By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
    Báo Xây dựng 23/05/2025
    Việt Nam – Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
    Tạp chí Xây dựng 23/05/2025
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Chi phí thiết kế chưa đầy 1%, lấy đâu công trình xanh thực chất?

Ashui.com 09/03/2017
10 phút đọc
SHARE

Ông Trần Thành Vũ, chuyên gia vật lý công trình và mô phỏng năng lượng – Chương trình năng lượng sạch Việt Nam, cho rằng với chi phí thiết kế chưa đầy 1%, rất khó để có công trình xanh đúng nghĩa tại Việt Nam.  

Đa phần công trình xanh chỉ là xanh nhãn dán

Theo ông Vũ, tại Việt Nam hiện nay, các công trình xanh thật đa phần đều do nước ngoài thiết kế và có vốn đầu tư nước ngoài còn lại chỉ là xanh nhãn dán! Nhiều chủ đầu tư cứ tự xây dựng rồi bỏ tiền mua chứng chỉ về gắn lên sau khi công trình đã xây xong. 


Đa phần các dự án xanh hiện nay “xanh” không thực chất.
(Ảnh minh họa) 

“Các chứng chỉ xanh của nước ngoài, chẳng hạn của Mỹ, có quy trình giám sát cực kì chặt chẽ. Nó đòi hỏi chủ đầu tư phải lượng hóa được năng lượng tiết kiệm, quy ra chi phí là bao nhiêu thì mới cấp. Việc này được thực hiện bắt buộc thông qua mô phỏng năng lượng. Còn ở Việt Nam, việc giám sát để cấp chứng chỉ xanh không chặt, nhất là khâu triển khai thi công và kiểm soát năng lượng, nhiều trường hợp gần đạt được thì châm chước để cấp với mục tiêu thúc đẩy trào lưu xanh, điều này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. 

Đối với chứng chỉ EDGE, đây là chứng chỉ xanh cho các nước đang phát triển. Phép tính của EDGE khá đơn giản và thực hiện trực tiếp trên giao diện web. Làm như vậy để giảm chi phí thực hiện các phân tích mô phỏng phức tạp với chi phí cao do phải đi thuê chuyên gia nước ngoài. Nhưng cũng nhờ đó mà nâng cao ý thức và mong muốn thực hiện công trình xanh. Đây là cách làm khéo léo trước khi tiến các bước xa hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng công trình, hiện tại nhiều dấu hiệu xanh tích cực đã xuất hiện nhờ giải pháp này”, ông Vũ nói. 

Cũng theo vị chuyên gia này, sở dĩ tại Việt Nam hiện nay rất khó có được công trình xanh thực chất là bởi chủ đầu tư chưa coi trọng phần thiết kế và giá trị thực của nó. Trong khi ở nước ngoài, chi phí thiết kế chiếm tới 10% tổng vốn đầu tư thì đối với công trình có vốn nhà nước tại Việt Nam chi phí này chỉ vỏn vẹn 1% của giá trị xây lắp (loại trừ chi phí thiết bị). Và rất đáng tiếc toàn thị trường đều tham khảo con số này như một dạng tiêu chuẩn về thiết kế phí.

Bên cạnh đó, thời gian làm thủ tục quá lâu cũng là yếu tố khiến việc tiết kiệm năng lượng trở nên xa vời. 

“Thủ tục quá lâu nên chủ đầu tư thường ép thời gian kiến trúc sư. Kiến trúc sư bị ép cả thời gian lẫn mức thiết kế phí tính theo tham khảo của nhà nước, sau đó lại tìm cách ép tiếp xuống kĩ sư kết cấu và kĩ sư cơ điện. Kết cấu và cơ điện bị ép thì không thể có đủ thời gian và nguồn lực để làm tốt. Thành ra muốn tiết kiệm năng lượng, đạt chuẩn xanh nhưng cuối cùng kết quả lại là sự lãng phí vật liệu, thiết bị và chính chủ đầu tư là nạn nhân.

Đấy là cái vòng luẩn quản, tự ép lẫn nhau dẫn đến lãng phí. Lãng phí cho kết cấu là tiền chôn trong đất, lãng phí cho cơ điện là tiền cài trên trần giả trong nhà. Chúng ta đã và đang lãng phí như thế”, ông Vũ phân tích.

Ngoài 2 lý do chủ yếu trên ra, ông Vũ còn dẫn trường hợp khá bi hài, đó là đã hoàn thành thiết kế đúng chuẩn, nhưng cuối cùng chủ đầu tư lại không thực hiện do… thầy bói nói không hợp phong thủy!

Vướng một loạt trở ngại như trên, ông Vũ nhìn nhận khả năng Việt Nam có khu đô thị cân bằng năng lượng là khá mong manh, chẳng khác gì công nghiệp ô tô đang ở trình độ hiện tại mà mơ ước 3 – 5 năm nữa đóng được xe Ferrari 1.000 mã lực.

“Tuy vậy nếu giảm được 75% sử dụng năng lượng của toàn khu độ thị theo cách giải pháp đánh giá của chuyên gia Poul E.Kristense (cố vấn kĩ thuật cấp cao của tổ chức IFC thuộc WB – PV)thì khu đô thi chắc chắn sẽ trở thành điểm sáng lớn trên thị trường bất động sản. Vì Việt nam có 25% điện từ thủy điện, do đó ông Poul cho rằng có thể coi như đây là khu đô thị không phát thải carbon do hoạt động sử dụng năng lượng”, ông Vũ nói. 

