By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

“Không thể tu bổ di tích như nhà cửa bình thường”

Ashui.com 11/06/2013
10 phút đọc
SHARE

“Hiện nay, đối với các di tích lịch sử, văn hóa, chúng ta chưa thống nhất được việc quản lý về mặt hành chính, địa bàn với quản lý về mặt chuyên môn. Việc phân cấp quản lý về mặt hành chính, ban quản lý di tích trực thuộc các cấp tỉnh, huyện… khiến cho việc can thiệp về mặt chuyên môn trở nên rất khó khăn. Cùng với đó, kiến thức chuyên môn của chính những người làm công tác quản lý di tích ở các địa phương cũng bộc lộ nhiều hạn chế.” 

Đây là ý kiến của Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia tại Hội nghị trực tuyến “Nâng cao chất lượng công tác quản lý và phát huy giá trị di tích” (tại ba điểm cầu Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sáng 11/6.  


Lăng Khải Định, Huế 
 

“Đừng bắt tôi gọi người xa lạ đó là bố” 

Theo Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Lưu Trần Tiêu, hiện nay, các địa phương chưa có cơ quan chuyên môn tư vấn các phương án trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử. “Điều này dẫn đến những việc làm gây hậu quả đáng tiếc như vụ việc tự ý sửa chùa Trăm Gian,” nhà khoa học này nhấn mạnh. 

Hơn nữa, tại nhiều đơn vị, các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý di tích lịch sử cũng còn nhiều hạn chế về kiến thức chuyên môn. Dẫn chứng cho vấn đề này tại hội nghị, Giáo sư Trần Lâm Biền cho hay: “Trong quá trình đi thực tế tại khu di tích cố đô Huế, tôi có hỏi một số cán bộ thuộc ban quản lý một vài câu hỏi chuyên môn như ‘các cửu đỉnh quay về hướng nào,’ ‘tại sao lại có những cành khô ở trên các cửu đỉnh mà xung quanh chúng lại là cây lá sum xuê’… thì họ đều không trả lời được.” 

“Người làm công tác quản lý di sản mà vốn tri thức, hiểu biết về di sản lại quá hạn chế thì không thể tiến hành bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản ấy một cách có hiệu quả được,” Giáo sư Trần Lâm Biền nhận định. 

“Chúng ta không thể đặt vấn đề tu bổ di tích, di sản văn hóa giống như việc tu bổ nhà cửa bình thường. Việc tu bổ di tích đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về lịch sử, văn hóa, địa lý, kiến trúc… Thực tế, có những di tích trước khi tu sửa tôi gọi là ‘ông bố già.’ Thế nhưng, sau khi tu sửa, tôi không còn nhận ra nữa và tôi than rằng ‘dừng bắt tôi gọi người xa lạ đó là bố’ vì di tích đã mang một diện mạo hoàn toàn khác. Đó không thể gọi là tu bổ, tôn tạo di sản một cách đúng nghĩa,” Giáo sư Trần Lâm Biền chia sẻ thêm. 

Đồng thuận với quan điểm này, Giáo sư-Tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia cho rằng: Vấn đề trùng tu di tích, phát huy giá trị di sản là một khoa học, không thể thực hiện một cách tùy tiện. 

“Chính sự thiếu hiểu biết của những người làm quản lý đã tạo ra câu chuyện huy động hàng nghìn người mặc trang phục liền anh, liền chị cùng hát dân ca quan họ Bắc Ninh; làm hỏng làn điệu của điệu hát này. Chúng ta không thể bảo tồn di sản văn hóa theo hướng xác lập kỷ lục như vậy được,” nhà chuyên môn phân tích.  
 

Chuyên môn hóa quản lý 

Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng bày tỏ những khúc mắc trong việc thiếu các văn bản hướng dẫn quản lý di tích, di sản. Đơn cử, bà Nguyễn Thị Vân, trưởng phòng Quản lý Di tích-Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh cho biết: “Hiện nay, trong hệ thống văn bản hướng dẫn bảo tồn, phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa, chúng tôi thấy thiếu hai loại văn bản: Văn bản hướng dẫn xây dựng mô hình di tích và văn bản hướng dẫn sử dụng tiền công đức.” 

