By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
    Công bố thành lập Hội Gỗ xây dựng TPHCM (SAWA)
    Ashui.com 26/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Hoàng thành Thăng Long: Cha chung không ai khóc!

Ashui.com 28/07/2014
9 phút đọc
SHARE

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, khả năng UNESCO khuyến nghị cảnh báo đối với khu di sản Hoàng thành Thăng Long trong kỳ họp tới đây tại Đức là rất cao.

 

Đã báo cáo với UNESCO thế giới

Là đại diện của Việt Nam tại Ủy ban Di sản thế giới (DSTG) UNESCO, PGS-TS Đặng Văn Bài vô cùng sững sờ trước hiện trạng bảo tồn của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Tuy nhiên, ông Bài đã từ chối khéo không dự đoán về phản ứng của UNESCO khi biết thông tin hiện trạng ngập ngụa, cỏ mọc, bị xâm lấn, tầng văn hóa bị ảnh hưởng này. Điều duy nhất ông chia sẻ là: “Phải sửa ngay theo kiến nghị của các nhà khoa học thôi”. 

Theo quy chế của UNESCO, cứ 2 năm đều phải có một báo cáo hiện trạng của di sản. Tuy nhiên, trong trường hợp “khẩn cấp” hoàng thành bị ảnh hưởng như hiện nay, Văn phòng UNESCO Hà Nội đã gửi báo cáo về Ủy ban DSTG từ tuần trước. Trong đó, UNESCO Hà Nội có nêu rõ thực trạng của di sản được phản ánh qua truyền thông.

Ngày 25/7, một công văn khẩn cũng được Ủy ban Quốc gia UNESCO của VN gửi tới Bộ Xây dựng, Bộ VH-TT-DL và UBND TP.Hà Nội. Công văn do Chủ tịch Ủy ban – Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn ký.

Trong đó, ủy ban đề nghị các đơn vị trên báo cáo Thủ tướng, đồng thời cho kiểm tra, đánh giá và sớm khắc phục hậu quả do những vi phạm gây ra đối với khu di sản. Ủy ban cũng đề nghị các bên tuân thủ nghiêm ngặt luật Di sản văn hóa và công ước của UNESCO về bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới. Đồng thời, ủy ban cũng đề nghị các bên lưu ý đến các khuyến nghị của Ủy ban DSTG đối với khu di sản này.

Công văn cũng nhấn mạnh Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã báo cáo Trung tâm DSTG UNESCO tại Paris về những vi phạm hiện nay đối với khu di sản trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Vì thế ủy ban lưu ý nếu không sớm khắc phục hậu quả, nhiều khả năng Trung tâm DSTG UNESCO cử đoàn chuyên gia quốc tế đánh giá những vi phạm tại chỗ. Nguy cơ UNESCO đưa ra khuyến nghị cảnh báo đối với khu di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội tại kỳ họp lần thứ 39 của Ủy ban DSTG ở Đức (tháng 7/2015) là rất cao. “Việc này, nếu xảy ra, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của VN tại tổ chức UNESCO cũng như tại Ủy ban DSTG mà VN hiện là thành viên”, công văn do ông Sơn ký nhấn mạnh. 


Hoàng thành Thăng Long đang bị tổn thương (Ảnh: CTV cung cấp) 

Thói quen xấu hành chính hóa bảo tồn 

Chưa biết việc “thổi còi” của UNESCO với Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra cụ thể như thế nào, nhưng có một việc chúng ta cần làm ngay là nhìn lại cách bảo tồn của mình. Hiện tại, theo một chuyên gia, việc bảo tồn tại đây đang được thực hiện theo cách “hành chính hóa”. Nghĩa là mỗi một khu vực liên quan lại được chia cho các đơn vị khác nhau chịu trách nhiệm. Chỗ này là Viện Hàn lâm KHXH quản lý, chỗ kia là Bộ Xây dựng. Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long là đơn vị quản lý hoàng thành, nhưng khi di sản sang dự án thì trung tâm tự dưng không còn vai trò gì nữa. “Thế là chết rồi. Về logic quản lý và chuyên môn đều sai. Như thế là hành chính hóa bảo tồn”, chuyên gia này cho biết.

TS Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản, cho biết tuần tới sẽ có một cuộc gặp để Bộ Xây dựng báo cáo về hiện trạng diện tích họ đang quản lý tại Hoàng thành Thăng Long. 

