Ashui.com

Saturday
Apr 27th
Home Tương tác Góc nhìn “Nỗi lo” công nghệ mới

“Nỗi lo” công nghệ mới

Viết email In

Nhiều công nghệ mới, thân thiện với môi trường trong thi công đường bộ đang chờ được ứng dụng tại các dự án hạ tầng giao thông trong nỗi băn khoăn của doanh nghiệp đầu tư.

Gần đây, Sakai - một trong những tập đoàn chế tạo máy thi công của Nhật Bản giới thiệu với Tổng cục Đường bộ Việt Nam về công nghệ cào bóc tái chế mặt đường Road Stabilizer (RS). Phương pháp thi công này, theo chuyên gia của Sakai, có thể cải tạo được mặt đường đất và sỏi đá thành mặt đường được rải thảm tại chỗ, bảo tồn nguồn tài nguyên bằng cách tái sử dụng bề mặt đường asphalt và vật liệu lớp base cũ. Đây là một công nghệ thân thiện môi trường có thể phù hợp với Việt Nam trong điều kiện hiện nay", ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam đánh giá.

Trước đó, một buổi trình diễn công nghệ cào bóc, tái chế mặt đường hay còn gọi là tái chế nguội áo đường theo chiều sâu (FDR) do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) và đối tác Hall Brothers (Hoa Kỳ) diễn ra đầu tháng 3/2011 tại 500 m đường Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Long An đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia và các nhà khoa học, Bộ GTVT - cơ quan đang kiếm tìm một công nghệ thi công sửa chữa đường bộ hiện đại, thân thiện hơn với môi trường so với công nghệ thi công truyền thống.

Công nghệ làm đường cũ thường áp dụng bóc và đổ bỏ toàn bộ lớp bê tông mặt đường cũ, vừa tốn kém và mất khá nhiều thời gian, FDR tận dụng toàn bộ vật liệu cũ, sau khi bổ sung 1 lượng nhỏ nhũ tương nhựa đường và phụ gia. Theo ông Tống Trần Tùng - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT), FDR có thể áp dụng trên diện rộng và đặc biệt thích hợp với điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều của Việt Nam.

Trong những năm qua, hầu hết các tuyến đường cũ khi xuống cấp chỉ được sửa chữa một cách "vá víu" hoặc áp dụng hình thức duy tu sửa chữa nhỏ theo công nghệ hết sức lạc hậu. Rất nhiều tuyến đường đang cần đầu tư xây dựng mới, tuy nhiên trong lúc nguồn vốn hạn hẹp, việc đầu tư dàn trải trên nhiều tuyến đường là bài toán hết sức nan giải và khó trở thành hiện thực đối với Việt Nam hiện nay.

"Đã đến lúc, Việt Nam cần có một công nghệ mới để dần thay thế công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm đã sử dụng suốt thời gian vừa qua trong việc duy tu, bảo dưỡng và đại tu mặt đường", Thứ trưởng Đông khẳng định.

Tuy nhiên, hiện rào cản lớn nhất đối với việc áp dụng công nghệ cào bóc, tái chế chính là chi phí đầu tư mua thiết bị rất lớn. Riêng chiếc máy cào bóc, xay, trộn hiệu Written (CHLB Đức) mà Cienco 1 vừa nhập về có giá tới 40 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nếu không được sử dụng đại trà, FDR sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp tiên phong áp dụng công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường. Cần phải nói thêm rằng, chúng tôi chưa nhận được các ưu đãi về thuế cũng như chi phí hỗ trợ thử nghiệm công nghệ mới từ các cơ quan quản lý nhà nước", ông Dũng cho biết.

Những lo ngại của các doanh nghiệp nhập công nghệ mới là hoàn toàn có cơ sở bởi cách đây 2 năm, Vietraco - một trong những đơn vị kinh doanh thiết bị giao thông cũng từng thất bại với dàn thiết bị cào bóc, tái chế nhập từ Nhật Bản trị giá 2 triệu USD. Kết quả thử nghiệm bằng công nghệ này trên một số tuyến đường nội đô Hà Nội cho kết quả tốt, nhưng vẫn không đủ thuyết phục được chủ đầu tư đưa công nghệ này ra triển khai trên diện rộng.

"Chúng tôi được trả lời là kinh phí duy tu, bảo dưỡng đường sá tại Hà Nội rất hạn chế, nên Sở Giao thông - Vận tải muốn sử dụng công nghệ có giá thành rẻ hơn để giảm bớt chi phí", lãnh đạo Vietraco cho biết.

Anh Minh 

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo