By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìnQuy hoạch đô thị

Ô nhiễm môi trường, lời giải từ quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Việc quy hoạch khoa học, hợp lý sẽ giúp hạn chế tác động tiêu cực của đô thị hóa, hướng tới một Hà Nội xanh, sạch, đáng sống.

Báo Xây dựng 17/04/2025
8 phút đọc
SHARE
TP Hà Nội có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.

Quy hoạch chưa theo kịp đô thị hóa

Hà Nội đang đối diện với nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do sự phát triển đô thị nhanh chóng và áp lực dân số gia tăng. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa không đi kèm với sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng và quản lý môi trường đã làm gia tăng các loại ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân và sự phát triển bền vững của Thành phố. Trong đó, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm rác thải rắn là những vấn đề nổi cộm.

Theo PGS.TS Lưu Thế Anh, Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyên nhân chính gây ra những thách thức môi trường chủ yếu là do chúng ta chưa thực hiện kiểm kê đầy đủ, kiểm soát hiệu quả các nguồn thải phát sinh trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; đặc biệt là công tác thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh từ sinh hoạt, làng nghề, chăn nuôi, y tế…

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, đặc biệt là hạ tầng thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, trong khi lượng nước thải sinh hoạt ngày một tăng. Việc lập và triển khai quy hoạch phát triển Thủ đô thiếu các giải pháp bảo vệ môi trường khả thi.

Đồng thời, tình trạng phát triển nhanh số lượng phương tiện giao thông cá nhân, trong khi hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên diện rộng.

Trong một báo cáo khoa học mới đây, GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam thống kê, tổng dân số của Hà Nội vào năm 2024 khoảng 10 triệu người (bao gồm thường trú và khách vãng lai). Từ năm 2008-2024, dân số tăng 36,4%; GDP tăng tăng 4,75 lần. Từ năm 2015-2024, số lượng xe máy tăng 27,6% (nay là 7 triệu xe máy); số lượng xe ô tô tăng 2,6 lần (nay là 1,1 triệu ô tô).

“Vì tốc độ đô thị hóa của TP Hà Nội quá nhanh đã tạo ra các nguồn thải ô nhiễm môi trường rất lớn, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên và cũng vượt quá khả năng xử lý nhân tạo”, GS.TS Phạm Ngọc Đăng nhấn mạnh.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cũng cho rằng, một nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đó là vấn đề quy hoạch cây xanh. Trong khu vực nội đô, diện tích cây xanh đang ở mức thấp chỉ khoảng 5m2/người.

Thời gian qua, TP Hà Nội mới chỉ chú trọng cải tạo các công viên cũ, chưa tập trung xây dựng các công viên mới, đặc biệt là công viên cấp Thành phố và khu vực. Chưa có sự giám sát các mô hình phát triển đô thị mới theo quy hoạch; cho nên, tại nhiều khu đô thị mới, khu vực dự kiến dành cho cây xanh nhưng lại sử dụng cho mục đích dịch vụ thương mại.

Cần chú trọng vào việc gia tăng cây xanh đô thị.

Cụ thể hóa những định hướng trong quy hoạch

Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng phê duyệt, xác định các chỉ tiêu tổng quát trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, quy hoạch và đồ án điều chỉnh quy hoạch lần này đã đề ra những chỉ tiêu cụ thể và tổ chức không gian mới. Nhưng, đây mới chỉ là những định hướng lớn, còn tổ chức thực hiện, xây dựng hệ thống quy hoạch chi tiết thì cơ quan quản lý đang trong quá trình nghiên cứu, chưa có đề xuất cụ thể.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm nhắc lại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt năm 2011, Thủ đô Hà Nội được định hướng phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh. Tuy nhiên, những định hướng này vẫn chưa được triển khai hiệu quả.

“Vì vậy, những quy hoạch mới được phê duyệt đã đặt ra những định hướng chung, chúng ta phải sớm cụ thể hóa bằng những quy hoạch phân khu, chi tiết; kiên quyết trong tổ chức thực hiện, lúc đó mới tạo nên một Hà Nội đáng sống, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội”, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Các chuyên gia cũng nhận định, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Trong đó, chính quyền Thành phố với vai trò nòng cốt, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy hoạch đô thị, đảm bảo yếu tố môi trường được tích hợp vào mọi quyết định phát triển hạ tầng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất và xây dựng, từ đó giảm thiểu lượng khí thải, nước thải và rác thải công nghiệp. Cần hợp tác với chính quyền trong các dự án môi trường như hệ thống quan trắc không khí, nước thải và ứng dụng công nghệ số trong quản lý môi trường đô thị.

Người dân cần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng, phân loại rác tại nguồn, tiết kiệm nước và năng lượng. Tham gia tích cực vào các chương trình cộng đồng như “Ngày Chủ nhật xanh”, “Giảm rác thải nhựa”, “Trồng một triệu cây xanh” để góp phần bảo vệ môi trường đô thị.

Tiến Hào

Có thể bạn cũng quan tâm

Tái thiết đô thị Hà Nội: Tạo lập “cơ chế niềm tin” giữa ba bên

“Không gian rừng trong trung tâm”: Cơ hội phát triển đô thị Hà Nội bản sắc – bền vững

Hà Nội đề xuất đưa Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào quí 4-2023

Nén đến đâu thì đủ

Hà Nội: Giải pháp về quy chuẩn, quy hoạch, kiến trúc nội đô

TỪ KHÓA:đô thị Hà Nộiô nhiễm môi trường
NGUỒN:Báo Xây dựng
Bài trước Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bài tiếp TP.HCM dự kiến đầu tư 14.700 tỉ đồng xây 2 dự án nhà xã hội và 7 dự án nhà tái định cư
Ad imageAd image

Mới cập nhật

AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Những quyết sách, định hướng lớn của thủ đô trong năm 2022

Ashui.com 01/01/2022
Tin trong nước

Hà Nội đặt mục tiêu 55 công trình xây dựng đạt danh hiệu sử dụng “năng lượng xanh” năm 2022

Ashui.com 02/12/2021
Tin trong nước

Lãnh đạo Hà Nội nêu 9 nhóm đề xuất, kiến nghị phát triển Thủ đô lên Thủ tướng Chính phủ

Ashui.com 20/07/2021
Phản biện

Chuyên gia kỳ vọng gì ở tân Chủ tịch Hà Nội trong vấn đề quy hoạch đô thị?

Ashui.com 29/09/2020
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?