Dự án Zuidkas, một dự án thử nghiệm với sự uỷ quyền từ Ban Xây Dựng của Chính Phủ, các KTS sẽ phác thảo một hình dung về văn phòng tương lai cho một diện tích khoảng hơn 11,000 m2 tại thủ đô Amsterdam (Hà Lan) với yêu cầu là đưa ra các giải pháp mang tính cách mạng. Các mục tiêu cơ bản của dự án Zuidkas là đạt được yêu cầu cao nhất có thể có liên quan đến môi trường, hoàn thành các mục tiêu đề ra.
KTS Paul de Ruiter và cộng sự của ông đã hướng mục tiêu đến chín khía cạnh khác nhau của phát triển bền vững, trải từ vấn đề giảm thiểu carbon đến tiết kiệm năng lượng. Với các khía cạnh trên, nhóm của de Ruiter đã phát triển thành một dạng thành phố nhỏ mà nó có thể hoạt động như một toà nhà.
Bằng cách tạo lập một tổ chức với các thành phần được lập trình khác nhau, de Ruiter đã đặt mục tiêu cung cấp một môi trường hấp dẫn, tiện nghi, và trong lành cho mọi người sống và làm việc tại đây, cũng như một môi truờng sống thân thiện. Mô hình thu nhỏ có : các căn nhà, văn phòng, trường học, bãi đỗ xe, các cửa hàng, nhà hàng, công viên và cả trạm phát điện Biogas.
Mô hình của de Ruiter tạo ra những quan điểm cho sự phát triển cân bằng nhu cầu năng lượng. Tuỳ thuộc vào các chương trình khác nhau, năng lượng cung cấp sẽ phân bố khác nhau tuỳ điều kiện. Ví dụ, trong một đơn vị (unit) nhà ở thì yêu cầu năng lượng sẽ nhiều hơn vào buổi sáng sớm và tối, nhưng với một đơn vị văn phòng thì nhu cầu năng lượng sẽ nhiều nhất vào ban ngày. Bằng cách lập trình cả hai vào cùng một toà nhà, năng lượng sẽ được phân bổ vào khu vực nào có yêu cầu. Đó là một logic được nêu ra và cải tiến phương pháp tiếp cận một giải pháp năng lượng.
Các chương trình phụ thuộc vào sự định hướng. Khu văn phòng nằm ở phía bắc, khi mà ánh nắng mùa hè tác động không nhiều vào mùa hè. Khi đó sức nóng ở khu trung tâm bởi máy tính, đèn, các vật dụng, mặt phía bắc sẽ được cung cấp nhiều ánh sáng tự nhiên hơn, nhờ đó mà giảm thiểu yêu cầu làm lạnh toà nhà. Cũng vậy khu nhà ở nằm ở mặt nam vì sức nóng tạo ra bởi khu ở ít hơn nhiều. Mặt phía nam sẽ cung cấp ánh sáng để sưởi ấm nội thất vào mùa đông.
Toà nhà được bao bọc bằng một lớp kính có tác dụng tạo nên một không gian nhằm điều hoà với sự thay đổi của thời tiết bên ngoài. Như sức nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông sẽ được tận dụng để tích trữ trong một hệ thống địa nhiệt. Năng lượng lưu trữ dùng để làm mát toà nhà vào mùa hè, sưởi ấm vào mùa đông.
Toà nhà cũng sẽ tận dụng nước bẩn (nước toilet) chuyển vào các hầm biogas, sau đó được các cây có khả năng khử sạch. Sau đó khí gas sẽ biến thành năng lượng sạch câp cấp cho hệ thống máy phát điện để làm nóng nước. Hệ thống điện CHP sẽ cung cấp năng lượng "Chất lượng cao”. Hệ thống thu nước mưa từ mái ước khoảng 4130 m3/năm, quá nhiều để cung cấp cho các ngôi nhà và xả toa lét. Nước này cũng có thể sử dụng để giặt giũ và làm vệ sinh nhà cửa.
Cách tiếp cận của Paul de Ruiter với Zuidkas đã tạo nên một câu trả lời đầu đủ về một toà nhà với các tiêu chí về tiết kiệm năng lượng, bền vững qua đó tạo nên các kiến trúc phù hợp.
KTS Nguyễn Bắc
- Giải pháp cho nhà ở giá rẻ
- Ảnh hưởng phụ gia siêu dẻo đến cường độ và cấu trúc bê tông cản xạ
- Không chỉ để sơn
- Nghiên cứu và so sánh đường cao tốc làm bằng bê tông xi măng và bê tông asphalt ở Canada
- Greentech: Tiến hoá trong kiến trúc
- Thấm - bệnh nhiệt đới trong xây dựng
- Khung thay thế tường chịu lực
- Trường học bằng... giấy carton tại Tứ Xuyên, Trung Quốc
- Nhà bằng giấy tái chế cải thiện những khu ổ chuột trong thành phố
- Phương pháp mới trong xử lý nền đất yếu