By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kiến trúc sư

Pritzker 2017: Rafael Aranda, Carme Pigem và Ramon Vilalta (Tây Ban Nha)

Ashui.com 01/03/2017
14 phút đọc
SHARE

Rafael Aranda, Carme Pigem và Ramon Vilalta đã trở thành chủ nhân giải thưởng kiến trúc Pritzker 2017. Kết quả vừa được công bố từ ngài Tom Pritzker – chủ tịch của Hyatt Foundation, nhà tài trợ cho giải thưởng danh giá nhất của giới kiến trúc.


 
Ba kiến trúc sư có nguồn gốc từ Olot, thuộc vùng Catalonia của Tây Ban Nha, đã làm việc cùng nhau kể từ khi thành lập công ty RCR Arquitectes, tại quê hương vào năm 1988. Các công trình của họ chứng tỏ sự cam kết với địa điểm và câu chuyện của nó, để tạo nên những không gian có thể “đàm thoại” với bối cảnh của chúng. Hài hòa vật liệu với tính trong suốt, Aranda, Pigem và Vilalta tìm kiếm các kết nối giữa nội và ngoại thất, tạo nên kiến trúc đầy cảm xúc và trải nghiệm. 

Theo ban giám khảo, các kiến trúc sư đã đạt được một cái gì đó sâu sắc: Một phản ứng với nỗi lo sợ rằng toàn cầu hóa và xu hướng thiết kế toàn cầu sẽ dần diệt trừ giá trị địa phương, nghệ thuật và phong tục. 

“Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa mà chúng ta phải dựa vào ảnh hưởng quốc tế, thương mại, thảo luận, giao dịch, v.v. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người lo sợ rằng, vì những ảnh hưởng quốc tế này, chúng ta sẽ mất giá trị địa phương của mình, nghệ thuật địa phương của mình, và phong tục tập quán của mình. Họ quan tâm và đôi khi sợ hãi,” ban giám khảo đã viết trong trích dẫn. 

Lễ trao giải thưởng Pritzker năm nay sẽ diễn ra tại State Guest House, Akasaka Palace ở Tokyo, Nhật Bản vào ngày 20/5/2017. 

9 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ RCR ARQUITECTES

Những công trình của RCR Arquitectes chủ yếu tập trung ở vùng Catalonia (Tây Ban Nha), mặc dù những dự án gần đây của họ đã có mặt tại Pháp & Bỉ – công ty đã tạo một chỗ đứng vững chắc tại vùng Đông Bắc Tây Ban Nha và lập nên một “giáo phái” của riêng mình trong cộng đồng học thuật thế giới.

9 điều cần biết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn rõ nét hơn về chủ nhân mới của giải thưởng Pritzker 2017:

1. RCR Arquitectes được thành lập vào năm 1988 tại Olot, Catalonia, Tây Ban Nha:
Ngay sau khi tốt nghiệp từ trường Escola Tècnica Superior d’Arquitectura del Vallès (ETSAV), Rafael Aranda, Carme Pigem và Ramon Vilalta đã quay trở về quê nhà ở Olot – ngày nay có dân số 34,000 người – để thành lập công ty. Thành phố này nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp, được bao bọc bởi 4 ngọn núi lửa trong Công viên tự nhiên Garrotxa. Chính sự gần gũi với thiên nhiên này đã ảnh hưởng lớn đến sự nhạy cảm trong thiết kế của RCR Arquitectes.

2. Thành công đầu tiên của bộ 3 này là chiến thắng trong cuộc thi thiết kế Ngọn Hải Đăng Punta Aldea năm 1989:
Trong thiết kế của mình cho ngọn hải đăng, RCR Arquitectes đã cố gắng suy nghĩ lại về cách sắp đặt của tòa nhà: Carmen Pigem từng giải thích với kiến trúc sư sử học William JR Curtis rằng: một ngọn hải đăng “không nhất thiết phải là một tòa tháp mà có thể là ánh sáng ở một độ cao nhất định”. Và kết quả cho ra đời một thiết kế khác xa so với những gì mà chúng ta thường hay nghĩ đến về một ngọn hải đăng.

3. RCR Arquitectes đã từng nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá:
RCR Arquitectes đã từng nhận giải thưởng quốc gia năm 2005 được cấp bởi chính phủ Catalonia vì những đóng góp cho Văn hóa Kiến trúc; Giải thưởng Pháp “Chevalier de l’Ordre des Arts et des Lettres” năm 2008 & 2014; và Huy chương Vàng trao tặng bởi Học viện Pháp.
Họ cũng là những nghiên cứu sinh danh dự của Học viện Kiến trúc Mỹ (2010), & Nghiên cứu sinh quốc tế của Học viện Kiến trúc Hoàng gia Anh (2012).

