được cập nhật số liệu chính thức.

Hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam từ 2014 – 2020

Theo dõi bảng 1, chúng ta thấy rằng, từ 2014 trở về trước, hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam khá thấp (0,6612 tấn/MWh). Song, từ 2015 chúng ta đã xây dựng một loạt nhà máy nhiệt điện công suất rất lớn như: Dung Quất, Mông Dương, Phú Mỹ, Sông Hậu, Vĩnh Tân, Vũng Áng 1, 2… nên suốt từ 2015 đến 2018 hệ số này tăng rất nhanh, nghĩa là giai đoạn này đã chuyển sang một kịch bản đáng lo ngại về phát thải. Cần nhớ rằng, Chính phủ đã cảnh báo điều này trong Quy hoạch điện VIII, trong đó chỉ rõ rằng cần hạn chế và tiến tới dừng hẳn việc xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện.

Năm 2019 là năm bắt đầu thời kỳ phát triển mạnh của điện mặt trời và điện gió và cũng chính điều đó đã làm cho hệ số phát thải của lưới điện bắt đầu giảm khá rõ rệt (Xem bảng 1)


Bảng 1. Hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020 (Nguồn itvt GLOBAL Vietnam)

Hệ số phát thải của các loại hình phát điện

Như đã nói, tất cả các loại hình phát điện đều phát thải khí nhà kính ở các mức độ khác nhau, trong đó các nhà máy điện than non có hệ số phát thải lớn nhất và thấp nhất là điện hạt nhân (Bảng 2). Song, ở mỗi loại hình phát điện lại có những kịch bản phát thải khác nhau tùy vào cách sử dụng. Ví dụ cùng với công nghệ điện mặt trời, nhưng điện mặt trời mái nhà sẽ phát thải khí nhà kính ít hơn so với điện mặt trời tập trung (vì điện mặt trời trời tập trung có nguy cơ ngăn chặn phát triển rừng hoặc thảm thực vật), hay cũng ít phát thải hơn so với điện mặt trời trên mặt nước (vì điện mặt trời mặt nước ngăn cản các thực vật thủy sinh)… Một ví dụ khác là, cùng là các nhà máy điện khí nhưng hiệu suất năng lượng có thể dao động từ 40% – 60% tùy vào mức độ lạc hậu hay hiện đại của công nghệ.


Bảng 2. Phát thải của các loại hình phát điện (Nguồn: http://nangluongvietnam.vn, 17/6/2021)

Thử tính toán hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam 2021

Để có số liệu tính toán, chúng tôi đã sử dụng số liệu của Tập đoàn điện lực Việt Nam 2021 (Bảng 3).


Bảng 3. Cơ cấu điện năng tiêu thụ ở Việt Nam 2021

Kết quả tính toán:

Kịch bản trung bình:

Kịch bản cao:

Chú ý và tự đánh giá, phản biện

Chú ý: Trong các tính toán trên, chúng tôi đã coi điện nhập khẩu và nguồn khác có hệ số phát thải khí nhà kính là 800g/kWh tức 0,8 tấn/MWh.

Đánh giá và tự phản biện: Chúng tôi cho rằng, kết quả tính toán sẽ dao động trong khoảng hai kịch bản trung bình và cao, tức là hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021 sẽ nằm trong khoảng 0,626054 tấn/MWh đến 0,832640 tấn/MWh. Độ chính xác của kết quả phụ thuộc chủ quan vào việc đánh giá mức độ phát thải của từng loại hình phát điện trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đây chắc chắn là một kỳ công trong điều tra thực tiễn và tính toán. Chúng tôi kỳ vọng con số đúng là trung bình cộng của hai con số nói trên, nghĩa là hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021 là 0,729347 tấn/MWh. Và nếu sắp tới, kết quả công bố của Nhà nước trùng với con số trên thì chúng ta cùng vui mừng khi hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam đang giảm, báo hiệu tương lai tốt đẹp cho môi trường.

Vì vậy, chúng tôi mong sớm nhận được số liệu công bố chính thức từ Cục Biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để có cơ hội luận bàn về công việc này.

TS. Lê Hải Hưng – Đại học Bách khoa Hà Nội

(Báo Xây dựng)

TỪ KHÓA:lưới điện Việt Nam
Bài trước Đô thị “nén” và chiến lược phát triển theo thời gian tiếp cận
Bài tiếp Jean-Louis Deniot: Bậc thầy tân cổ điển
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
Tin trong nước 22/05/2025
Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?