Một nguồn tin khác cho biết hiện các nhà khoa học – đại diện các hội đã gửi kiến nghị về tình trạng di sản gồm Hội Khoa học lịch sử, Hội Khảo cổ, Hội Di sản – đều không được mời tham dự cuộc gặp này. 

Về việc này, khi được hỏi ý kiến, KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, cho rằng đáng lý ra Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long cần phải được quản lý di sản, dù di sản đó đang nằm trong tay ai. Chẳng hạn, khi giao mặt bằng cho xây dựng thì trung tâm này vẫn phải được quyền quản lý, giám sát. Trên thực tế, theo các nhà khoa học, Hà Nội đã không thực hiện được điều này.

Việc quản lý kiểu hành chính hóa này còn dẫn đến một hậu quả khác là di sản không được chăm sóc theo đúng cách nó cần. Bởi di sản cần được chăm sóc theo chuyên môn sâu. Nhà khảo cổ nghiên cứu khảo cổ học. Người nghiên cứu vật liệu sẽ giúp bảo tồn vật liệu. Người nghiên cứu vi sinh sẽ nghiên cứu cách chống nấm mốc. Những nhà chuyên môn này sẽ bảo đảm cho di sản được khỏe mạnh từ răng đến tóc, bất chấp nhà quản lý về hành chính của nó là ai. “Nó giống như đứa con tòa chưa phân định bố hay mẹ nuôi, nhưng khi nó ốm người chữa bệnh vẫn phải là bác sĩ”, ông Vinh nói.

Một chuyên gia di sản quốc tế cũng cho biết, ở VN có một thực tế là người ta hay tách bạch việc của khảo cổ học và việc của người làm trùng tu, bảo tồn. Đây cũng là một trong nhiều lý do khiến Văn phòng UNESCO Hà Nội đã tổ chức một quy trình trùng tu khép kín, trọn vẹn tại di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Tại đó, trước khi trùng tu phải nghiên cứu khảo cổ để việc đào bới ít làm tổn thương di sản bị chôn vùi nhất. Kết quả nghiên cứu cũng là đầu vào cho trùng tu. Các nghiên cứu vật liệu sẽ giúp tái tạo lại gạch, chất kết dính…

Chính vì thế, trong tương lai, Hà Nội có lẽ cũng cần xem lại cơ chế quản lý và cơ chế bảo tồn tại Hoàng thành Thăng Long. Bởi việc bảo tồn nếu không được thực hiện đúng nguyên lý, đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. 

Trinh Nguyễn (Thanh Niên) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ đồng phục dựng điện Kính Thiên

Phục dựng điện Kính Thiên-Hoàng thành Thăng Long: Giấc mơ không còn xa

Phát hiện làm thay đổi nhận thức về Đoan Môn-Hoàng thành Thăng Long

Thủ tướng phê duyệt dự án bảo tồn nhà Cục tác chiến và Hoàng thành Thăng Long

Công bố quy hoạch chi tiết Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long

TỪ KHÓA:Hoàng thành Thăng Long
Bài trước Phong trào Saemaulundong và mô hình làng mới ở Hàn Quốc
Bài tiếp AkzoNobel đồng hành cùng chiến dịch Mùa Hè Xanh 2014 của trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Góc nhìn 07/05/2025
Công trình công – quản trị tư
Phản biện 07/05/2025
Cơ chế nào huy động hơn 5,5 triệu tỷ đồng đầu tư mạng lưới đường sắt quốc gia, đô thị?
Kinh tế / Pháp luật 06/05/2025
Expo 2025 Osaka: Kiến trúc tuần hoàn từ Japan Pavilion
Kiến trúc 06/05/2025
Hà Nội: Tăng tốc thực hiện nhiều dự án hạ tầng trọng điểm
Kinh tế / Pháp luật 06/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin trong nước

Nhận diện kiến trúc Việt Nam thời Lý – Trần qua tư liệu khảo cổ và sử liệu

Ashui.com 24/02/2016
Tin trong nước

Phát hiện thêm nhiều dấu tích kiến trúc quy mô lớn ở Hoàng thành Thăng Long

Ashui.com 15/12/2015
Tin trong nước

Khôi phục điện Kính Thiên là đề án chưa từng có tiền lệ

Ashui.com 17/03/2015
Góc nhìn

Bao giờ khảo cổ hết Hoàng thành?

Ashui.com 19/12/2014
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?