Trụ sở chính của Siemens ở thành phố Munich được nâng cấp bền vững với nhiều chứng nhận về hiệu quả năng lượng và các tính năng xanh của nó.
Hãng thiết kế Henning Larsen Architects đã tái xây dựng lại tòa nhà trụ sở Siemens tại Wittelsbacherplatz (Munich, Đức) thông qua một chiến lược bền vững toàn diện dựa trên công nghệ thân thiện với môi trường bao gồm các tấm năng lượng mặt trời và hệ thống ánh sáng hiệu quả.
Tòa nhà bao gồm một khối duy nhất với bốn sân hình chữ nhật và một tầng trệt cung cấp một kết nối hoàn hảo cho người đi bộ giữa trung tâm thành phố và khu bảo tàng. Những khung cửa sổ từ sàn đến trần và cách thức tổ chức không gian thông minh mang đến sự kết nối các nhân viên với đồng nghiệp của họ trong cả tòa nhà, trong khi các khu vực mở đem lại nhiều hoạt động như không gian hội họp, nơi mọi người có thể chia sẻ và giao lưu.
Nhờ cách tiếp cận toàn diện trong việc thiết kế bền vững, việc xây dựng mới tiêu thụ ít hơn 90% điện năng và sử dụng ít hơn 75% nước so với cấu trúc trước đó. Hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí có thể được điều chỉnh bởi các nhân viên, và nhờ vào công nghệ tòa nhà thông minh đã mang lại cái nhìn sâu sắc, toàn diện vào hiệu suất năng lượng hàng ngày của tòa nhà.
Hồng Nhung
(Báo Xây dựng /Theo World Architecture News)
- Trải nghiệm nhà sinh thái - kiến trúc xanh của tương lai
- EVN Tower - Vẻ đẹp bền vững từ giải pháp mặt đứng kính Spider System
- Xu hướng “xanh hoá” của kiến trúc thế giới
- TID và hệ tường kính cho Handico Tower
- Petrovietnam Tower - Sự bứt phá trong tư duy kiến trúc mặt dựng
- Bảo tàng Hà Nội - Nghệ thuật truyền thống và đương đại trong kiến trúc mặt đứng
- Vinaconex Tower: Phong cách mới cho tầm nhìn rộng mở
- Nhìn lại thiết kế công trình Nhà Quốc hội
- Tòa nhà Cục Tần số Vô tuyến điện - Sự giao thoa giữa “Cũ” và “Mới”
- Bài toán lợi ích trong đầu tư công trình xanh