By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Kỳ vọng các Dự án Luật năm 2024 – “Sức bật mới” thúc đẩy Thủ đô phát triển

Ashui.com 02/01/2024
9 phút đọc
SHARE

Với hàng loạt các cơ chế, chính sách đặc thù, thể hiện sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo ra “sức bật mới” thúc đẩy Thủ đô Hà Nội phát triển…

Nhằm hiện thực hóa yêu cầu mới về phát triển Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đưa ra nhiều quy định mang tính đột phá để tạo cơ hội phát triển xứng tầm cho Hà Nội cũng như góp phần thúc đẩy liên kết và phát triển vùng Thủ đô.


Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đưa ra nhiều quy định mang tính đột phá để tạo cơ hội phát triển xứng tầm cho Hà Nội
(Ảnh minh họa: Quốc Tuấn)

Theo đó, Dự thảo Luật (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua gồm 7 Chương, 59 Điều (tăng 3 Chương, 32 Điều so Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 Điều; sửa đổi, bổ sung 18 Điều; quy định mới 38 Điều).

Nội dung của Dự thảo Luật (sửa đổi) đã thể hiện tính bao trùm, tổng thể của một văn bản pháp lý ở bước ngoặt quan trọng của Thủ đô Hà Nội, như về quy hoạch; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, Dự thảo Luật Thủ đô tăng phân cấp, phân quyền cho UBND TP. Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (tương tự như đang thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh)… hay giao UBND Thành phố thành lập Quỹ Bảo tồn khu vực nội đô lịch sử để huy động nguồn lực cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa khu vực nội đô lịch sử.

Đặc biệt Dự thảo Luật (sửa đổi) cũng đặt ra nhiều vấn đề khi sửa đổi Luật như quy định đột phá về thu hút nguồn lực, đầu tư tài chính, đáp ứng nhu cầu tổ chức chính quyền và phát triển kinh tế của Thủ đô; phát triển giao thông công cộng (TOD), đi cùng với đó là phát triển không gian ngầm, không gian xanh và không gian giao thông và quy định về trọng dụng nhân tài, trong chiến lược phát triển Thủ đô;…

Với hàng loạt các cơ chế, chính sách đặc thù, thể hiện sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo ra “sức bật mới” thúc đẩy Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm là trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia, trái tim của cả nước.


(Ảnh minh họa: Quốc Tuấn)

Nhìn nhận về việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này, TS Nguyễn Ngọc Bích – Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, trong đặc thù rất riêng của Hà Nội, Thủ đô của nhiều nước chỉ là trung tâm chính trị, hoặc có thể là trung tâm văn hóa, nhưng Thủ đô Hà Nội của chúng ta vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm văn hóa. Với Luật Thủ đô lần này chúng ta hay nói là Luật Thủ đô (sửa đổi), nhưng với chuyên môn cá nhân, tôi cho rằng, có thể được nói đây là Luật “mới”. Bởi, có một chế định mà Pháp lệnh Thủ đô 2000 và Luật Thủ đô 2012 chưa đề cập đến, nhưng Dự thảo Luật Thủ đô lần này đã đưa vào, đó là quy định về việc tổ chức chính quyền tại TP. Hà Nội.

Từ đó, TS Bích kỳ vọng, nhiều quy định trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã trình Quốc hội, nếu Quốc hội thông qua, mặc dù nó chỉ là quy định nội dung trong Luật Thủ đô, dành riêng cho Thủ đô Hà Nội, nhưng nếu khi đi vào thực hiện mà có những tác động rất lớn, nó thể làm thay đổi tư duy của Quốc hội, các cấp chính quyền, thay đổi tư duy của người dân nữa thì sẽ trở thành những quy định chung của cả nước…

Còn theo Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội – Lê Trung Hiếu, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là một cơ hội lớn, tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới, vị thế mới không chỉ của cả nước mà còn trong khu vực và thế giới.

Ông Hiếu cho rằng, trong 9 nhóm chính sách quan trọng của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đáng chú ý nhất phải kể đến là nhóm chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; cho phép thực hiện các hình thức khác quy định hiện hành như đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), mô hình giao thông công cộng (TOD)…; quản lý tài sản công và mô hình thử nghiệm có kiểm soát; phân quyền mạnh mẽ về quyết định đầu tư cho Thành phố; các quy định thu hút nhà đầu tư chiến lược và các ưu đãi để thu hút nhà đầu tư…

Đánh giá cao Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các tiếp cận có tính hệ thống nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, TS Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Economica Việt Nam kỳ vọng, các cơ chế, giải pháp chính sách đưa ra trong Luật Thủ đô lần này sẽ thực sự tạo ra các bước chuyển có tính đột phá để đánh thức tiềm năng của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế nhằm xây dựng Thủ đô thành thành phố kết nối toàn cầu, có có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Được biết, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được đưa ra xem xét, lấy ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, dự kiến tiếp tục được đưa ra lấy ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Gia Nguyễn 

(Diễn đàn Doanh nghiệp)

Có thể bạn cũng quan tâm

Triển khai Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống: Tăng tính chủ động trong việc chỉnh trang đô thị

Xác định rõ chính sách đặc thù của Thủ đô

“Cơ hội vàng” phát triển Thủ đô

Đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Dời đại học lấy đất xây chung cư, Hà Nội nghẹt thở cao ốc

TỪ KHÓA:Luật Thủ đô
Bài trước Phát triển Lâm Đồng trở thành “thiên đường xanh”
Bài tiếp Quy hoạch Quảng Trị trở thành trung tâm hậu cần của khu vực Đông Nam Á
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Chính phủ “thúc” các Bộ ra cơ chế đặc thù cho Hà Nội

Ashui.com 13/11/2018
Góc nhìn

Luật Thủ đô bị ‘vô hiệu’ bởi nén chung cư

Ashui.com 20/05/2018
Tin trong nước

Luật Thủ đô bắt đầu có hiệu lực thi hành

Ashui.com 01/07/2013
Góc nhìn

Đời… nhập cư

Ashui.com 25/11/2012
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?