By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Nhìn ra thế giới

Những điều tạo nên thương hiệu “Đường sắt Nhật Bản”

Ashui.com 24/10/2021
6 phút đọc
SHARE

Số lượng hành khách mỗi năm sử dụng đường sắt tại Nhật lên đến hàng tỉ người. Đây là một con số đáng sợ với hệ thống đường sắt tại nhiều quốc gia, nhưng không phải với đất nước mặt trời mọc.

Nếu chỉ nhìn vào những con số, hệ thống đường sắt ở Tokyo, Nhật Bản có thể được xem như một cơn ác mộng. Chỉ riêng khu vực Greater Tokyo, số lượng hành khách trung bình hàng ngày đã vào khoảng 20 triệu người, tương đương với 7,3 tỉ hành khách một năm, gần bằng toàn bộ dân số thế giới. Tuy vậy, những chuyến tàu tại đất nước này vẫn nổi tiếng là được vận hành một cách đúng giờ và hiếm khi gặp sự cố. Trong bài viết này, hãy cùng nhìn lại những điều khiến cho đường sắt trở thành một trong những thương hiệu của đất nước mặt trời mọc.


Người dân đứng chờ tàu trên một sân ga ở Nhật Bản.
(Ảnh: AFP)

Sạch sẽ

Điều đầu tiên bạn thấy khi bước vào một nhà ga ở Nhật Bản là sự sạch sẽ. Không như nhiều nhà ga trên thế giới chỉ được dọn dẹp chiếu lệ, nhân viên nhà ga ở Nhật thường xuyên cọ rửa cầu thang, tay vịn và thang cuốn bằng chất khử trùng. Thậm chí nhà vệ sinh ở đây cũng trông sáng bóng và không hề có rác thải. Điều thú vị hơn nữa là trên sân ga có rất ít thùng rác nhưng hiếm khi thấy giấy gói, hộp hay các loại rác xuất hiện vì người Nhật thường mang theo rác của mình đến nơi quy định để vứt.

Trật tự và yên tĩnh

Ngay cả những lúc bận rộn nhất, các ga tàu tại Tokyo vẫn khá yên tĩnh và trật tự. Người đi làm kiên nhẫn chờ đợi chuyến tàu của mình và ít khi xuất hiện tình trạng xô đẩy hoặc chen lấn. Điều tương tự cũng xảy ra trên các chuyến tàu. Trong khi người đi tàu buộc phải đứng gần nhau, họ vẫn tôn trọng không gian cá nhân của người khác và tạo nên một không gian chật cứng nhưng đầy yên tĩnh. Người dân Nhật Bản cảm thấy khó chịu khi nói chuyện điện thoại hoặc làm bất cứ điều gì xáo trộn sự yên bình trong một khu vực đông đúc như nhà ga hay trên toa tàu.


Dù đông đúc, những ga tàu ở Nhật cũng hiếm khi xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. (Ảnh: AFP)

Luôn luôn đúng giờ

Đây là đặc điểm nổi tiếng nhất của đường sắt Nhật Bản. Những chuyến tàu tại quốc gia này hầu như không bao giờ chậm trễ, và nếu có xảy ra dù chỉ một phút, hành khách cũng sẽ nhận được lời xin lỗi chân thành từ phía nhân viên đường sắt. Vào năm 2017, đại diện của đường sắt Nhật Bản đã lên tiếng xin lỗi công chúng khi một chuyến tàu khởi hành sớm 25 giây so với lịch trình và khiến cho toàn thế giới sửng sốt. Ngay cả khi ngồi trên tàu, hành khách cũng dễ dàng gặp những người ngủ và tỉnh giấc ngay khi tàu vừa dừng lại. Điều này cực kỳ hiếm gặp trên những con tàu ở các đất nước khác.

Cập nhật công nghệ

Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng trong công cuộc phát triển công nghệ, ngành đường sắt nước này cũng không phải ngoại lệ. Bắt kịp các nước tiên tiến khác, Nhật Bản cũng cung cấp Wi-Fi miễn phí tại nhà ga và phát triển những ứng dụng điện thoại nhằm tối ưu trải nghiệm của hành khách. Mang lại trải nghiệm thuận tiện cho người dung là thách thức đối với giao thông của nhiều nước, và Nhật Bản đã vượt qua bằng sức mạnh công nghệ của mình.

Tư nhân hóa đường sắt

Vào năm 1987, Nhật Bản đã chia hệ thống đường sắt quốc gia của mình thành sáu công ty đường sắt và cho các công ty này tự quyết định con đường kinh doanh. Kết quả, nhờ sự cạnh tranh này mà các công ty đều nhắm tới lợi ích của hành khách, người mang lại lợi nhuận cho họ. Bên cạnh đó, việc đầu tư các mảng ngoài lĩnh vực đường sắt của họ cũng sinh lãi và có một lượng vốn lớn để vận hành hệ thống đường sắt một cách hiệu quả nhất.

Anh Vũ

(Lao Động)

TỪ KHÓA:đường sắt Nhật Bản
Bài trước VTN Architects có 2 công trình đoạt giải bình chọn tại Dezeen Awards 2021
Bài tiếp Muốn đạt thỏa thuận về khí hậu, nước giàu cần chi hàng nghìn tỷ USD
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?