By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
    Đề xuất giải pháp điều chỉnh quy hoạch siêu đô thị TP.HCM sau sáp nhập
    Báo Xây dựng 25/06/2025
    TP Hồ Chí Minh lập tổ công tác tham mưu về chuyển đổi xanh
    Ashui.com 24/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Bảo tồn nhà cổ, cách nào?

Ashui.com 09/08/2012
9 phút đọc
SHARE

Cùng với đình, đền, chùa, lăng tẩm, nhà cổ cũng là di sản cần được tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị. Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân, công tác bảo tồn nhà cổ hiện nay gặp không ít khó khăn.

Di sản mất dần

Có thể khẳng định rằng, nếu không có những ngôi nhà đá ong thì không có làng cổ Đường Lâm được nhiều người biết đến như hiện nay; nếu không còn những ngôi nhà rường thì thành Huế mộng mơ mất đi một chút đặc sắc; nếu không có những dãy nhà gỗ cổ xếp lớp dày đặc, Hội An rất khó có tên trên bản đồ di sản thế giới… Dù về kiến trúc, vật liệu xây dựng có sự khác nhau song những ngôi nhà cổ ở khắp mọi miền đất nước đều là hiện vật trực tiếp phản ánh khả năng lao động, sáng tạo, trí tưởng tượng, gu thẩm mỹ của các thế hệ đi trước trong quá trình phát triển. Bởi thế, nhà cổ từ lâu đã được coi là một loại hình di sản độc đáo, cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

  • Ảnh bên: Một trong những ngôi nhà có kiến trúc cổ ở làng cổ Đường Lâm (Ảnh: Bảo Lâm)

Đáng tiếc là sự quan tâm bảo tồn nhà cổ mới chỉ “khoanh vùng” trong các làng cổ, phố cổ đã được xếp hạng di tích, số còn lại (chiếm phần lớn) hoặc đang xuống cấp, hoặc bị chủ sở hữu phá đi xây mới. Điển hình cho “phong trào” xây mới là làng Cự Ðà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Nhận được số tiền đền bù không nhỏ từ dự án giải tỏa đất nông nghiệp để làm khu đô thị, 2/3 trong số 100 ngôi nhà cổ với ngói mũi hài, cột gỗ lim ở Cự Đà bị thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng bê tông, cốt thép; dấu ấn thanh bình, yên ả của làng nghề làm miến, làm tương nổi tiếng miền Bắc một thời giờ chỉ còn thấy rõ qua chiếc cổng làng. Tương tự, nhiều năm trước đây Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) được biết đến là làng có nhiều nhà cổ bậc nhất cả nước (hơn 50 nhà), nay số nhà cổ đã vơi hơn nửa. Ngay tại làng cổ Đường Lâm, khi chính quyền địa phương có kế hoạch lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận ngôi làng này là di sản văn hóa thế giới, nhiều hộ dân trong làng có nguyện vọng trả lại danh hiệu di tích quốc gia. Nghe có vẻ lạ, nhưng sự thật đau lòng này bắt nguồn từ việc người dân không muốn sống trong những ngôi nhà cổ thiếu tiện nghi trong khi cuộc sống đang “hiện đại hóa” từng ngày.

Nhà cổ ở Hội An (Quảng Nam) tạo miếng cơm, manh áo cho người dân trên địa bàn, họ mong muốn căn nhà của mình được bảo tồn nhưng lại gặp khó về kinh phí. Ông Võ Đăng Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa TP Hội An cho biết: Từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới đến nay, Hội An có gần 200 nhà cổ được tu bổ, chống xuống cấp nhưng hiện tại vẫn còn hàng chục ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Chung cảnh ngộ, rất nhiều nhà cổ trong khu phố cổ Hà Nội đang “kêu cứu”.

Thực trạng trên cho thấy, nếu không có biện pháp bảo tồn nhà cổ trên phạm vi rộng thì phần lớn nhà cổ ở Việt Nam sẽ chỉ còn là hoài niệm.

Bảo tồn theo hướng nào?

