By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
    QuocHoi.VN 27/06/2025
    TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
    VnEconomy 26/06/2025
    Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
    Báo Xây dựng 25/06/2025
    Đề xuất giải pháp điều chỉnh quy hoạch siêu đô thị TP.HCM sau sáp nhập
    Báo Xây dựng 25/06/2025
    TP Hồ Chí Minh lập tổ công tác tham mưu về chuyển đổi xanh
    Ashui.com 24/06/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

Nghịch lý thuế bảo vệ môi trường và ô nhiễm môi trường

Ashui.com 08/03/2018
6 phút đọc
SHARE

Tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016 khoảng 6,2%, đây là mức tăng trưởng tương đối khá so với các nước trong khu vực. Về phía cung, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2017 cơ bản do tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (14,5%), cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP bình quân của nền kinh tế là 6,8%. Ở phía cầu, tăng trưởng về xuất khẩu lên đến 21%, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng trưởng xuất khẩu vào khoảng 19%. Hai yếu tố này liên hệ với nhau do công nghiệp chế biến, chế tạo cơ bản là gia công rồi xuất khẩu, thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu là khu vực FDI (chiếm 73%).

 

Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu từ mô hình cân đối liên ngành (I/O) cho thấy lượng phát thải khí nhà kính (Greenhouse gas – GHG) của Việt Nam thực sự đáng báo động, đặc biệt ở hai lĩnh vực mà nền kinh tế lấy làm tự hào là nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu hàng hóa. Vậy mà thời gian qua, vấn đề phát thải GHG thường bị đổ cho hoạt động vận tải và người tiêu dùng sử dụng phương tiện giao thông như ô tô, xe máy! 

Trong bối cảnh đó, việc mới đây Bộ Tài chính đề xuất tăng “kịch khung” thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng dầu, tức từ 3.000 lên 4.000 đồng/lít, không khỏi khiến nhiều người bức xúc. Lý do chính của đề xuất này là để bù hụt thu ngân sách khi thuế nhập khẩu giảm theo các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương. Dưới góc nhìn hạn hẹp của mình, nhiều người dân giật mình tự nhủ rằng Nhà nước cứ hăm hở đi ký các hiệp định nói trên, chưa thấy mấy cơ hội được tận dụng để biến thành lợi ích thực sự, cụ thể, trong khi người dân trong nước đã phải oằn lưng chịu gánh nặng về thuế. 

Trên thực tế, thuế BVMT và một loạt sắc thuế gián thu khác đang nhăm nhe (gần như chắc chắn) tăng để bù đắp nguồn thu khi nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do. Tại rất nhiều hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đã thảo luận về khả năng “thu lợi” khi tham gia các hiệp định thương mại tự do. Khi mà sản xuất trong nước chỉ là sản xuất gia công và xuất khẩu bản chất là xuất khẩu hộ nước khác thì khả năng này là… thấp.

Quay lại chuyện gây ô nhiễm môi trường (đó đáng ra mới chính là lý do để đánh thuế BVMT nhằm BVMT), nghiên cứu dựa trên bảng cân đối liên ngành (I/O) và số liệu từ báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy nhóm ngành thải ra lượng GHG lớn nhất là nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Nhóm ngành này thải ra lượng GHG gần gấp ba lần mức bình quân chung của nền kinh tế, tiếp đến là nhóm ngành xây dựng (cao hơn mức bình quân chung 2,4 lần) và nhóm ngành nông – lâm – thủy sản (cao hơn mức bình quân chung 2,1 lần) (xem biểu đồ).

Xét về phía cầu cuối cùng, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ước tính đến năm 2010, lượng phát thải GHG của nước ta khoảng 247 triệu tấn, đến năm 2012 là 300 triệu tấn và đến năm 2016 là 423 triệu tấn. Báo cáo của bộ này dự báo đến năm 2020 lượng phát thải GHG là 466 triệu tấn nhưng trong năm 2016, lượng phát thải GHG ước tính đã là 423 triệu tấn! Tăng trưởng về GHG bình quân phát ra từ năm 2010-2016 khoảng 8%, tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn này (khoảng 6,2%). Một điểm đáng chú ý là sản xuất hàng xuất khẩu gây nên phát thải GHG lớn nhất, chiếm trên 50% tổng lượng phát thải GHG. Điều này dường như không ủng hộ chính sách ưu tiên xuất khẩu hàng hóa hiện nay (gồm ưu tiên thuế và tín dụng) vì như vậy người dân Việt Nam vừa phải chịu đựng gánh nặng thuế khóa vừa phải chịu đựng ô nhiễm không khí để làm lợi cho nhà đầu tư nước ngoài? 

Cho nên, nói về nghịch lý thuế BVMT và ô nhiễm môi trường nhưng chính là nói về nghịch lý cơ cấu nền kinh tế và chính sách nói chung, trong đó có chính sách thuế. 

Bùi Trinh 
(TBKTSG)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Việt Nam đứng thứ 31 trên thế giới về tổng lượng phát thải khí CO2

Xây dựng đề án quản lý kinh doanh tín chỉ cácbon

TỪ KHÓA:phát thải khí nhà kínhthuế bảo vệ môi trườngthuế môi trường
Bài trước Pritzker 2018: KTS Balkrishna Doshi (Ấn Độ)
Bài tiếp Hà Nội trưng bày ga tàu điện ngầm Hồ Gươm để lấy ý kiến người dân
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Từ quản lý nước mưa đến xanh hóa hạ tầng
Góc nhìn 28/06/2025
Thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Tin trong nước 27/06/2025
Cải tạo kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Thái vùng Tây Bắc Việt Nam theo hướng bền vững
Kiến trúc 27/06/2025
TPHCM có thể thu 120.000 tỉ đồng từ quỹ đất dọc các tuyến metro
Kinh tế / Pháp luật 27/06/2025
Hà Nội: Công bố 15 thủ tục mới trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 26/06/2025
Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh và giảm phát thải trong GTVT: Từ nhiệm vụ đến hành động
Góc nhìn 26/06/2025
TP Hồ Chí Minh có thêm nhiều tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu “sạch”
Tin trong nước 26/06/2025
Công bố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM: Phát triển đô thị đa trung tâm
Tin trong nước 25/06/2025
Kinh nghiệm thiết kế FEED từ dự án Đường sắt tốc độ cao Malaysia – Singapore
Nhìn ra thế giới 25/06/2025
Tầm nhìn quy hoạch và động lực phát triển kinh tế “siêu đô thị” TPHCM
Đối thoại 25/06/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?