4. Bộ 3 đã từng từ chối lời đề nghị hấp dẫn với khoản hoa hồng lớn:
Phát biểu tại một sự kiện tại CH Séc, Carme Pigem đã giải thích tại sao công ty lại từ chối lời đề nghị thiết kế một khu phức hợp 300 căn hộ – dựa trên lời khuyên từ một vị giáo sư:
“Bạn phải từ chối lời đề nghị từ khách hàng lớn đầu tiên. Khi bắt đầu làm một kiến trúc sư, bạn sẽ nhận được những lời đề nghị về một dự án khổng lồ ở những khu vực hấp dẫn, hãy từ chối chúng. Đó là một cái bẫy. Rất nhiều kiến trúc sư tài năng đã dành nhiều năm đầu trong sự nghiệp của họ để theo đuổi một điều hão huyền. Kết quả là năng lượng bị lãng phí, trong khi bạn có thể đầu tư vào những dự án nhỏ nhưng có ý nghĩa hơn.”

5. Studio riêng của công ty được chuyển đổi sử dụng từ một xưởng đúc đầu thế kỷ 20:
Phòng thí nghiệm Barberi được cải tạo bởi các kiến trúc sư từ năm 2005 đến năm 2008. Các cải tạo này vẫn thể hiện được những thành phần mang cấu trúc công nghiệp ban đầu, bên cạnh những phòng chức năng khác như văn phòng cho đội ngũ sáng lập, không gian làm việc cho nhân viên công ty, và một không gian riêng biệt độc đáo mà thiết kế của nó được mô tả “giống như một phòng trà … bao quanh bởi những bức tường ảm đạm của tàn tích.”

6. Aranda, Pigem, và Vilalta đã thành lập 2 tổ chức khác để phối hợp hoạt động cùng với công ty của họ cho các mục tiêu kiến trúc xa hơn:
Năm 2008, bộ ba sáng lập RCR Lab A, một “phòng thí nghiệm kiến trúc mở” được thiết kế để cung cấp “không gian phát triển nghiên cứu và sáng tạo.”
Sau đó, vào năm 2013, họ thành lập RCR Bunka Foundation, nhằm mục đích “kích thích đánh giá của xã hội về kiến trúc & cảnh quan nói riêng cũng như nghệ thuật & văn hóa nói chung” thông qua các buổi triển lãm và sự kiện.

7. Mặc dù được ca ngợi về kiến trúc tại địa phương nhưng ảnh hưởng RCR Arquitectes là “toàn cầu”:
Một số trong những ảnh hưởng được trích dẫn là Alvar Aalto, Richard Serra, Pierre Soulages, và kiến trúc Nhật Bản, đặc biệt là SANAA.

8. Chủ đề chính trong các thiết kế của RCR Arquitectes là sự kết nối giữa không gian bên trong & bên ngoài, thừa nhận chuyển động của thời gian, của cấu trúc & tính trọng yếu, đồng thời phi vật chất hóa không gian của họ:
Theo Josep Maria Montaner, RCR Arquitectes là “Bậc thầy trong việc tạo ra các không gian bên trong & bên ngoài, tới mức kiên trì tiếp tục xu hướng đó trong kiến trúc hiện đại, phá vỡ ranh giới giữa nội thất và ngoại thất. Họ đã rèn dũa hoàn hảo kỹ năng tạo ra các màng lọc mà đồng thời không theo lối mòn của tính hai mặt bên trong và bên ngoài thường thấy”.

9. Một trong những vật liệu thường sử dụng của RCR Arquitectes là Thép Cor-ten:
Thép cor-ten, hay còn được gọi đơn giản là thép gỉ tái chế, được sử dụng trong một số dự án nổi bật nhất của RCR Arquitectes như: nhà máy rượu Bell-Lloc, Bảo tàng Soulages, và Nhà hát La Lia.
Việc chọn lựa vật liệu này dường như có liên quan đến ý đồ của RCR Arquitectes trong việc thể hiện thời gian. “Đối với RCR, thép là một loại vật liệu công nghiệp hiện đại, nhưng nó cũng thể hiện được tính cổ xưa, đó là quá trình biến đổi do tác động của thời tiết theo thời gian” – William JR Curtis nói.

