Ashui.com

Tuesday
Nov 05th
Home Chuyên mục Năng lượng - Môi trường Xây dựng đề án quản lý kinh doanh tín chỉ cácbon

Xây dựng đề án quản lý kinh doanh tín chỉ cácbon

Viết email In

Ngày 3/5 tại Hà Nội, Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo tham vấn “Xây dựng Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới.” 

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, đề án nếu được thông qua sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện và tuân thủ các quy định của một số Điều ước quốc tế đã tham gia, cùng dựa vào cộng đồng quốc tế ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Qua đó, góp phần tăng trưởng các hoạt động giảm nhẹ phát thải, tăng cường bể hấp thụ khí nhà kính; phát triển nền kinh tế cácbon thấp, tăng trưởng xanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.  


(ảnh minh họa)

Việc quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ cácbon ra thị trường thế giới, theo dự thảo của đề án, tín chỉ cácbon và thị trường cácbon là một phần của các nỗ lực quốc tế và quốc gia, để giảm mức tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. 

Đề án này sẽ giúp Nhà nước quản lý được các hoạt động kinh doanh tín chỉ cácbon ra thị trường thế giới, hình thành nên thị trường cácbon tại Việt Nam, khuyến khích các cơ quan tổ chức doanh nghiệp tiếp cận với thị trường cácbon đồng thời xây dựng các dự án, chương trình giảm phát thải và hấp thụ khí nhà kính, góp phần phát triển nền kinh tế cácbon thấp và tăng trưởng xanh. 

Hiện nay, thị trường cácbon trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto đã được quản lý theo các quy định quốc tế và đang được củng cố, tăng cường để phù hợp với các quy định trong giai đoạn tới. Trong khi đó, thị trường cácbon ngoài khuôn khổ Nghị định thư Kyoto mới được hình thành, còn mang tính chất tự nguyện, chưa có các cơ chế quản lý thống nhất cấp quốc tế. Vì vậy, phải đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp với bối cảnh Việt Nam và quy định quốc tế trong thời gian tới. 

Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khí hậu đã đưa ra nghĩa vụ pháp lý, yêu cầu các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi đưa ra cam kết giảm tổng lượng phát thải các khí nhà kính xuống thấp hơn mức phát thải của năm 1990, với tỷ lệ trung bình là 5,2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên 2008-2012, theo các mức cắt giảm cụ thể. 

Thực hiện nghĩa vụ của một nước tham gia Công ước khí hậu, Việt Nam đã xây dựng Thông báo quốc gia lần thứ nhất và thứ hai cho Công ước khí hậu, trong đó kiểm kê quốc gia khí nhà kính đã được thực hiện cho các năm cơ sở 1994 và 2000, theo hướng dẫn của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)./. 

Lý Thanh Hương 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo