Ashui.com

Sunday
Nov 03rd
Home Chuyên mục Kiến trúc Kiến trúc lấy cảm hứng từ triết học Phật giáo: Impermanent Devices

Kiến trúc lấy cảm hứng từ triết học Phật giáo: Impermanent Devices

Viết email In

Impermanent Devices (tạm dịch: Những công cụ/phương sách vô thường) là một nền tảng nghiên cứu liên ngành tập trung vào ý niệm về tính không-trường-tồn trong thiết kế được sáng lập và điều hành bởi Nguyễn Trâm Anh. Một trong số ba đặc trưng của sự tồn tại trong Phật pháp là “sự không trường tồn” hay còn gọi là “tính Vô thường” (anitya), một đức tin mà theo đó mọi sự vật hay hiện tượng đều chỉ mang tính “tạm thời”. Mục đích của nền tảng này nhằm cung cấp một khuôn khổ cho những người làm công tác thiết kế hình dung và đánh giá các dự án xem xét tới các yếu tố như thời gian, tính vật chất, tính biến đổitính thẩm mỹ, dưới lăng kính của điều vô thường.  

 
Hình minh họa từ trái sang phải: Rạp chiếu phim BHD Star Cineplex và Tòa tháp của Gió (Tower of Wind) 


Thời gian/tính tuần hoàn: Trong phạm vi hiểu biết của Phật pháp về thời gian và sự quay vòng của thời gian, là ý niệm cho rằng tất cả mọi vật đều có một chu trình tuần hoàn, tái tạo. Mỗi công cụ hay phương sách được thiết kế có xem xét đến yếu tố hiện tại song có sự tiên liệu về việc bằng cách nào mà công cụ và phương tiện đó trở nên thích ứng với việc sử dụng trong tương lai thông qua việc tìm hiểu sự sử dụng trong quá khứ. Impermanent Devices sẽ bao gồm những dự án về chu trình sống tái sinh có thể được áp dụng ở nhiều mức độ trong công tác thiết kế. 

Tính vật chất/khả năng tái tạo: Với khả năng tái tạo ở vị trí trung tâm, sự tiếp cận của Impermanent Devices đến tính vật chất là giảm thiểu tổng chi phí của việc xây dựng và lắp ráp qua một khoảng thời gian dài. Nền tảng này sử dụng các hệ thống thiết kế linh hoạt và theo hệ mô-đun cùng các vật liệu thông dụng trong cuộc sống hàng ngày trong khi kết hợp với công nghệ hiện đại và các phương pháp phát triển bền vững. Mục đích cuối cùng của quá trình này là hướng tới các vật liệu được sử dụng trong xây dựng có thể tái chế hoặc thích ứng trở lại với điều kiện mới một cách dễ dàng tại thời điểm kết thúc một chu trình sử dụng của một hệ kết cấu một cách tự nhiên.

Tính biến đổi/khả năng chuyển đổi: Được gắn kết vào khái niệm Vô thường là tính tạm thời. Khi được áp dụng vào trong thiết kế, các công cụ có khả năng thay đổi, hoặc là về mặt vật chất hoặc là thông qua sự nhận thức của người sử dụng. Các trạng thái khác nhau có thể được tạo ra thông qua ánh sáng, âm thanh, sử dụng một số vật liệu nhất định, hoặc qua chuyển động vật lý. Một công cụ hoặc một thiết kế có thể được biến đổi nhằm áp dụng được trong các bối cảnh và quy mô khác nhau.

Tính thẩm mỹ/vẻ đẹp mong manh: Tính thẩm mỹ của yếu tố vô thường khởi nguồn từ quan niệm “không nhận thức đơn tính” (mono no aware / 物の哀れ), một sự nhạy cảm trong thiết kế của văn hóa Nhật Bản, dành một phần cho việc đánh giá và cảm thụ vẻ đẹp ngắn ngủi hoặc nhất thời. Các công cụ xuất hiện rồi biến mất, tan đi rồi phát triển từ một khoảnh khắc này sang một khoảnh khắc tiếp theo và thay đổi với cùng một tốc độ như những nhu cầu về mặt chức năng của một địa điểm. Không như kiến trúc theo lối cũ, những chức năng này không phải là điểm kết thúc trong chính bản thân nhưng lại khích lệ sự thay đổi liên tục và sự thanh lọc để trở nên tinh tế. 

Dự án rạp chiếu phim BHD Star Cineplex đã ủy thác cho Impermanent Devices cộng tác với Markus von Dellinghausen của Superpose và Johanna Gebhard - từng là nhà thiết kế chuyên phối màu, chất liệu và ý tưởng cho hãng Adidas - thiết kế mặt đứng, nội thất và tầng mái của rạp chiếu phim hàng đầu đầu tiên của họ tại trung tâm Hà Nội. Bản đề xuất đã cho rạp chiếu phim một yếu tố thiết kế mang cả tính biểu tượng lẫn tính chức năng qua việc tổ hợp một mặt đứng đa chức năng được thiết kế để sử dụng như một kết nối giữa đô thị và cấu trúc thông qua phép chiếu hình và trang bị ánh sáng. Thiết kế của màn hình có chức năng như một yếu tố gắn kết chặt trở lại với những yếu tố mang nét truyền thống Việt Nam và bén rễ trong trung tâm lịch sử của Hà Nội. Điều này đạt được qua việc sử dụng các họa tiết lấy cảm hứng từ kỹ thuật dệt tre truyền thống của Việt Nam hoặc qua việc sử dụng các chất liệu có liên hệ đến lịch sử Việt Nam và kết hợp theo một phong cách hiện đại. Nội thất cho thấy hình ảnh của một không gian từ bỏ những trải nghiệm mang tính truyền thống về nghệ thuật sân khấu và điện ảnh để vận hành như một địa điểm gặp gỡ và tổ chức các sự kiện văn hóa. Hiện tại dự án đang trong giai đoạn chờ xin giấy phép xây dựng. 



Đồ án dự thi Tháp Gió (Tower of Winds) năm 2015, cộng tác cùng Markus von Dellinghausen, Midori Hasuike và Andreas Nordstrom của Superpose đã chứng minh tiềm năng của cách tiếp cận này với hệ mặt đứng được tổ chức theo mô-đun từ những cấu kiện riêng biệt dễ dàng được lắp ghép với nhau được chế tạo sẵn trong xưởng sản xuất. Thiết kế giảm thiểu công lao động và chi phí thi công tại công trường cũng như việc vận chuyển trong giai đoạn thi công. Trong khi duy trì tính kinh tế và khả năng nhân rộng, thiết kế này cẩn trọng trong việc kết hợp các nguồn lực sẵn có của địa phương với bản sắc vùng miền và các nguồn cung cấp vật liệu chế tạo, biến vật liệu bê tông, ở dạng kiên cố như tường của hồ chứa nước, trở thành một cấu trúc có tính lưu động và mô phỏng sự di chuyển nhẹ nhàng của nước khi chảy. 


Vành đai ngoại vi Paris


Dự án Vành đai (Périphérique) tập trung vào khu vực ngoại vi, là một đường vành đai quan trọng của đô thị, chia tách khu trung tâm Paris khỏi các vùng ngoại ô. Một loạt hệ kết cấu được đề xuất nhằm tạo lập các không gian có thể sử dụng được, mang tính kết nối và tính cộng đồng tại các tụ điểm dọc theo tuyến đường này, nếu không sẽ tồn tại như một mặt phẳng ngăn cách. 

Chị Nguyễn Trâm Anh, người sáng lập Impermanent Devices cho biết: “Impermanent Devices được thành lập năm 2014, với bước khởi đầu như một dự án quy hoạch đô thị về mặt lý thuyết ở Paris, là kết quả của việc đánh thức các trải nghiệm với Kiến trúc và Thời gian ở Nhật Bản. Dự án này ngày nay đã chuyển đổi thành một nền tảng nghiên cứu thiết kế đa ngành, mời gọi nhiều nhà thiết kế từ nhiều lĩnh vực khác nhau hợp tác, trao đổi, và thực hiện các dự án đa ngành và kết nối nhiều lĩnh vực, qua lăng kính của sự vô thường. Impermanent Devices đặt niềm tin vào quá trình thiết kế có sự hợp lực của cộng đồng, khuyến khích phương pháp phát triển bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho những mối liên hệ chéo nhau qua lại giữa các thực thể sống”. 

Đôi nét về Nguyễn Trâm Anh

Nguyễn Trâm Anh là một kiến trúc sư, hoạt động tích cực trong các lĩnh vực thiết kế kiến trúc, nội thất và đồ đạc. Trâm Anh đã làm việc tại các công ty thiết kế kiến trúc Philippe Rizzotti tại Paris, SANAA Kazuyo Sejima Ryue & Nishizawa tại Tokyo, đơn vị đã đạt giải thưởng Pritzker rất uy tín về kiến trúc năm 2010, Rafael Vinoly Architects tại New York và Of Possible Architectures cũng tại New York. 

Chị cũng được đào tạo tại xưởng thực hành thiết kế Nobuaki Furuya thuộc đại học tổng hợp Waseda và nhận bằng thạc sỹ kiến trúc tại Trường Kiến trúc Paris La Villette (Cộng hòa Pháp). Năm 2015, Trâm Anh đồng sáng lập hãng thiết kế Superpose (http://superpose.org), một hợp tác kiến trúc gồm có nhiều kiến trúc sư quốc tế. Các hội viên hiện sống và làm việc tại New York, Los Angeles, Paris, Milan, Madrid, Stockholm và Tokyo. Trâm Anh đã hoàn thành một dự án trong thời gian gần đây tại Ibiza (Tây Ban Nha).

Trâm Anh là người sáng lập và điều hành Impermanent Devices – một nền tảng nghiên cứu thiết kế đa ngành, sử dụng nhiều phương cách đa dạng để thể hiện ý tưởng qua khái niệm Vô thường từ việc giảng dạy triết học của Phật giáo.

Trang web: www.impermanentdevices.com

Quang Minh (dịch)  


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo