By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
    Đề xuất giải pháp điều chỉnh quy hoạch siêu đô thị TP.HCM sau sáp nhập
    Báo Xây dựng 25/06/2025
    TP Hồ Chí Minh lập tổ công tác tham mưu về chuyển đổi xanh
    Ashui.com 24/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Nhìn ra thế giới

Điều ngang trái ở Kuwait

Ashui.com 23/02/2022
9 phút đọc
SHARE

Kuwait là đô thị giàu có và hiện đại bậc nhất ở Trung Đông. Trong 30 năm qua, thành phố này nổi lên thành một “hiện tượng” của thế giới về độ giàu có. Thế nhưng, nơi đây cũng được người ta biết đến “người giàu cũng khóc”.

Vì sao vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

Nơi nóng nhất hành tinh

Sự nóng lên toàn cầu đang dần phá vỡ các kỷ lục nhiệt độ trên toàn thế giới, nhưng với Kuwait, một trong những quốc gia nóng nhất hành tinh và điều này mang lại nhiều đau khổ cho người dân cũng như cho những gì đang diễn ra tại Kuwait.

Nhiệt độ tăng vượt tầm kiểm soát. Theo ghi nhận, năm 2021, lần đầu tiên con số đó đã chạm ngưỡng 50oC vào tháng 6. Theo tính toán của Cục Bảo vệ Môi sinh Mỹ EPA, từ năm 2071 đến năm 2100, một số nơi của Kuwait có thể tăng 4,5oC so với mức trung bình trong lịch sử. Điều này sẽ khiến cho người dân cũng như động vật ở đó vô cùng gian nan, thậm chí khó có thể sống được.

Khi nhiệt độ tăng cao đến mức như thế, sẽ khó có thể tìm thấy bóng râm hoặc nước uống cho động vật, cụ thể là chim sẽ có thể bị chết khô hàng loạt. Người ta dựng lên thảm cảnh là các phòng khám thú y quá tải, khi những chú mèo được người dân đưa đến trong tình trạng kiệt sức vì sốc nhiệt và mất nước. Ngay cả những con cáo hoang cũng phải bỏ đi nơi khác.

Thiếu sự cam kết của Chính phủ

Không giống như nhiều quốc gia cũng gặp phải vấn đề về sự nóng lên của trái đất, Kuwait không thiếu nguồn lực tài chính để đối phó với thảm họa báo trước, bởi Kuwait là nơi có quỹ đầu tư quốc gia lớn thứ ba trên thế giới và chỉ có hơn 4,5 triệu dân. Nước này không thiếu các nguồn lực để cắt giảm khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thế nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, không có hành động chính trị thích đáng. Chính phủ nước này dường như thiếu sự cam kết với những chương trình hành động cụ thể.

Nhiều nước láng giềng của Kuwait đã cam kết hành động để thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng người ta chưa nhìn thấy sự nỗ lực của Chính phủ. Năm 2021, Saudi Arabia tuyên bố sẽ đặt mục tiêu Net-Zero vào năm 2060, còn với các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) là năm 2050. Cả hai nước này đều tuyên bố nghiên cứu để đa dạng hóa nền kinh tế, đầu tư vào năng lượng tái tạo và năng lượng sạch.

Trong khi đó, Kuwait chỉ cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh COP26 là sẽ giảm phát thải khí nhà kính 7,4% vào năm 2035. Đây là một mục tiêu thấp hơn nhiều so với mức giảm 45% để đáp ứng mục tiêu dài hạn của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu xuống 1,5oC vào năm 2030. Chính phủ không có sự cam kết mạnh mẽ, vì vậy không có giải pháp thích ứng.

Thiếu giáo dục cộng đồng

Kuwait có lượng khí thải carbon dioxide trên đầu người cao nhất thế giới, bởi việc cấm ôtô ở đây là bất khả thi khi xăng của họ có giá rẻ hơn Coca Cola và người ta ưu chuộng dùng phương tiện cá nhân.

Trong một cuộc khảo sát cộng đồng, tất cả người trên 50 tuổi đều phản đối kế hoạch xây dựng một mạng lưới tàu điện ngầm giống như ở Riyadh và Dubai. Và khu vực tư nhân coi ứng phó với biến đổi khí hậu là việc của Chính phủ. Thiếu giáo dục cộng đồng về nhận thức tầm quan trọng của giảm thiếu carbon dioxin.