Sự khó bảo tồn nhà cổ nói chung được cho là gắn liền với ý thức và quyền lợi của người dân; việc bảo tồn mang lại lợi ích cho dân thì dễ thực hiện, còn ngược lại, ta dễ thấy kết cục như với Cự Đà, Thổ Hà. Nhận thức rõ nhà cổ đang mất dần, các địa phương có nhiều nhà cổ đã nỗ lực tìm cách giữ vốn cổ. Thành phố Hà Nội có kế hoạch giãn dân khu phố cổ sang các khu đô thị mới, bố trí quỹ đất tái định cư cho khoảng 30 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm. Tỉnh Bạc Liêu hỗ trợ kinh phí cho các chủ nhà tự tiến hành bảo tồn, chống xuống cấp. Bộ VH,TT&DL đã dành hàng trăm tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ các địa phương tu bổ nhà cổ… Tuy nhiên, so với nhu cầu thì sự quan tâm nói trên mới chỉ đáp ứng phần nhỏ và bởi vậy, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính cho rằng, phương án bảo tồn nhà cổ lâu dài là bảo tồn song hành với phát triển. GS Hoàng Đạo Kính lý giải: Nhà cổ nói riêng, phố cổ, làng cổ nói chung nên được coi là di sản đô thị hay di sản kiến trúc nông thôn (bao gồm những di tích, thành phần kiến trúc cũ và mới đang phục vụ cuộc sống hôm nay), chứ không nên coi là di tích vì di tích là đối tượng của bảo tồn nguyên trạng, mọi sự trùng tu nhằm mục đích bảo lưu cái gốc, không thể bị thay thế. Nếu nhìn nhận theo cách này thì nhà cổ, làng cổ, phố cổ được ví như một “cơ thể” đang phát triển, có thể cải tạo đôi chút bên trong cho phù hợp với cuộc sống hiện đại, còn hình hài, vóc dáng thì giữ nguyên.

Hướng tới lợi ích lâu dài, tỉnh Quảng Nam đã tạm ứng ngân sách 7,7 tỷ đồng cho các tập thể, cá nhân trên địa bàn thành phố Hội An vay để tu bổ những nhà có nguy cơ sụp đổ. Ngoài kinh phí hỗ trợ 40-75% tùy theo giá trị bảo tồn, chủ nhà cổ sẽ được vay toàn bộ phần kinh phí mà họ phải đóng góp với lãi suất 0%. Điều kiện ràng buộc là người vay cam kết không được bán, chuyển nhượng nhà cổ trong vòng 10 năm. Hiện nay, đã có 14 chủ nhà ở khu phố cổ Hội An đăng ký vay vốn để thực hiện tu bổ với số tiền là 5,8 tỷ đồng.

Kinh phí eo hẹp là khó khăn lớn để bảo tồn nhà cổ. Vì vậy, việc tạo điều kiện cho người dân vay vốn ưu đãi phục vụ việc tu bổ là cách thiết thực giúp họ lấy di sản nuôi di sản. Kinh nghiệm từ Quảng Nam có thể được ứng dụng rộng rãi một cách phù hợp trong công tác bảo tồn nhà cổ tại nhiều địa phương khác./.

Minh Ngọc

Có thể bạn cũng quan tâm

Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố

[Cà phê Net Zero] Bảo tồn Di sản & Net Zero

Bảo tồn và phát huy bản sắc kiến trúc bản Mường truyền thống theo Luật Kiến trúc

Bảo tồn di sản song hành cùng phát triển kinh tế

Bảo tồn di sản nhìn từ góc độ quy hoạch: Bài học kinh nghiệm từ châu Á

TỪ KHÓA:bảo tồn di sảnbảo tồn nhà cổ
Bài trước TP.HCM: Xây hai dự án khu dân cư quy mô 5.000 người
Bài tiếp Hà Nội tính chuyện cho tư nhân mua lại biệt thự cổ
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

50 CHAIRS: Một triển lãm về 50 cái ghế được thiết kế bởi 50 văn phòng kiến trúc Việt Nam
Kiến trúc sư 29/06/2025
Cần cẩn trọng để đảm bảo chất lượng của hệ thống dữ liệu đất đai sau hợp nhất
Góc nhìn 29/06/2025
Rastoke – ngôi làng giữa những dòng thác ở Croatia
Điểm đến 29/06/2025
Vật tư xây dựng tăng giá, lo giá nhà “nhấp nhỏm” tăng theo
Kinh tế / Pháp luật 29/06/2025
Thị trường nhà ở đang hiện hữu một nguồn cầu khổng lồ
Bất động sản 28/06/2025
Từ quản lý nước mưa đến xanh hóa hạ tầng
Góc nhìn 28/06/2025
Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Tin trong nước 27/06/2025
Cải tạo kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Thái vùng Tây Bắc Việt Nam theo hướng bền vững
Kiến trúc 27/06/2025
TPHCM có thể thu 120.000 tỉ đồng từ quỹ đất dọc các tuyến metro
Kinh tế / Pháp luật 27/06/2025
Hà Nội: Công bố 15 thủ tục mới trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 26/06/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Đối thoại

KTS Phó Đức Tùng: Di sản về bản chất phải là công hữu

Ashui.com 29/04/2022
Góc nhìn

Ứng xử đúng với di sản thể hiện sự văn minh

Ashui.com 04/04/2022
Góc nhìn

Không chỉ chuyện chiếc lư hương

Ashui.com 18/03/2022
Phản biện

Hà Nội cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế – xã hội

Ashui.com 05/12/2021
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?