By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    [Cà phê Net Zero] Quản lý và tái chế chất thải rắn Xây dựng theo mô hình liên kết Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp
    Ashui.com 15/07/2025
    KNC FACADE khởi xướng đối thoại kiến trúc mới với “Touch The Future: Facade or Identity?”
    ConsMedia 14/07/2025
    TPHCM sẽ hoàn tất cải tạo chung cư cũ 10 năm nữa
    KTSG Online 14/07/2025
    Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực Vành đai 1 từ tháng 7/2026
    Ashui.com 13/07/2025
    Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
    Tạp chí Xây dựng 09/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Chuyên gia giải đáp về khả năng chống chịu động đất của các công trình cao tầng

Trận động đất có độ lớn 7,7 ở Myanmar gây ra rung chấn lan rộng khiến dư luận xã hội lo ngại và quan tâm đến khả năng chống chịu ảnh hưởng của các công trình xây dựng cao tầng tại Việt Nam.

TTXVN 04/04/2025
10 phút đọc
SHARE
Cần đánh giá sự ảnh hưởng đến các công trình trọng điểm, công trình xây dựng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Trước đây, Việt Nam chưa có nhiều công trình cao tầng nên cảm nhận động đất không nhiều và không rõ ràng như hiện tại.

Tuy nhiên các công trình cao tầng ngày càng gia tăng cả về số lượng và chiều cao trên toàn quốc. Bởi vậy, trận động đất có độ lớn 7,7 ở Myanmar với thiệt hại nặng nề tại khu vực tâm chấn đồng thời gây ra rung chấn lan rộng khiến dư luận xã hội lo ngại và quan tâm đến khả năng chống chịu ảnh hưởng của các công trình xây dựng cao tầng tại Việt Nam. Nhất là khi tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân phản ánh về những vết nứt, nền gạch bong tróc sau hiện tượng động đất xảy ra ngày 28/3 vừa qua.

Chia sẻ về những băn khoăn, lo lắng này, chuyên gia Q.H cho rằng từ năm 1990, về cơ bản, các công trình xây dựng đã được tính toán về khả năng chống chịu động đất. Còn trước đó, nhà cao tầng chủ yếu là tập thể cũ, phổ biến từ 3-5 tầng, được xây dựng từ “thời bao cấp” chưa được tính toán yếu tố này. Tuy nhiên, Việt Nam không nằm trong “vành đai động đất” nên vấn đề này khi đó cũng không đáng lo ngại mà chủ yếu là phòng ngừa.

Cũng theo chuyên gia Q.H, từ năm 2006, thiết kế công trình chống động đất đã trở thành một trong những yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và người sử dụng, nhất là với khu vực địa chất không ổn định. Cụ thể, năm 2006, Bộ Xây dựng đã ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 375:2006 “Thiết kế công trình chịu động đất” và được chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9386:2012 năm 2012.

Đây là cơ sở cho các chủ đầu tư tính toán kháng chấn cho công trình. Như vậy, hành lang pháp lý và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chống chịu động đất cho các công trình đã tương đối đầy đủ và liên tục được cập nhật. Vấn đề tiếp theo là khâu giám sát thực thi, chuyên gia này khẳng định.

Nhiều khu vực hành lang chung cư Diamond Riverside (quận 8, TPHCM) bị bong tróc, phồng gạch sau dư chấn động đất. (Nguồn: Báo Tin tức)

Dưới góc nhìn cơ quan chuyên môn, Tiến sỹ Lê Minh Long, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, cho biết Bộ Xây dựng đã ban hành và tham mưu ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế và xây dựng công trình chịu động đất nhằm đảm bảo an toàn, độ bền vững và khả năng chống chịu của công trình trước tác động của động đất.

Tại Điều 91, Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã có quy định về việc đảm bảo an toàn công trình. Theo đó, các công trình xây dựng phải được thiết kế và thi công đảm bảo khả năng chịu lực, tính ổn định và tính bền vững trong điều kiện động đất.

Đến năm 2022, Bộ Xây dựng đã ban hành QCVN 02:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng trên cơ sở soát xét QCVN 02:2009/BXD. Quy chuẩn kỹ thuật này quy định số liệu điều kiện tự nhiên áp dụng trong việc lập, thẩm định, phê duyệt các hoạt động xây dựng bao gồm: lập quy hoạch xây dựng; lập dự án đầu tư, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng công trình và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam.

Khi thiết kế công trình chịu động đất, đỉnh gia tốc nền tham chiếu tại địa điểm xây dựng được xác định bằng một trong hai cách. Hoặc theo bảng phân vùng đỉnh gia tốc nền tham chiếu theo địa danh hành chính; hoặc khi cần chính xác hơn theo Bản đồ phân vùng đỉnh gia tốc nền tham chiếu lãnh thổ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 (được lưu trữ tại Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Việt Nam nằm cách xa vùng địa chất bị đứt gãy bởi dãy động đất nên thực tế không thường xuyên xảy ra những trận động đất lớn, nhất là ở các khu đô thị đông đúc nhà cao tầng như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về vấn đề này vẫn phải chấp hành nghiêm theo đúng quy định. Khi xây dựng, các công trình phải được khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đảm bảo được chất lượng, độ bền vững; đảm bảo an toàn cho người, góp phần bảo vệ tài sản và giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp xảy ra động đất, ông Long cho hay.