Tại hội nghị, bà Vân cũng cho biết thêm, mô hình ban quản lý di tích ở Hà Tĩnh hiện nay được phân chia theo ba cấp: Ban quản lý trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, Ban quản lý trực thuộc ủy ban nhân dân huyện và Ban quản lý trực thuộc ủy ban nhân dân xã. Đặc biệt, các cán bộ quản lý di tích thuộc ban quản lý cấp xã đều làm việc với vai trò kiêm nhiệm và không có chế độ riêng. “Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng việc quản lý, bảo tồn các di tích, di sản văn hóa,” bà Vân cho hay. 

Trước thực tế này, “vấn đề cấp thiết cần làm bây giờ là phải chuyên môn hóa lực lượng quản lý bằng việc: Kết hợp cả hai hình thức quản lý (quản lý về mặt hành chính và quản lý về mặt chuyên môn). Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các tỉnh cần thành lập các hội đồng tư vấn khoa học, tránh những việc làm tùy tiện, thiếu cơ sở khoa học trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích, di sản,” Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Lưu Trần Tiêu kiến nghị.

Cùng với đó, Tiến sỹ Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nêu quan điểm cần đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra việc quản lý, tu bổ và tôn tạo di tích, di sản.

“Các cấp quản lý cần xây dựng cơ chế giám sát song trùng: Cục Di sản Văn hóa, thanh tra Bộ và các Sở Văn hóa thực hiện việc quản lý nhà nước về tu bổ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di sản và cộng đồng có sự giám sát ngược trở lại đối với các cơ quan quản lý nhà nước,” Tiến sỹ Đặng Văn Bài.

Đứng ở góc độ chuyên môn, Giáo sư-Tiến sỹ Khoa học Lưu Trần Tiêu cho rằng: “Nếu như ở các lĩnh vực khác, việc thanh tra thường là giai đoạn ‘hậu kiểm’ thì đối với việc bảo tốn di tích, đó phải là khâu ‘tiền kiểm’; bởi với những yêu cầu riêng về tính chân xác, nguyên vẹn… của di tích lịch sử, sẽ rất khó xử lý trong trường hợp người ta đã sửa chữa.”

Theo ông, công tác thanh tra cần phải được tiến hành nghiêm ngặt từ khâu lập dự án cho tới thiết kế và suốt quá trình thi công. “Thanh tra văn hóa không chỉ để xử lý vi phạm mà còn nhằm nâng cao nhận thức của những người làm công tác quản lý di tích, di sản và toàn thể nhân dân,” giáo sư nhấn mạnh./.

Theo “Báo cáo hoạt động quản lý và phát huy giá trị di tích” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố sáng 11/6, đến thời điểm hiện nay, trên tổng số khoảng 4 vạn di tích được kiểm kê trên toàn quốc có: 

– 7 di sản vật thể được UNESCO vinh danh (gồm 5 di sản văn hóa thế giới và 2 di sản thiên nhiên thế giới). 
– 34 di tích quốc gia đặc biệt.
– 3.164 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia.
– 7.484 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh, thành phố. 

Phương Mai (Vietnam+) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Tu bổ di tích ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống

Kinh tế Xanh: Điểm chạm của phát triển xã hội và bảo tồn di sản văn hóa

Thủ đô Hà Nội thực hiện cuộc đại tu bổ và tôn tạo di tích

Ứng xử đúng với di sản thể hiện sự văn minh

Lộ diện nhiều hiện vật quý khi kiểm kê di tích tại Hà Nội

TỪ KHÓA:bảo tồn di tíchdi sản văn hóatu bổ di tích
Bài trước Giảm thiểu tác động của môi trường ở sông Mekong
Bài tiếp 700 triệu USD mua thiết bị tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Góc nhìn 07/05/2025
Công trình công – quản trị tư
Phản biện 07/05/2025
Cơ chế nào huy động hơn 5,5 triệu tỷ đồng đầu tư mạng lưới đường sắt quốc gia, đô thị?
Kinh tế / Pháp luật 06/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Khi di sản biến mất

Ashui.com 03/03/2020
Góc nhìn

Di sản là… của ai?

Ashui.com 12/01/2020
Tin trong nước

TP.HCM xếp hạng di tích cấp thành phố cho 5 công trình kiến trúc

Ashui.com 31/12/2019
Phản biện

Tu bổ di tích: Quan trọng nhất là yếu tố con người

Ashui.com 06/07/2019
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?