Tháp Tokyo Skytree giảm mức tiêu thụ điện năng 43%, còn sân vận động Hanshin Koshien tiết kiệm đến 60% năng lượng từ chiếu sáng bằng việc sử dụng giải pháp và công nghệ LED từ Panasonic.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, cả thế giới đang thực hiện chuyển đổi năng lượng. Trong quá trình này, việc tiết kiệm năng lượng vừa giảm chi phí sản xuất, lại tăng hiệu quả năng lượng, giúp nhân loại sớm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không (Net Zero) vào giữa thế kỷ này. LED đang trở thành lựa chọn phổ biến cho gia đình và doanh nghiệp vì hiệu quả năng lượng và tuổi thọ cao. So với các nguồn chiếu sáng truyền thống như bóng đèn sợi đốt hoặc đèn huỳnh quang, đèn LED sử dụng ít năng lượng hơn, giảm nhu cầu thay thế thường xuyên và các chi phí liên quan.
Tháp Tokyo Skytree
1. Hơn một thập kỷ trước, công trình kiến trúc cao nhất Nhật Bản Tokyo Skytree đã đi tiên phong trong việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng hoàn toàn bằng LED trong thời điểm mà việc lắp đặt đèn LED quy mô lớn vẫn chưa phổ biến. Đến năm 2020, hệ thống chiếu sáng được đổi mới để đảm bảo khả năng hiển thị ánh sáng từ bán kính 20 km, mang lại môi trường chiếu sáng dịu mắt ngay cả khi quan sát ở cự ly gần.
Để tạo ra một tòa tháp được áp dụng công nghệ chiếu sáng sáng tạo và mang tính an toàn về môi trường trong thế kỷ 21, Panasonic Electric Works (PEW) đã đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các thiết bị chiếu sáng LED có độ sáng cao, các nguồn sáng RGBW (đỏ, lục, lam và trắng) đã được sử dụng, bổ sung cho thiết lập RGB truyền thống, đồng thời PEW sử dụng phần mềm độc quyền của mình, cho phép mô phỏng thực tế và xác nhận tỉ mỉ về thiết kế ánh sáng trước khi tiến hành thi công và lắp đặt. Cải tiến này giúp tiết kiệm năng lượng tới 43% so với các nguồn sáng thông thường, cùng với khả năng phản hồi bật/tắt ngay lập tức, và hệ thống chiếu sáng sống động được điều khiển bằng máy tính - đặc trưng của công nghệ LED. Ngoài ra, thiết kế ánh sáng kết hợp với "Dyna Shooter" - một sản phẩm được PEW phát triển dựa trên kiến thức chuyên môn nghiên cứu quang học cũng được sử dụng. Công nghệ hai thấu kính này giúp Tokyo Skytree đạt được các vệt sáng mịn, đảm bảo ánh sáng được chiếu trong bán kính 19km ngay cả ở những phần hẹp trên đỉnh tháp.
Hệ thống thiết bị chiếu sáng của PEW bên trong khối đế của toà tháp
2. Nhật Bản là cái nôi và là quốc gia có hoạt động sôi nổi nhất ở môn bóng chày, vừa vô địch tại Giải bóng chày cổ điển thế giới năm 2023. Địa điểm lớn nhất, có ý nghĩa lịch sử và được coi như “Đất thánh” của môn bóng chày chính là Sân vận động Hanshin Koshien - sân nhà của đương kim vô địch giải quốc nội Hanshin Tigers. Sân vận động mang tính biểu tượng này đã trải qua một sự thay đổi lớn vào năm 2022 với việc chuyển đổi 756 bóng đèn sang công nghệ LED của PEW. Việc nâng cấp này giúp giảm mức tiêu thụ điện năng lên đến 60% so với các nguồn chiếu sáng truyền thống.
Sân vận động Hanshin Koshien
Nhằm mục đích giảm thiểu độ chói, trước khi triển khai, hướng của từng đèn trong số 756 bóng đã được mô phỏng tỉ mỉ bằng công nghệ VR. Việc lắp đặt 756 đèn có thể điều khiển riêng lẻ cho phép khả năng bật/tắt và điều chỉnh độ sáng độc lập. Ngày nay, với sự chuyển hướng sang phát sóng 4K và 8K, hệ thống ánh sáng ở các sân vận động nơi diễn ra các sự kiện truyền hình đòi hỏi phải có khả năng hiển thị màu cực cao. PEW đã chủ động phát triển hệ thống đèn pha LED được thiết kế riêng cho các cơ sở thể thao chuyên nghiệp. Trong hệ thống chiếu sáng này, khả năng hiển thị màu của từng thiết bị cố định được điều chỉnh để mô phỏng ánh sáng tự nhiên nhất có thể khi hai màu trắng và cam được trộn lẫn. Một sân vận động có một không hai với hệ thống chiếu sáng LED kết hợp hai màu ánh sáng (“Cocktail Rays”) được tái tạo đã ra đời, độc bản trên thế giới!
“Cocktail Rays” - hệ thống LED kết hợp hai màu ánh sáng trắng và cam
3. Vậy là Panasonic Electric Works đã cải tiến toàn bộ hệ thống chiếu sáng của hai công trình nổi tiếng trên, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về PEW!
Trong cơ cấu của Tập đoàn Panasonic tại Nhật Bản có 5 công ty thành viên, Electric Works là một trong số đó và rất quan trọng. Công ty tham gia phát triển các cơ sở điện hỗ trợ cơ sở hạ tầng đô thị, bao gồm thiết bị nối dây (công tắc, ổ cắm), các sản phẩm liên quan đến HEMS/BEMS và hệ thống chiếu sáng, nắm giữ quy mô bán hàng lớn nhất trong số các công ty thành viên. PEW nắm giữ nắm giữ thị phần lớn thứ hai toàn cầu và chiếm hơn 80% thị phần tại Nhật Bản trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị nối dây. Được thành lập vào năm 1918, PEW mở rộng các hoạt động kinh doanh thiết bị công tắc và ổ cắm được phát triển dựa trên sản phẩm đầu tiên của công ty là "Phích cắm điện".
Nhà máy Tsu
Phần lớn các thiết bị nối dây ở Nhật Bản đều được sản xuất tại Nhà máy Tsu - “nhà máy mẹ” cho hoạt động kinh doanh nền tảng của PEW, với công suất sản xuất khoảng 80 triệu thiết bị nối dây hàng năm. Quy trình sản xuất bắt đầu từ việc đưa nguyên liệu thô vào máy móc đến lắp ráp, kiểm tra và đóng gói đã đạt được sự tự động hóa tiên tiến nhất mà không cần đến sự can thiệp của con người, đảm bảo sản xuất hàng loạt sản phẩm với chất lượng ổn định. Điểm mạnh chính nằm ở "dây chuyền sản xuất tích hợp" cho phép công ty thực hiện mọi việc mà không phụ thuộc vào sức gia công của các nhà cung cấp linh kiện.
Trong phòng bảo tàng ở Nhà máy Tsu
Trụ sở chính và là Trung tâm kiểm định chất lượng của PEW
Tọa lạc tại Kadoma, TP Osaka, trụ sở chính và là Trung tâm kiểm định chất lượng của PEW được trang bị cơ sở vật chất toàn diện để đánh giá chất lượng sản phẩm. Nổi bật là "Phòng ánh sáng Akari" - nơi đánh giá chất lượng ánh sáng dân dụng trong nhiều không gian và môi trường khác nhau của công trình được mô phỏng như thực tế; hay Máy phát điện ngắn mạch công suất cao có khả năng tạo ra 170MVA (Megavolt-Amperes) tương đương mức tiêu thụ điện năng của cả một thị trấn, được dùng để thử nghiệm các máy cắt công nghiệp xử lý dòng điện cao, đảm bảo máy cắt hoạt động được ngay cả khi tải quá mức tiêu thụ điện.
Một hệ thống thiết bị kiểm tra chất lượng sản phẩm trong "Phòng ánh sáng Akari"
Mảng chiếu sáng được xác định là lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng phát triển cao trong tương lai. Những nỗ lực nhằm tăng cường phát triển sản phẩm tại thị trường địa phương và hệ thống kiểm soát chất lượng đang được tiến hành. Panasonic Electric Works Việt Nam đang thúc đẩy phát triển sản phẩm với sự cộng tác của các nhà cung cấp địa phương thông qua mô hình ODM (Original Design Manufacturing - Sản xuất theo đơn đặt hàng). Hơn nữa, các sản phẩm thành công tại thị trường Nhật Bản đều được tinh chỉnh để phù hợp với thị hiếu người Việt nhằm góp phần mở rộng các dòng sản phẩm. PEW cũng thành lập trung tâm kỹ thuật tại Việt Nam chuyên thiết kế sản phẩm chiếu sáng cho môi trường chiếu sáng. Công ty đặt mục tiêu không chỉ là bán sản phẩm mà còn cung cấp các giải pháp chiếu sáng. Dự kiến Nhà máy ở Bình Dương sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2024, chuyên sản xuất thiết bị nối dây và nhiều thiết bị khác đang được mở rộng, với năng lực sản xuất tăng lên nhằm đạt xấp xỉ 150 triệu đơn vị/năm vào năm 2029, gấp khoảng 1,8 lần công suất hiện tại nhằm đáp ứng nguồn cung, phù hợp với sự tăng trưởng của thị trường Việt Nam.
Việt Khôi
- Ứng dụng công nghệ thi công ga tàu điện ngầm lắp ghép cho các nhà ga ngầm ở TP Hà Nội
- Giải pháp xây dựng cầu cạn thay thế phương án sử dụng cát làm vật liệu đắp nền đường cao tốc
- Nhu cầu văn phòng xanh thúc đẩy xu hướng tuần hoàn trong ngành xây dựng
- Giải pháp thiết kế tích hợp vỏ bao che nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng văn phòng cao tầng
- Các trở ngại và cơ hội trong thiết kế công trình cân bằng năng lượng (ZEBs) ở Việt Nam
- Bộ Xây dựng: Ưu tiên kiểm kê khí nhà kính - chuyển đổi xanh ngành công nghiệp
- AI đang giúp giải cứu hoạt động tái chế rác thải
- [Video] Giải pháp tổng thể nhằm giảm chi phí đầu tư cho công trình xanh và công trình hiệu quả năng lượng
- Ứng dụng vật liệu nhẹ cho Công trình xanh
- Giải mã loại bê tông sử dụng trong công trình kiến trúc La Mã