By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
    Ashui.com 15/05/2025
    Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
    Ashui.com 15/05/2025
    Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
    Tạp chí Xây dựng 14/05/2025
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Quy hoạch đô thị

Chuyện thu hồi đất làm đường ở Đà Nẵng

Ashui.com 24/02/2021
9 phút đọc
SHARE

Các lô đất dưới 40 m2 được thu hồi để xử lý theo quy hoạch. Với cách làm này, Đà Nẵng mở rộng được các tuyến đường và hạn chế tồn tại những ngôi nhà siêu mỏng.

Hơn 20 năm trước, TP Đà Nẵng có chưa đến 100 con đường nhưng đến nay đã phát triển hơn 1.000 tuyến phố lớn, nhỏ. Địa phương này cũng có rất ít ngôi nhà siêu mỏng như ở TP.HCM, Hà Nội.

Kiến trúc sư Nguyễn Cửu Loan, Phó chủ tịch thường trực, kiêm Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng, cho rằng TP này có được bộ mặt đô thị như hiện nay là do thế hệ lãnh đạo Đà Nẵng trước đây có tầm nhìn dài hạn về quy hoạch và sự đồng thuận cao của người dân.

Hơn 1.000 tuyến đường

Đà Nẵng đã đạt hiệu quả từ chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm với chiến lược hạ tầng đi trước, dự án theo sau.
-KTS Nguyễn Cửu Loan

Nhắc lại chuyện Đà Nẵng giai đoạn năm 1975, ông Loan cho biết thời điểm đó phía đông TP như “bãi chiến trường”.

Lúc đó, địa phương này chỉ có 36 con đường. Sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (năm 1997), TP Đà Nẵng có chưa đến 100 con đường, chủ yếu ở quận Hải Châu và một phần ở Thanh Khê.

Để phát triển thành phố, lãnh đạo Đà Nẵng liên tục thực hiện chính sách giải tỏa để xây dựng các con đường nối dài từ đông qua tây và từ phía nam lên phía bắc theo hướng hiện đại, văn minh.

“Nhờ tầm nhìn dài hạn nên địa phương đã có hơn 1.000 con đường, phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế, xã hội. Qua mỗi chặng đường phát triển, tầm vóc về một đô thị lớn ở miền Trung – Tây Nguyên và khu vực được định hình”, kiến trúc sư Nguyễn Cửu Loan nói.

Đà Nẵng liên tục mở rộng, xây mới nhiều tuyến đường nhưng tồn tại rất ít ngôi nhà siêu mỏng như Hà Nội và TP.HCM.

Để làm được điều đó, Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng kể thành phố chủ trương khi giải tỏa mở đường kết hợp với thu hồi đất hai bên để sắp xếp lại đô thị đồng bộ. Nhà cửa phải được xây dựng mới theo quy hoạch trên các lô đất có diện tích trung bình 80-100 m2.

Các lô đất dưới 40 m2 được thu hồi để xử lý theo quy hoạch (mở đường nội bộ cho khu dân cư phía sau, ghép thửa…). Với cách làm này, Đà Nẵng mở rộng được các tuyến đường và cũng hạn chế tồn tại những ngôi nhà siêu mỏng.

Đại diện Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng cho biết quan điểm xuyên suốt của lãnh đạo TP là không để xảy ra tình trạng sau khi mở đường vẫn thừa ra những mảnh đất “xiên, xẹo”.

Việc thu hồi đất có diện tích nhỏ được xác định ngay từ đầu chứ không phải làm tới đâu hay tới đó. Các mảnh đất quá nhỏ được Nhà nước thu hồi và hỗ trợ đền bù theo quy định.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng cho biết vấn đề quan trọng là quy hoạch và quản lý phải đồng bộ, hài hòa, đáp ứng yêu cầu về không gian đô thị.


Đường Phạm Văn Đồng nối từ cầu sông Hàn ra công viên Biển Đông.
(Ảnh: Đoàn Nguyên)

Người dân đồng thuận

Đà Nẵng nhận được sự đồng thuận từ nhân dân, góp phần làm thay đổi hình ảnh thành phố.
-KTS Nguyễn Cửu Loan

Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng cho biết trong quá trình đô thị hóa, chính quyền thành phố giải thích thấu tình đạt lý nên đa số người dân đồng thuận chủ trương, nhường đất để chính quyền mở rộng đường, chỉnh trang đô thị.

“10 năm trước, tuyến đường Trần Cao Vân chỉ có một làn xe. Nhờ chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm nên con đường này đã được mở rộng lên khoảng 15 m”, ông Loan kể.

Theo ông Loan, bí quyết làm nên thành công của Đà Nẵng là thực hiện đồng bộ chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm với chiến lược “hạ tầng đi trước, dự án theo sau”.