Nhiều chuyên gia cho rằng nguy cơ chống chọi của các tòa nhà nếu động đất xảy ra còn phụ thuộc vào từng khu vực địa chất hoặc chất lượng công trình như quá trình thi công có đảm bảo đúng chất lượng, đúng, đủ vật liệu như thiết kế hay không. Bên cạnh đó, phải xem xét đến yếu tố công trình bởi công trình càng cao càng dễ cảm nhận được “rung lắc” khi xảy ra động đất. Bởi vậy, tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – nơi tập trung nhiều công trình cao tầng thì những rung chấn từ vụ động đất vừa qua được người dân cảm nhận rất rõ.

Hiện Việt Nam đã có tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn cho công trình; trong đó đã xây dựng bản đồ nguy hiểm động đất với các giá trị gia tốc nền cho cả nước. Theo đó, tất cả các công trình đều phải được thiết kế chống chịu được động đất theo tiêu chuẩn này.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Xuân Anh, Phó Viện trưởng Viện Các Khoa học Trái đất thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, việc đảm bảo khả năng kháng chấn của các công trình là rất quan trọng; cần đánh giá rủi ro động đất, thích ứng từ khâu đổ móng, xây nhà…

Đơn cử như ở Hà Nội có nhiều khu nhà chung cư, tập thể đã xuống cấp, kết cấu yếu cần có đánh giá rủi ro về động đất. Bởi khi công trình yếu, không đảm bảo kháng chấn sẽ rất nguy hiểm. Do đó, cơ quan chức năng cần đánh giá định kỳ để có phương án hoặc gia cố, hoặc phá bỏ nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.

Không chủ quan, thực hiện các kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ về chất lượng kháng chấn của công trình là cần thiết theo quy chế phòng chống động đất của Chính phủ; trong đó, vai trò của chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành liên quan chịu trách nhiệm rất quan trọng, ông Xuân Anh phân tích.

Còn đối với các công trình cao tầng, nên lắp đặt các máy đo rung chấn để đánh giá mức độ và sức ảnh hưởng. Hiện việc đánh giá ảnh hưởng đến công trình chủ yếu do người ghi nhận bằng cảm quan. Còn các thiết bị quan trắc sẽ cho phép xác định chính xác mức độ rung lắc. Từ những số liệu đó đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo phù hợp cho người dân./.

Thu Hằng

Có thể bạn cũng quan tâm

Nhật Bản nỗ lực tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng của thảm họa kép

Hệ thống cảnh báo sớm động đất bằng trí tuệ nhân tạo

Sự biến dạng của thành phố ở Indonesia sau thảm họa động đất, sóng thần

Trung Quốc xây hệ thống cảnh báo động đất sớm ở Tứ Xuyên

Động đất 6,7 độ ​Richter ở Đài Loan làm nhiều tòa nhà đổ sụp

TỪ KHÓA:công trình chống động đấtđộng đất
NGUỒN:VietnamPlus
Bài trước Điều chỉnh quy hoạch đưa Ninh Bình thành đô thị di sản thiên niên kỷ
Bài tiếp Các doanh nghiệp Xây dựng đang bước vào giai đoạn “tái sinh”
Ad imageAd image

Mới cập nhật

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?
Nhìn ra thế giới 15/07/2025
Bất động sản nửa đầu năm: chính sách ‘kéo’ thị trường
Bất động sản 15/07/2025
[Cà phê Net Zero] Quản lý và tái chế chất thải rắn Xây dựng theo mô hình liên kết Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp
Sự kiện 15/07/2025
An Cường công bố Oak Wood Collection | 5IN1 Solution
Trang trí nội thất 14/07/2025
KNC FACADE khởi xướng đối thoại kiến trúc mới với “Touch The Future: Facade or Identity?”
Sự kiện 14/07/2025
Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện giao thông đường bộ
Năng lượng - Môi trường 14/07/2025
Luật Đường sắt 2025: “Bật đèn xanh” cho mô hình đô thị TOD gắn với giao thông công cộng
Kinh tế / Pháp luật 14/07/2025
TPHCM sẽ hoàn tất cải tạo chung cư cũ 10 năm nữa
Tin trong nước 14/07/2025
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực Vành đai 1 từ tháng 7/2026
Tin trong nước 13/07/2025
Mỹ học và vật liệu mới – Sự kết hợp tạo nên kiến trúc nhà ga đường sắt đô thị: Nghiên cứu trường hợp ga ngầm Ba Son
Kiến trúc 13/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Nỗi lo chung cư cũ nếu động đất xảy ra

Ashui.com 30/09/2015
Nhìn ra thế giới

Quan điểm mới về các trận động đất do con người gây ra

Ashui.com 17/05/2015
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?