Tiết kiệm được 20% năng lượng đã là thành tựu


Nam Cường tham vọng xây dựng Dương Nội thành khu đô thị cân bằng năng lượng đầu tiên tại Việt Nam. (Ảnh minh họa) 

Tập đoàn Nam Cường hiện đang có tham vọng xây dựng dự án Dương Nội trở thành khu đô thị đầu tiên tại Việt Nam đạt đến ngưỡng cân bằng năng lượng, hay còn được gọi bằng cái tên “công trình zero energy”. 

“Zero energy” là tên gọi những công trình có mức sử dụng năng lượng trung bình cả năm bằng 0. Dạng công trình này đòi hỏi sử dụng năng lượng cực nhỏ, đủ để cân bằng với mức năng lượng tự sinh ra do các thiết bị tái tạo năng lượng (mặt trời, gió…). Thậm chí, nếu được thiết kế và vận hành tốt hơn, các công trình này còn có năng lượng tích cực, nghĩa là sản xuất thừa và bán lại cho lưới điện quốc gia.

Tuy nhiên, chia sẻ bên lề hội thảo, ông Trần Như Trung, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường thừa nhận, “công trình zero energy” vẫn chỉ là một mục tiêu hướng tới chứ chưa phải là điều có thể thực hiện được.

“Xây dựng một tòa nhà tiết kiệm được 20% năng lượng đã là thành tựu, đã là một thử thách rất khó khăn cho cả công tác thiết kế, thi công, đầu tư và vận hành chứ không hề đơn giản”, ông Trung nói. 

Do vậy, ông Trung cho biết trước mắt Nam Cường sẽ tập trung lấy bằng được chứng xanh EDGE của IFC cho các dự án Anland, Anland 1, Anland 2… rồi tiến tới lấy chứng chỉ xanh cho toàn bộ sản phẩm thấp tầng.

Theo ông Trung, chi phí để xây dựng một công trình xanh dao động khoảng 2%, có trường hợp lên đến 19%.

“Thực sự chi phí phát sinh phụ thuộc nhiều vào độ thông minh trong thiết kế, sử dụng, lựa chọn vật tư, vật liệu. Không có nghĩa cứ chi trả càng nhiều thì anh sẽ được công trình càng xanh đâu. Trong kinh nghiệm của tôi thì chỉ cần khoảng 2% chi phí phụ trội đã có thể đạt được chứng chỉ công trình xanh”, ông Trung chia sẻ.

Vị Phó tổng giám đốc của Nam Cường cũng nhấn mạnhviệc xanh hóa công trình nhà ở không mang lại lợi nhuận tiền bạc nhiều như người ta tưởng. 

“Tại Việt Nam, tôi tin rằng chứng chỉ xanh mang tính chất tăng nhận thức chung của cộng đồng. Chủ đầu tư nào muốn làm thì phải chấp nhận ra đi từ 2 – 5% chi phí, bởi cái chi phí bổ sung ấy anh không thu lại bằng cách nào cả. Nếu là văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, khi vận hành anh có thể giảm chi phí điện năng tiêu thụ, anh được lợi, nhưng với nhà ở anh chẳng có cách gì cả vì toàn bộ nhà đã chuyển cho người mua, chỉ có người mua được lợi”, ông Trung nói. 

Thụy Khanh
(vietnamfinance.vn) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh

Phát triển công trình xanh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

[Cà phê Net Zero] Xây dựng khu công nghiệp bền vững, hướng tới Net Zero

Chuyên gia Trần Thành Vũ: “Thực chất nỗ lực của chúng ta là sử dụng hiệu quả năng lượng nhưng giảm chi phí đầu tư”

Phát triển công trình xanh – Chuyển động từ chính sách đến hành động thực tiễn

TỪ KHÓA:công trình xanhgreen is qualitykhu đô thị Dương Nộitập đoàn Nam CườngTrần Thành Vũxanh là chất lượng
Bài trước TPHCM tăng cường xử lý vi phạm sử dụng đất
Bài tiếp Thiếu vắng công trình xanh dù quy định đã đầy đủ
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Sau sáp nhập, TP.HCM dự kiến kéo dài tuyến đường sắt đô thị nhằm tạo động lực liên kết
Kinh tế / Pháp luật 23/05/2025
Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
Sự kiện 23/05/2025
Việt Nam – Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận hợp tác thúc đẩy phát triển đô thị bền vững
Tin trong nước 23/05/2025
KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Bất động sản

Cam kết ESG định hình tương lai bền vững

Ashui.com 22/09/2024
Sự kiện

[Cà phê Net Zero] Giải pháp giảm chi phí đầu tư công trình xây dựng để tiến tới Net Zero

Ashui.com 12/08/2024
Năng lượng - Môi trường

Công trình xanh không phải “cuộc chơi” riêng của các nhà phát triển bất động sản

Ashui.com 19/03/2024
Tin trong nước

Tập đoàn Nam Cường kỷ niệm 40 năm thành lập và giới thiệu Khách sạn The Tray Đồ Sơn (Hải Phòng)

Ashui.com 17/03/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?