Ashui.com

Wednesday
Nov 27th
Home Tương tác Q&A Sáp nhập tỉnh cần tiêu chí nào?

Sáp nhập tỉnh cần tiêu chí nào?

Viết email In

Trong lộ trình thí điểm giai đoạn 2022-2026 và định hướng đến năm 2030, diện tích và dân số là tiêu chí quan trọng để quyết định việc sáp nhập các tỉnh, thành phố.

Bộ Nội vụ vừa có dự thảo báo cáo, tờ trình và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị quyết số 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính để lấy ý kiến người dân.

Tại đây, Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn mới cho đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Với tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ chia thành 2 loại là tỉnh miền núi, vùng cao và còn lại.


(Ảnh minh họa: Lê Hoàng Huy Hải /Zing)

Với tỉnh miền núi, vùng cao, tiêu chuẩn phải có số dân từ 900.000 người trở lên, diện tích tự nhiên ít nhất 8.000 km2. Trường hợp tỉnh có diện tích tự nhiên rộng hơn ít nhất 150% so với mức tiêu chuẩn, thì quy mô dân số từ 700.000 người trở lên.

Với các tỉnh khác, dân số từ 1,4 triệu người trở lên và diện tích tự nhiên trên 5.000 km2.

Bộ Nội vụ cho biết việc sửa đổi quy định về tiêu chuẩn quy mô dân số của địa phương miền núi, vùng cao sẽ theo hướng tỉnh, huyện có diện tích tự nhiên rộng hơn 150% trở lên so với mức tiêu chuẩn thì quy mô dân số được giảm 25% so với quy định.

Điều này nhằm phù hợp với đặc thù của đơn vị hành chính miền núi, vùng cao có diện tích tự nhiên lớn, địa hình phức tạp, dân số ít.

Với đơn vị hành chính thành phố trực thuộc tỉnh thì quy mô dân số ít nhất là 180.000 người.

Riêng với thành phố thuộc thành phố, quy mô dân số được quy định từ 250.000 người trở lên. Diện tích tự nhiên từ 150 km2 trở lên. Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có ít nhất 10 đơn vị. Số phường đạt từ 70% trở lên so với tổng số đơn vị hành chính cấp xã.

Theo dự thảo của Bộ Nội vụ, các đơn vị hành chính phải được rà soát, đánh giá theo tiêu chuẩn mới quy định tại Nghị quyết. Trường hợp không đạt tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính, địa phương phải sáp nhập, sắp xếp theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan có thẩm quyền.

Ngoài ra, việc thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sẽ căn cứ thêm các yếu tố về bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, bảo tồn, phát triển di sản văn hóa, lịch sử và du lịch quốc gia.

Về lộ trình thực hiện, trong quý IV năm nay, Bộ Nội vụ sẽ trình Ban Cán sự đảng Chính phủ để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét thông qua Đề án thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thực hiện làm điểm sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp tỉnh trong giai đoạn 2022-2026, định hướng đến 2030.

Theo quy trình, sau khi đề án được Ban Chấp hành Trung ương thông qua, Bộ Nội vụ sẽ xây dựng nghị quyết về thực hiện để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành.

Dự kiến quý I/2022, việc sắp xếp lại các đơn vị hành cấp huyện, cấp xã và làm điểm ở cấp tỉnh sẽ diễn ra.

Mỹ Hà

(Zing.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận

3000 ký tự


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo

Tìm kiếm

Tạp chí

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, công trình xanh ở Việt Nam chưa phát triển vì nguyên nhân chính nào?
 
Hiện có 3586 khách Trực tuyến

Quảng cáo

  

  


Loading...