By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Người dân Đường Lâm phản đối vị trí dãn dân

Ashui.com 25/06/2013
6 phút đọc
SHARE

Tuần qua, tại xã Đường Lâm (TX. Sơn Tây – Hà Nội), UBND thị xã Sơn Tây đã tổ chức hội nghị giới thiệu địa điểm dãn dân và lắng nghe ý kiến nhân dân Đường Lâm về chủ trương dãn dân trong khu vực làng cổ (ảnh). Tuy nhiên, các địa điểm dãn dân mà nhà chức trách đưa ra đều bị người dân bác bỏ.

 

Đẩy dân vào vùng khó khăn? 

Các cơ quan chức năng đã đưa ra ba vị trí được dự kiến xây khu dãn dân, gồm khu Đồi Trung, diện tích gần 20ha, là đất trồng màu; khu Đồng Chậu diện tích 2,9ha và khu Gò Mo, diện tích 7,4ha – đều là đất trồng lúa. Hội nghị tập trung lấy ý kiến nhân dân về vị trí số 1 là khu Đồi Trung vì có diện tích rộng hơn cả, có thể quy hoạch cho hơn 400 hộ dân. 

Đa số ý kiến người dân Đường Lâm đều cho rằng cả 3 vị trí trên quá xa với nơi ở thực tại của người dân. Có người thắc mắc: “Sao đất quanh làng chúng tôi còn nhiều mà không cho chúng tôi dãn dân ra đó, khu Đồi Trung quá khó khăn, chúng tôi không đồng ý”. Ông Cát Văn Vinh (thôn Đoài Giáp) kiến nghị: “Hãy chọn những địa điểm ở gần khu người dân sinh sống, thôn nào thì dãn vào những vị trí có đất trống ở thôn đó, như vậy vẫn bảo đảm được tính cộng đồng. Tôi nghĩ nếu nghiên cứu theo hướng như thế thì người dân sẽ đồng thuận”.

Theo chị Hoa (thôn Mông Phụ): “Cắm đất dãn dân ra Đồi Trung là quá xa đối với nhân dân chúng tôi. Như vợ chồng chúng tôi đang sống với ông bà, nếu dãn dân ra ngoài đó thì làm sao chúng tôi có thời gian đi 5km gửi con để đi làm, kéo xe lúa từ ruộng nhà tôi về khu dãn dân thì phải mất cả nửa ngày trời thì còn làm ăn gì nữa?”. 
 

Đằng sau bức xúc của dân làng 

Nhiều bà con Đường Lâm còn cho rằng khu Đồi Trung dù quá xa, không thuận lợi cho dân, nhưng vẫn được đưa vào vị trí dãn dân làng cổ bởi vì đây là phương án “giải quyết hậu quả” cho doanh nghiệp nào đó đã thu mua phần lớn khu vực này. 

Có chuyện dự án dãn dân liên quan đến doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hay không? Câu hỏi “lý do tại sao lại đưa dân chúng tôi ra Đồi Trung?” cũng được nêu lên nhiều lần trong hội nghị. Sau mỗi câu hỏi “khó” của dân làng như thế này đều không có sự trả lời của cán bộ lãnh đạo.

Bên cạnh đó, nhiều người dân còn cho rằng cần phải có quy hoạch cụ thể cho làng cổ Đường Lâm, sau đó mới nên có hội nghị lấy ý kiến dãn dân này. Chị Giang Tú Oanh (thôn Mông Phụ) bức xúc: “Các vị muốn lấy ý kiến của dân làng thì chúng tôi muốn nói chuyện quy hoạch làng cổ trước đã rồi mới bàn đến chuyện dãn dân; chứ bây giờ làng cổ đang bung bét, nhà tu sửa thì bị phá dỡ, rồi cắt điện, cắt nước của chúng tôi, thanh tra suốt ngày lùng sục như “ấp chiến lược” thì bàn chuyện dãn dân làm gì? Còn nếu chỉ bàn đến 3 vị trí dãn dân kia thì dân làng đều không tán thành các địa điểm trên”.

Sự bức xúc của người dân Đường Lâm được đẩy lên tột đỉnh khi không có vị cán bộ nào trả lời được những câu hỏi của họ, khiến không khí của nghị hết sức căng thẳng. Dân làng ùn ùn bỏ ra về, khiến hội nghị “vỡ trận”.

Như vậy, dự án dãn dân vừa manh nha đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của dân làng Đường Lâm. Việc này làm cho phương án bảo tồn và phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm tiếp tục không tìm được tiếng nói chung giữa nhân dân và những người quản lý. Những câu hỏi vẫn tiếp tục không có lời giải đáp. 

Thành Sơn 

Có thể bạn cũng quan tâm

Để Làng cổ Đường Lâm trở thành Di sản văn hóa thế giới

Xây dựng làng cổ Đường Lâm thành di tích cấp Quốc gia đặc biệt

Sơn Tây âm thầm một phía

Hà Nội công bố quy hoạch bảo tồn làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm nhận giải thưởng về Bảo tồn di sản văn hóa của UNESCO

TỪ KHÓA:dãn dân Đường LâmĐường Lâmgiãn dân Đường Lâmlàng cổ Đường Lâmquy hoạch Đường Lâm
Bài trước Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc TPHCM: Mặt tiền nhà không quá ba màu sơn
Bài tiếp Khu công nghệ cao Hòa Lạc 15 năm chưa xong mặt bằng
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Góc nhìn 07/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Hà Nội không nên “ôm đồm” nhiều làng cổ

Ashui.com 30/12/2013
Phản biện

“Không thể bảo tồn di sản mà quên đi lợi ích dân sinh”

Ashui.com 03/11/2013
Tin trong nước

UNESCO vinh danh 5 nhà cổ Đường Lâm và hầm trú ẩn ở khách sạn Metropole Hà Nội

Ashui.com 05/09/2013
Phản biện

Bảo tồn làng cổ Đường Lâm trong sự phát triển tiếp nối

Ashui.com 10/08/2013
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?