Hầu hết người dân Kuwait và những người giàu ít bị ảnh hưởng của tác động nhiệt độ cao. Họ có tài chính nên đủ khả năng chi trả cho những thiết bị hiện đại. Những ngôi nhà, trung tâm mua sắm và xe hơi đều được trang bị điều hòa, và những người dư dả thường dành mùa hè ở châu Âu.

Chỉ có những người nghèo thì thấy tồi tệ vì thu nhập thấp không đủ chi trả cho những công nghệ tiên tiến phục vụ cho mục đích cá nhân. Mặc dù, Chính phủ cấm làm việc ngoài trời vào giờ cao điểm buổi chiều trong những tháng hè oi ả, song người dân nghèo vẫn phải bán lao ra đường để kiếm sống. Vì vậy, đã nghèo lại còn khổ, dẫn đến tình trạng bệnh tật gia tăng, sức khỏe yếu kém từ những hậu quả của nắng nóng kéo dài.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Science Direct chỉ rõ, trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, số người chết tăng gấp đôi, nhưng con số này lại tăng gấp ba đối với những người đàn ông lao động không phải là người Kuwait.

Tất cả những điều trên được xem là thiếu giáo dục dành cho cộng đồng, kể cả cộng đồng giàu có. Họ không có đủ nhận thức hoặc chưa có đủ lòng nhân ái để nhận ra tác hại của việc giảm thiếu carbon dioxin và vì vậy thiếu cam kết chung tay giảm thiếu.

Không hành động ngay, hậu họa khó lường

Cho đến nay, kế hoạch sản xuất 15% điện năng của Kuwait từ các nguồn tái tạo vào năm 2030, từ mức tối đa 1% có rất ít kết quả. Nguồn dầu Kuwait dồi dào đến mức đủ đốt cháy để tạo ra điện, cung cấp nhiên liệu cho 2 triệu chiếc ôtô, góp phần gây ô nhiễm không khí.

Theo các chuyên gia của chương trình thay đổi khí hậu và môi trường tại Đại học Beirut, nếu không hành động từ bây giờ, sẽ có nhiều hậu họa khó lường gây ra cho quốc gia này. Người ta vạch rõ, việc cần phải làm, trong đó bao gồm: Kế hoạch làm cho các thành phố trở nên xanh hơn và các tòa nhà tiêu thụ ít năng lượng hơn; tập trung giải quyết vấn đề giao thông, một nguyên nhân hàng đầu gây ra khí thải CO2.

Tuy nhiên, đó chỉ là kế hoạch mà các chuyên gia lo lắng tự vạch ra. Còn kế hoạch và chương trình cụ thể thì vẫn còn nằm đâu đó và chưa được Chính phủ quan tâm thỏa đáng. Đó là nghịch lý ở một quốc gia giàu có bậc nhất thế giới làm nhiều quốc gia ái ngại.

Khánh Phương

(Báo Xây dựng)

Có thể bạn cũng quan tâm

Kuwait tìm kiếm nhà đầu tư cho các dự án trị giá 36 tỷ USD

TỪ KHÓA:Kuwait
Bài trước Thủ đô mới của Indonesia cấm xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch
Bài tiếp Giải pháp nào cho TP.HCM khi đấu giá lại đất Thủ Thiêm?
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Từ quản lý nước mưa đến xanh hóa hạ tầng
Góc nhìn 28/06/2025
Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Tin trong nước 27/06/2025
Cải tạo kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Thái vùng Tây Bắc Việt Nam theo hướng bền vững
Kiến trúc 27/06/2025
TPHCM có thể thu 120.000 tỉ đồng từ quỹ đất dọc các tuyến metro
Kinh tế / Pháp luật 27/06/2025
Hà Nội: Công bố 15 thủ tục mới trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 26/06/2025
Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh và giảm phát thải trong GTVT: Từ nhiệm vụ đến hành động
Góc nhìn 26/06/2025
TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
Tin trong nước 26/06/2025
Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
Tin trong nước 25/06/2025
Kinh nghiệm thiết kế FEED từ dự án Đường sắt tốc độ cao Malaysia – Singapore
Nhìn ra thế giới 25/06/2025
Tầm nhìn quy hoạch và động lực phát triển kinh tế “siêu đô thị” TPHCM
Đối thoại 25/06/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?