Lãnh đạo Đà Nẵng đã đến tận nhà dân, vận động những hộ ở mặt tiền hiến một phần diện tích đất để mở rộng đường. Theo đó, khi hiến một phần diện tích đất, ngoài việc được nhận khoản tiền hỗ trợ thỏa đáng thì người dân cũng được ưu tiên mua lại những phần đất gần đó khi thành phố có chủ trương đấu giá.

Khi mở rộng tuyến đường Quang Trung, Lê Duẩn, Điện Biên Phủ… chính quyền thành phố đã thu hồi một phần diện tích đất rồi sau đó bán đấu giá.

Đối với chủ trương này, chính quyền Đà Nẵng ưu tiên cho người dân được mua lại những vị trí gần nhà. Nếu những hộ này không có điều kiện mua lại, thành phố sẽ cấp đổi 2-3 lô đất (tùy trường hợp) ở nơi tái định cư.

Theo ông Loan, với cách làm trên, chính quyền và người dân cùng có lợi. Cụ thể, những hộ hiến đất có được một khoản tiền do Nhà nước hỗ trợ để sửa sang nhà cửa đẹp hơn.

Hoặc khi đến nơi tái định cư mới, người dân cũng có thể bán đi một lô đất để lấy tiền xây nhà khang trang hơn so với nơi ở cũ. Thành phố cũng có thêm quỹ đất để mở tuyến đường rộng rãi hơn.

“Chính quyền Đà Nẵng đã có những cách làm như trên nên tạo ra nhiều tuyến đường đẹp”, ông Loan nói.

Trao đổi với Zing, luật sư Trần Hùng (Đà Nẵng) nói những năm sau khi Đà Nẵng tách khỏi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (năm 1997), Luật Đất đai, Luật Đấu giá chưa hoàn thiện như bây giờ nên chưa cơ quan có thẩm quyền nào khẳng định chính quyền Đà Nẵng (lúc đó) thực hiện chủ trương trên đúng hay sai.

“Theo tôi, bây giờ không nên ‘soi’ vấn đề này sai hay đúng. Nếu các địa phương khác muốn thu hồi, đấu giá đất để làm đường thì phải căn cứ các quy định của luật hiện hành để thực hiện, trên cơ sở lấy quyền lợi của người dân làm trung tâm để mang lại hiệu quả trong việc giải phóng mặt bằng, chỉnh trang đô thị với tiêu chí đại đa số người dân có lợi”, luật sư Hùng nói.

Đoàn Nguyên

(Zing.vn)

Có thể bạn cũng quan tâm

Phê duyệt quy hoạch cảng biển Đà Nẵng với tổng mức đầu tư khoảng 23.000 tỉ đồng

Đà Nẵng: Quản lý đô thị bằng công nghệ số

Tạo sức bật mới để Đà Nẵng phát triển

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030

Phân cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị cho UBND TP Đà Nẵng

TỪ KHÓA:đô thị Đà Nẵngquy hoạch Đà nẵngthu hồi đất làm đường
Bài trước Lo ngại “bong bóng xanh” khi tiền ồ ạt chảy vào cổ phiếu năng lượng tái tạo
Bài tiếp GE in deal to build first wind farm in Lam Dong
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Tháp Senna – tòa nhà dân cư cao nhất thế giới
Tin thế giới 15/05/2025
Kinh tế Việt Nam trước nhịp mới: Cơ hội và thách thức cho khu công nghiệp sinh thái
Bất động sản 15/05/2025
Hà Nội duyệt 148 khu đất thí điểm làm nhà ở thương mại qua thỏa thuận
Kinh tế / Pháp luật 15/05/2025
Saudi Arabia ứng dụng AI điều tiết, xử phạt giao thông
Nhìn ra thế giới 14/05/2025
Triển khai dự án khai thác quỹ đất tại các ga đường sắt theo mô hình TOD
Tin trong nước 14/05/2025
Vốn FDI vào bất động sản đạt gần 2,4 tỉ đô la Mỹ trong quí 1-2025
Bất động sản 14/05/2025
KTS Trần Thị Ngụ Ngôn nhận giải thưởng DIVIA AWARD 2025 tôn vinh những thành tựu của nữ kiến trúc sư
Kiến trúc sư 13/05/2025
An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Thủ tướng chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết 136 của Quốc hội về thành phố Đà Nẵng

Ashui.com 01/09/2024
Góc nhìn

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: còn rất nhiều việc phải làm

Ashui.com 14/08/2024
Góc nhìn

Hình hài Khu thương mại tự do Đà Nẵng vừa được Quốc hội thông qua

Ashui.com 27/06/2024
Tin trong nước

Đà Nẵng: Sẽ phát triển nhiều bến du thuyền và các dịch vụ liên quan

Ashui.com 31/05/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?