By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kinh tế / Pháp luật

Ngành giao thông chủ yếu dành tiền để trả nợ

Ashui.com 03/06/2019
7 phút đọc
SHARE

“Ngành giao thông nhiệm kỳ vừa rồi dù dành nhiều tiền để trả nợ, hiện vẫn còn nợ đọng trên 20 ngàn tỉ đồng”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết như vậy.

Khi Quốc hội thảo luận tại hội trường ngày 3/6 về việc phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020, công luận mới biết, số tiền phân bổ cho kế hoạch đầu tư công trung hạn vừa qua chỉ nhằm giải quyết tồn tại của những dự án trước đây.


Các dự án dùng vốn đầu tư công như dự án đường sắt đô thị Hà Nội (ảnh) vay ODA sau 13 năm đầu tư từ nhiệm kỳ Chính phủ này sang nhiệm kỳ Chính phủ khác hiện vẫn chưa thể hoàn thành.
(Ảnh: Báo Giao thông)

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, trong 4 năm (2016-2020) có 9.600 dự án đang triển khai thì có 8.000 dự án đầu tư chuyển tiếp và chỉ có 400 dự án khởi công mới. “Còn lại là trả nợ và thanh toán”, ông Dũng nhấn mạnh. Và cho một ví dụ là riêng ngành giao thông nhiệm kỳ này chủ yếu dành nhiều tiền để trả nợ nhưng hiện vẫn còn tồn đọng nợ trên 20 ngàn tỉ đồng.

Người đứng đầu Bộ KH&ĐT cho biết, do nhu cầu đầu tư rất lớn từ kinh tế đến quốc phòng, an ninh… nên số vốn phân bổ cho 5 năm đã hết, chỉ còn phần dự phòng. Số phân bổ hết chỉ nhằm giải quyết những tồn tại của các dự án chuyển từ 5 năm trước qua. Hiện nay, vốn 5 năm còn lại số tiền 155 ngàn tỉ đồng là tiền dự phòng và Quốc hội chưa quyết chi vào đâu.

Ông Dũng trần tình là tiền đầu tư công chủ yếu dùng để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và hoàn thành các dự án chuyển tiếp. Hay nói khác đi là nhiệm kỳ này “thắt lưng buộc bụng để tập trung trả nợ cho các dự án chuyển tiếp mà hạn chế tối đa khởi công dự án mới”. Đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi hầu như nhiệm kỳ Chính phủ này không có công trình nào khởi công mới.

Lý do được ông Dũng nói trước Quốc hội là nhiệm kỳ trước đã quyết định đầu tư mà không dựa vào đâu hết, không biết nguồn lực ở đâu, dẫn tới dàn trải, nợ đọng, thất thoát, lãng phí. Trong khi Luật đầu tư công hiện hành đã yêu cầu xác định khả năng cân đối ngân sách mới quyết định chủ trương đầu tư. Cân đối ngân sách nghĩa là cân đối vốn nhưng thực tế lại không làm rõ việc quyết định nguồn vốn trước hay quyết dự án trước.

Lần đầu tiên kể từ khi Quốc hội thông qua kế hoạch chi tiêu theo ngân sách 5 năm, thực hiện theo đầu tư công trung hạn, đại biểu Quốc hội mới biết được kế hoạch đầu tư công trung hạn thực chất đã thực hiện ra sao. Theo đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng): “Kế hoạch đầu tư công trung hạn đã thực hiện được 3,5 năm, thời gian còn lại chỉ là 1,5 năm nhưng đến bây giờ Quốc hội mới thảo luận và cho ý kiến phân bổ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư công trung hạn nói trên là muộn”.

Thực tế giải ngân vốn đầu tư công trung hạn vừa bất cập, vừa thiếu như vậy nhưng chưa dừng ở đó. Hàng năm, theo Bộ trưởng Dũng, tốc độ giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ mới đạt 80%, các dự án công trình quan trọng quốc gia như sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc-Nam hơn một năm mới triển khai nhưng vẫn có 80 ngàn tỉ đồng không giải ngân hết. Mặt khác, 155 ngàn tỉ đồng tiền dự phòng Chính phủ đề nghị Quốc hội cho tiêu là số tiền đang thiếu so với kế hoạch giải ngân các dự án đã được phê duyệt.

Do đó, Bộ trưởng Dũng xin Quốc hội cho “nợ” lại câu hỏi về việc với tốc độ giải ngân, mức độ vốn và việc phê duyệt dự án trước đây thì phải đến cuối năm nay mới bóc tách được dự án nào phải dừng và dự án nào không triển khai được trong 5 năm qua. Và từ đó mới xác định 80 ngàn tỉ đồng không giải ngân hết sẽ giải quyết như thế nào.

Báo cáo trước đó của Quốc hội đầu kỳ họp cho biết, quyết toán ngân sách trung ương năm 2017 vẫn chưa có thặng dư để trả nợ nhưng ứng trước dự toán hết 2017 là 86.339 tỉ đồng khiến cho việc thu xếp nguồn trả nợ các năm sau mỗi ngày một khó.

Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục kiểm soát vay nợ công và cải thiện dần khả năng trả nợ trực tiếp từ thặng dư ngân sách.

Lan Nhi

(TBKTSG)

Có thể bạn cũng quan tâm

Công trình công – quản trị tư

Sửa Luật Đầu tư công: thêm quy định chi phí chuẩn bị giải phóng mặt bằng

Tăng tốc đầu tư công để khơi thông tăng trưởng năm 2025

Bộ Tài chính: Trên 300 dự án giải ngân ì ạch, nhiều dự án chưa tiêu đồng nào

Thủ tướng: Bộ Xây dựng tăng cường kiểm soát giá VLXD theo đúng thẩm quyền, quy định

TỪ KHÓA:đầu tư công
Bài trước Trung Quốc chi hàng tỷ USD xây dựng các “thành phố xe điện”
Bài tiếp Từ một Hà Nội chặt, dời hàng ngàn cây xanh đến những định nghĩa mù mờ về đô thị
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Góc nhìn 07/05/2025
Cơ chế nào huy động hơn 5,5 triệu tỷ đồng đầu tư mạng lưới đường sắt quốc gia, đô thị?
Kinh tế / Pháp luật 06/05/2025
Expo 2025 Osaka: Kiến trúc tuần hoàn từ Japan Pavilion
Kiến trúc 06/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kinh tế / Pháp luật

Hai “nút thắt” cần tháo gỡ để giải ngân vốn đầu tư công

Ashui.com 08/07/2024
Kinh tế / Pháp luật

Ngành giao thông có thêm 57.000 tỉ đồng từ vốn bổ sung đầu tư công

Ashui.com 17/01/2024
Kinh tế / Pháp luật

Sai phạm tại các dự án đầu tư công gây thất thoát, lãng phí gần 32.000 tỉ đồng

Ashui.com 17/10/2022
Góc nhìn

Đầu tư công: căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm

Ashui.com 27/06/2022
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?