By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Ngẫm từ cái cổng làng

Ashui.com 28/05/2019
7 phút đọc
SHARE

Lịch sử hình thành làng xã Việt Nam luôn gắn liền với cái cổng làng. Cổng làng cùng với lũy tre làng, giếng làng, cây đa, bến nước, sân đình… là những biểu tượng văn hóa của người Việt xưa. Cổng làng là nơi lưu dấu truyền thống của một làng quê.

Cổng có thể là tam quan, là nơi phân cách không gian ở và không gian sản xuất. Cổng cũng có thể chỉ là một biểu trưng nào đó. Cùng với quá trình đô thị hóa, cổng làng mất dần vị thế, thậm chí bị phá đi cho “đường thông, hè thoáng”.

Cho nên hình ảnh “Chiều hôm đón mát cổng làng/gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi” (Cổng làng – Bàng Bá Lân) cũng dần mất theo năm tháng.

Nói vậy thôi, chớ bây giờ từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây ở xứ mình, đi đâu mà hổng thấy cái cổng làng. Làng ở đây có thể hiểu là cấp xã phường mà cũng có thể là cấp thôn ấp. Bước vào đô thị thì có cổng đô thị, bước vào xã phường thì có cổng xã phường, bước vào khóm ấp thì có cổng khóm ấp.

Thì đó, đi đâu mà hổng thấy hai cái trụ “khi vuông, khi tròn” dựng thẳng đứng và gác lên trên là một thanh ngang, thêm cái biểu trưng gì đó của địa phương. Cái thì màu xanh cái thì màu đỏ, có cái màu hồng.

Có cổng được xây bạc tỉ mà vô hồn bị dư luận phản đối. Có cái chỉ vài mươi triệu mà rất tinh tế. Có cái lớn có cái nhỏ, có cái rộng có cái hẹp, có cái thấp có cái cao, nhưng bao giờ cũng có những dòng chữ như câu đối. Nào là, “kính chào quý khách” và chúc “thượng lộ bình an”.

Nào là, “chung tay xây dựng đời sống văn hóa”; nào là, “quyết tâm xây dựng nông thôn mới”. Rồi tuyên truyền an toàn giao thông, nhắc nhở về các tệ nạn xã hội… Thấy hình như na ná nhau, xã này cũng vậy mà ấp kia cũng thế, có gì đó đơn điệu, thiếu ý tưởng sáng tạo phải không?

Trong bộn bề cuộc sống mưu sinh, trong dòng người hối hả qua lại, hổng biết có ai dừng lại để ngắm cái “cổng làng” của mình và đọc được những thông điệp từ những khẩu hiệu ghi trên đó không nữa! Không ít những thông điệp đó còn phản cảm. Tuyên truyền giữ gìn môi trường “xanh – sạch – đẹp” thì ngay dưới chân là cỏ rác nhếch nhác. Tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa thì bước vào làng là đã chứng kiến bao tệ nạn xã hội.

“Chiếc áo đâu làm nên thầy tu”. Làng xã, phố phường văn minh đâu phải do cái cổng, mà do chính ý thức của từng người dân. Cộng đồng có hài hòa nhau không, có tôn trọng nhau không, có sẵn sàng san sẻ nhau không, ra đường mọi người gặp nhau có vui vẻ với nhau không mới tạo thành cái hồn của phố, của làng. Những thông điệp tuyên truyền phải vào từng ngôi nhà, đi vào tận trái tim để mỗi người tự giác thực hiện thì thông điệp đó mới thật sự có ý nghĩa.

Cổng làng là biểu tượng, là niềm tự hào của cư dân trong làng trong phố, để nhắc nhở khách qua đường đã bước vào một địa danh nào đó. Đã là biểu tượng thì đâu nhất thiết là phải có hai thanh đứng, một thanh ngang. Có thể chỉ là một tấm pa nô được cách điệu hình ảnh gắn với nét riêng của địa phương đó.

Trên tấm pa nô cách điệu đó có địa danh, một lời chào mời, một lời cảm ơn, một câu xì-lô-gân nhẹ nhàng gắn với một loại đặc sản hay một ngành nghề truyền thống được bình chọn bởi chính người dân trong làng. Cái gì của người dân, do người dân tạo ra sẽ được người dân tự hào gìn giữ và phát huy giá trị. Cái gì ăn sâu vào tâm thức con người, sẽ trở thành ký ức mỗi người, dù đi đâu, về đâu. Cái gì áp đặt một cách khiên cưỡng, sẽ xa lạ với chính người dân trong làng trong phố, làm khó chịu khách vãng lai.

Nói nào ngay, lâu lâu cũng bắt gặp một vài cổng đẹp trong vô vàn cái cổng như “bức tử” thị giác con người. Chung quy cũng là do thấy người ta dựng lên thì mình cũng sao chép, dựng lên cho “bằng chị, bằng em” thôi.

Ngành văn hóa và những người lãnh đạo địa phương nếu chịu khó ngồi lại, chắc chắn sẽ tìm ra nhiều ý tưởng hay cho điểm nhấn vào làng, vào phố của mình. Sức sáng tạo của con người đâu có giới hạn, chỉ do con người tự giới hạn mình thôi. Muốn có sáng tạo, con người cần có cảm xúc, cần phải hiểu đầy đủ ý nghĩa của việc mình làm. Chính hồn người trong làng trong phố thật sự trải lòng để mở cánh cổng để đón chào mọi người.

Có quá nhiều cảm xúc từ cái cổng làng ngày xưa, cổng làng ngày nay và cổng làng mai này.

Lê Minh Hoan

(TBKTSG)

Có thể bạn cũng quan tâm

Hà Nội: Cổng làng – Một nét văn hóa cần được giữ gìn

Cổng làng và sự biến dịch văn hóa

Cổng làng trong phố

Những cổng làng trong lòng thành phố Hà Nội

Cổng làng hay cổng chào?

TỪ KHÓA:cổng làng
Bài trước Vì sao Trung Quốc liên tục xây thêm hàng trăm sân bay mới?
Bài tiếp Góp ý về chủ trương bổ sung chức năng thương mại một số địa bàn vào Quy hoạch chung Hà Nội
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
Tin trong nước 22/05/2025
Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?