Theo dự đoán, trong tương lai thế giới sẽ cạn kiệt nguồn năng lượng hữu hạn, chính vì vậy các nhà khoa học đã làm mọi cách để tìm ra những nguồn năng lượng thay thế dồi dào. Hiện nay, khoa học đã chứng minh có rất nhiều nguồn năng lượng mới cần được khai thác và sử dụng đúng cách. Ưu điểm của nguồn năng lượng này là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm, không bị cạn kiệt và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm năng lượng hóa thạch cho tương lai.
Dưới đây là những loại năng lượng sạch trong tương lai.
(Ảnh minh họa /Nguồn: Internet).
Năng lượng địa nhiệt
Đây là nguồn năng lượng sạch từ núi lửa sinh ra năng lượng sóng và thậm chí các nhà nghiên cứu đang cân nhắc sử dụng năng lượng sinh ra từ núi lửa như một nguồn năng lượng thay thế hữu hiệu cho dầu mỏ, khí đốt, than đá trong tương lai.
Nguồn năng lượng này có thể thu được bằng cách hút nước nóng từ hàng nghìn mét sâu dưới lòng đất để chạy turbin điện. Hiện nay, tại Nhật Bản có tới 17 nhà máy kiểu này, lớn nhất có nhà máy địa nhiệt Hatchobaru ở Oita Kyushu, công suất 110.000kW đủ điện năng cho 3.700 hộ gia đình.
Khí metan lạnh
Đây là một nguồn năng lượng sạch từ các phân tử khí metan được lưu trữ ở nhiệt độ thấp có thể trở thành nguồn năng lượng sạch dồi dào nhất trên Trái đất. Là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan, nó ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương và là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá rất tốt.
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên lưu trữ khí metan lạnh từ tháng 3 năm nay.
Năng lượng gió
Đây được coi là nguồn năng lượng sạch xanh vô cùng dồi dào, phong phú và có ở mọi nơi. Người ta có thể sử dụng sức gió để quay các turbin phát điện. Những cánh diều làm từ sợi carbon được gắn với tuabin để chuyển hóa động năng thành điện năng. Năng lượng sản xuất bởi những cánh diều này tương đương với năng lượng của một tua-bin cố định nhưng chi phí vật liệu thấp hơn rất nhiều.
Năng lượng từ sự lên men sinh học
Các nhà khoa học Anh đã biến đổi gen của vi khuẩn để sản xuất ra phẩn tử hydro carbon giống như dầu khí.
Nguồn năng lượng này được tạo bởi sự lên men sinh học các đồ phế thải sinh hoạt. Theo đó, người ta sẽ phân loại và đưa chúng vào những bể chứa để cho lên men nhằm tạo ra khí metan. Khí đốt này sẽ làm cho động cơ hoạt động từ đó sản sinh ra điện năng. Sau khi quá trình phân hủy hoàn tất, phần còn lại được sử dụng để làm phân bón.
Năng lượng từ tia laser trong không gian
Trong không gian, mặt trời sẽ không bị che khuất bởi các đám mây. Điều đó có nghĩa là những tấm pin năng lượng mặt trời sẽ hứng trọn nguồn năng lượng này mà không chịu sự cản trở của khí quyển.
Ý tưởng nguồn năng lượng sạch này được đề xuất từ những năm 70 của thế kỷ 20 và những người quan tâm đến vũ trụ cho biết gần đây, NASA đang cân nhắc ý tưởng này.
Pin nhiên liệu
Pin nhiêu liệu khác pin thông thường, bởi nó có thể liên tục sản sinh ra điện chừng nào nguyên liệu oxy và hydro vẫn còn. Không những thế, pin nhiên liệu không xẩy ra phản ứng đốt cháy nhiên liệu, hầu như không gây ra tiếng ồn trong quá trình phản ứng sản xuất điện, và hiệu quả sinh năng lượng gấp 2, 3 lần động cơ đốt trong. Không những thế, hệ thống pin nhiên liệu là nguồn nguồn năng lượng sạch sản xuất điện sạch và không phát ra các chất thải gây ô nhiễm.
Pin nhiên liệu là một động cơ tiêu thụ hydro để sản sinh ra điện và nước. Chất lỏng thải ra từ ống xả của xe sử dụng pin nhiên liệu còn sạch hơn nước chảy ra từ vòi rửa trong nhà.
Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ ngôi sao này. Năng lượng mặt trời gần như không có ảnh hưởng tiêu cực gì đến môi trường. Việc sử dụng năng lượng mặt trời không thải ra khí và nước độc hại, do đó không góp phần vào vấn đề ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính.
Năng lượng từ sóng biển
Người dân Scotland đã dựng lên những cụm năng lượng sóng lớn nhất thế giới trong năm nay. Sóng va chạm với gió và năng lượng này sẽ được tích hợp vào lưới điện, vô cùng đơn giản và dễ dàng. Có vẻ như cách thức này sẽ phổ biến trong tương lai.
Năng lượng từ tụ điện
Tụ điện sẽ là giải pháp thay thế cho pin và cung cấp năng lượng lớn hơn. Tụ điện sẽ hỗ trợ hoàn hảo cho các thiết bị chạy bằng pin hiện tại như điện thoại, xe điện. Tụ điện cũng là giải pháp hoàn hảo vì nó ổn định hơn so với năng lượng mặt trời và gió.
Năng lượng từ tuyết
Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện ra rằng, tuyết là một nguồn năng lượng tuyệt vời mà không phải mất tiền. Họ cho biết, tuyết có thể được đốt cháy, bởi tại các thành phố công nghiệp lượng metan được hấp thụ từ không khí có trong tuyết lên tới 70%. Vào mùa đông, tuyết hấp thụ bụi và khí độc hại từ trong không khí, nhưng tới mùa xuân khi tuyết tan thì các thành phần độc hại này sẽ quay trở lại bầu không khí.
Hiện tại, ở Nhật người ta đang ứng dụng công nghệ lấy khí metan từ tuyết, từ 1 tấn tuyết có thể cho 100 lít metan. Lượng khí này được sử dụng làm nhiên liệu, còn lượng tuyết đã tinh chế được ứng dụng trong các hệ thống máy điều hòa và để làm lạnh các kho hàng.
Khí metan hydrate
Khí metan hydrate được coi là nguồn năng lượng tiềm ẩn nằm sâu dưới lòng đất, có màu trắng dạng như nước đá, là thủ phạm gây tắc đường ống dẫn khí và được người ta gọi là “nước đá có thể bốc cháy”. Metan hydrate là một chất kết tinh bao gồm phân tử nước và metan, nó ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương và là nguồn nguyên liệu thay thế cho dầu lửa và than đá rất tốt.
Hy vọng rằng trong tương lai nhờ những năng lượng mới, nguồn năng lượng sạch chúng ta sẽ được sống trong một môi trường trong sạch, hiện đại.
Hạ Ly
(Zing.vn)
- Vi sinh vật giúp giải quyết rác thải nhựa?
- Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Những vấn đề lớn cần giải quyết
- Nồng độ NO2 giảm nhưng bụi mịn vẫn tăng khi khí thải điện than cao
- IEA: Thế giới đang có "cơ hội lịch sử" để thúc đẩy công nghệ xanh
- Năng lượng trong các tòa nhà có thể tiết kiệm tới 40%
- Ngày Nước Thế giới: Chống biến đổi khí hậu để bảo vệ cội nguồn của sự sống
- Châu Âu thúc đẩy thỏa thuận nhằm kiểm soát rác thải nhựa trong khu vực
- Lối đi nào cho quy hoạch điện VIII?
- Biến đổi khí hậu cản trở tiến trình hiện thực hóa SDGs
- Chất lượng không khí đô thị diễn biến xấu, Hà Nội đáng lo nhất