By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Mở rộng không gian văn hóa mới cho đô thị

Ashui.com 29/01/2025
13 phút đọc
SHARE

Thời gian qua, nhiều tuyến phố đi bộ, không gian công cộng mới trên địa bàn Hà Nội đi vào hoạt động, trở thành những không gian văn hóa mới phục vụ người dân, du khách và tăng sức hấp dẫn cho Thủ đô.

 

Những điểm hẹn văn hóa mới

Xuân Ất Tỵ đã gõ cửa mọi nhà, mang theo biết bao niềm vui và kỳ vọng một năm mới bình an, hạnh phúc, gặt hái được nhiều thành công mới. Thư thái tản bộ giữa tiết Xuân mưa lây rây trên phố đi bộ Trần Nhân Tông, bà Đỗ Bảo Tâm (72 tuổi, phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mải mê ngắm những chậu đào phai, đào bích thắm nở, những chậu quất cảnh vàng óng ả cùng các cụm hoa tươi đủ màu rực rỡ khoe sắc.


Du khách tham quan, trải nghiệm tại Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng huyện Mê Linh năm 2024.
(Ảnh: Phạm Hùng)

“Từ ngày quận Hai Bà Trưng xây dựng tuyến phố đi bộ Trần Nhân Tông và cải tạo thắng cảnh hồ Thiền Quang đã thực sự mang lại sự đổi thay lớn cho khu vực này. Những hoạt động văn hóa truyền thống, các gian hàng nặn tò he, gian hàng ẩm thực, đồ thủ công… gợi cho chúng tôi những ký ức rất đẹp về Hà Nội xưa cũ giữa dòng phố xá tập nập, bon chen. Cảnh quan quanh hồ Thiền Quang được cải tạo không chỉ làm phố phường đẹp hơn mà còn làm cho mọi người thấy gần gũi nhau hơn” – bà Đỗ Bảo Tâm chia sẻ.

Dự án đầu tư xây dựng công trình công viên vườn hoa hồ Thiền Quang, quận Hai Bà Trưng có tổng mức đầu tư được duyệt hơn 88,7 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 67,1 tỷ đồng, được khánh thành, đưa vào hoạt động đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), kịp thời đáp ứng nhu cầu không gian sinh hoạt văn hóa, thể thao, rèn luyện sức khỏe của Nhân dân trên địa bàn.

Ở tầm nhìn xa hơn, dự án được kết nối với Công viên Thống Nhất, chùa Quang Hoa, chùa Thiền Quang, chùa Pháp Hoa… để tạo nên một không gian văn hóa, không gian xanh, thân thiện của quận Hai Bà Trưng nói riêng và TP Hà Nội nói chung, góp phần vào việc xây dựng một thành phố Hà Nội “Sáng, xanh, sạch đẹp, văn minh, hiện đại và giàu bản sắc.

Cùng với khu vực phố đi bộ Trần Nhân Tông, cuối năm 2024, Hà Nội còn có thêm không gian đi bộ ven hồ Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Triển khai dự án này, quận Ba Đình đã tiến hành cải tạo tổng thể toàn bộ hạ tầng, cảnh quan trong khu vực như lát đá lòng đường, vỉa hè, đường dạo quanh hồ Ngọc Khánh; trồng thêm cây xanh, bồn hoa.

Đặc biệt, với mong muốn gìn giữ giá trị lịch sử của vùng đất xưa, quận Ba Ðình còn bố trí, lắp dựng những vật kiến trúc, tượng đá, họa tiết gợi nhớ về Giảng Võ đường – khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của các triều đại phong kiến tại Kinh thành Thăng Long xưa. Sau khi khai trương, tuyến phố đi bộ Ngọc Khánh thu hút khá đông người dân và du khách tới tham quan, vui chơi, thư giãn không chỉ bởi diện mạo tươi mới mà còn có nhiều các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc đường phố đặc sắc.

Để người dân được thụ hưởng các giá trị văn hóa

Có thể nói, trong hành trình phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội đặc biệt quan tâm đến cải tạo, tái thiết không gian đô thị để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 12/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh quan điểm tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để người dân thụ hưởng, sáng tạo các giá trị văn hóa.

Quy hoạch đề ra phương hướng phát triển mạng lưới quảng trường, công viên, không gian công cộng phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho người dân và khách du lịch; đồng thời di dời, chuyển đổi công năng trụ sở một số bộ, ngành, cơ sở sản xuất để mở rộng không gian văn hóa sáng tạo, không gian công cộng. Đáng chú ý, Quy hoạch định hướng hình thành không gian văn hóa sông Hồng trên cơ sở xây dựng con đường di sản dọc hai bên sông để tái hiện lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, giới thiệu cảnh quan thiên nhiên từ mọi miền của Tổ quốc.


(Ảnh: Quang Thái /Hà Nội Mới)

Nghiên cứu phát triển các công viên chuyên đề, không gian văn hóa, sáng tạo, nghệ thuật, giải trí và du lịch tại các bãi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế. Hình thành các không gian tổ chức sự kiện văn hóa, nghệ thuật, triển lãm quốc gia và quốc tế theo định hướng mô hình đại lộ – quảng trường trên trục Hồ Tây – Cổ Loa; xây dựng công viên di sản tại không gian văn hóa Cổ Loa.

Cùng với đó, phát triển các không gian văn hóa: khu vực phố cổ, phố nghề kết nối khu vực cầu Long Biên lịch sử; khu vực Hoàng thành Thăng Long kết nối khu trung tâm hành chính, chính trị đặc biệt Ba Đình và khu vực hồ Tây; không gian lịch sử – văn hóa Cổ Loa; không gian văn hóa đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ) kết nối đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh); không gian văn hóa xứ Đoài (thị xã Sơn Tây và vùng phụ cận); không gian văn hóa và danh thắng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức); Thăng Long tứ trấn; không gian văn hóa tại các làng cổ và làng nghề truyền thống…

Theo TS Bùi Văn Tuấn – Viện Hà Nội học và Đào tạo quốc tế, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, trong một thành phố sáng tạo thì không gian công cộng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, trở thành nơi tôn vinh và hỗ trợ các sáng tạo. Điều này có thể thực hiện thông qua các hội chợ văn hóa, phiên chợ nghệ thuật địa phương, hoặc các chương trình hỗ trợ nghệ sĩ và nhà thiết kế phát triển sản phẩm. “Không gian công cộng trở thành nơi hội tụ các sản phẩm sáng tạo, không chỉ là điểm đến văn hóa mà còn là động lực cho phát triển kinh tế sáng tạo địa phương” – TS Bùi Văn Tuấn nói.

Còn theo TS.KTS Phạm Anh Tuấn – Trưởng Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, không gian công cộng là một phần quan trọng của đời sống đô thị hàng ngày và là phòng khách ngoài trời dành cho cư dân TP.

Với chiều dày lịch sử, Hà Nội đang sở hữu một kho tàng không gian công cộng đa dạng và có giá trị văn hóa đặc biệt. Tuy nhiên, trước sức ép của đô thị hóa, nhiều không gian công cộng của Hà Nội đang bị chiếm dụng hay bị lãng quên. Các công viên, vườn hoa bị nhiều loại hình dịch vụ, công trình bủa vây, xâm lấn và hạn chế khả năng tiếp cận; vỉa hè bị chiếm dụng cho mục đích kinh doanh, làm bãi đậu xe…

TS.KTS Phạm Anh Tuấn cho biết thêm, thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống vườn hoa trên địa bàn toàn TP. Tuy nhiên, các giải pháp thiết kế tập trung nhiều vào đường giao thông nội bộ, cứng hóa bờ nước và chỉnh trang hệ thống chiếu sáng nhưng chưa quan tâm tới các yếu tố về cây xanh, nghệ thuật cảnh quan và chưa có sự gắn kết với môi trường cảnh quan khu vực.

Để phát huy hiệu quả và giữ quỹ đất, TP cần coi trọng định hướng phát triển không gian công cộng ở các quy mô khác nhau trong các đồ án quy hoạch, nhất là trong các đồ án quy hoạch chi tiết. Ưu tiên các quỹ đất chuyển đổi, đất xen kẹt cho phát triển không gian công cộng quy mô nhỏ nhằm bảo đảm tiêu chuẩn, đồng thời tối ưu được bán kính phục vụ của các khu vực này trong chiến lược phát triển không gian tổng thể.

“Sự bền vững và phát huy giá trị của các không gian công cộng không chỉ phụ thuộc vào tiện ích công cộng, vật liệu sử dụng mà còn phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm và bảo vệ của chính cộng đồng. Không gian công cộng chỉ thực sự “sống” khi có sự đồng thuận và tham gia của cộng đồng khu vực trong tất cả các giai đoạn từ quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý vận hành.” -TS.KTS Phạm Anh Tuấn – Trưởng Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Cẩm Tú – Thiện Quang

(Kinh tế & Đô thị)

Có thể bạn cũng quan tâm

“Big Brother” của không gian đô thị Hà Nội

Ngoài ngõ

TỪ KHÓA:không gian công cộng Hà Nộikhông gian văn hóa
Bài trước Vật liệu xây dựng lưu trữ carbon: Giải pháp cho biến đổi khí hậu
Bài tiếp “Xanh hóa” giao thông: dòng chảy đầu tư chờ cơ chế khai thông
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?