(TOTO Information Center dịch từ ArchDaily) 

Một số công trình của Rafael Aranda, Carme Pigem và Ramon Vilalta: 


Bell–Lloc Winery, 2007, Palamós, Girona, Spain
(Ảnh: Hisao Suzuki) 


Bell–Lloc Winery, 2007, Palamós, Girona, Spain
(Ảnh: Hisao Suzuki)


Bell–Lloc Winery, 2007, Palamós, Girona, Spain
(Ảnh: Hisao Suzuki)


Bell–Lloc Winery, 2007, Palamós, Girona, Spain
(Ảnh: Hisao Suzuki) 


Soulages Museum, 2014, Rodez, France / cộng tác với G. Trégouët
(Ảnh: Hisao Suzuki) 


Soulages Museum, 2014, Rodez, France / cộng tác với G. Trégouët
(Ảnh: Hisao Suzuki)


Soulages Museum, 2014, Rodez, France / cộng tác với G. Trégouët (Ảnh: Hisao Suzuki)


Soulages Museum, 2014, Rodez, France / cộng tác với G. Trégouët (Ảnh: Hisao Suzuki)


La Lira Theater Public Open Space, 2011, Ripoll, Girona, Spain / cộng tác với J. Puigcorbé (Ảnh: Hisao Suzuki)


La Lira Theater Public Open Space, 2011, Ripoll, Girona, Spain / cộng tác với J. Puigcorbé (Ảnh: Hisao Suzuki)


La Lira Theater Public Open Space, 2011, Ripoll, Girona, Spain / cộng tác với J. Puigcorbé
(Ảnh: Hisao Suzuki) 


El Petit Comte Kindergarten, 2010, Besalú, Girona, Spain / cộng tác với J. Puigcorbé (Ảnh: Hisao Suzuki) 


El Petit Comte Kindergarten, 2010, Besalú, Girona, Spain / cộng tác với J. Puigcorbé (Ảnh: Hisao Suzuki)


El Petit Comte Kindergarten, 2010, Besalú, Girona, Spain / cộng tác với J. Puigcorbé (Ảnh: Hisao Suzuki)


El Petit Comte Kindergarten, 2010, Besalú, Girona, Spain / cộng tác với J. Puigcorbé (Ảnh: Hisao Suzuki)


Les Cols Restaurant Marquee 2011 Olot, Girona, Spain (Ảnh: Hisao Suzuki) 


Les Cols Restaurant Marquee 2011 Olot, Girona, Spain (Ảnh: Eugeni Pons)


Les Cols Restaurant Marquee 2011 Olot, Girona, Spain (Ảnh: Hisao Suzuki)


Les Cols Restaurant Marquee 2011 Olot, Girona, Spain (Ảnh: Hisao Suzuki)


Barberí Laboratory 2008 Olot, Girona, Spain (Ảnh: Hisao Suzuki)


Barberí Laboratory 2008 Olot, Girona, Spain (Ảnh: Hisao Suzuki)


Barberí Laboratory 2008 Olot, Girona, Spain (Ảnh: Pep Sau) 


Sant Antoni – Joan Oliver Library, Senior Citizens Center and Cándida Pérez Gardens, 2007, Barcelona, Spain (Ảnh: Eugeni Pons)


Sant Antoni – Joan Oliver Library, Senior Citizens Center and Cándida Pérez Gardens, 2007, Barcelona, Spain (Ảnh: Hisao Suzuki)


Sant Antoni – Joan Oliver Library, Senior Citizens Center and Cándida Pérez Gardens, 2007, Barcelona, Spain
(Ảnh: Hisao Suzuki)


Sant Antoni – Joan Oliver Library, Senior Citizens Center and Cándida Pérez Gardens, 2007, Barcelona, Spain
(Ảnh: Hisao Suzuki)


Tossols-Basil Athletics Track 2000 Olot, Girona, Spain
(Ảnh: Ramon Prat)


Tossols-Basil Athletics Track 2000 Olot, Girona, Spain
(Ảnh: Hisao Suzuki)


Tossols-Basil Athletics Track 2000 Olot, Girona, Spain
(Ảnh: Hisao Suzuki)


Tossols-Basil Athletics Track 2000 Olot, Girona, Spain
(Ảnh: Hisao Suzuki)


La Cuisine Art Center 2014 Nègrepelisse, France
(Ảnh: Hisao Suzuki)


La Cuisine Art Center 2014 Nègrepelisse, France
(Ảnh: Hisao Suzuki)


La Cuisine Art Center 2014 Nègrepelisse, France
(Ảnh: Hisao Suzuki)


Row House 2012 Olot, Girona, Spain
(Ảnh: Hisao Suzuki)


Row House 2012 Olot, Girona, Spain
(Ảnh: Hisao Suzuki)


Row House 2012 Olot, Girona, Spain
(Ảnh: Hisao Suzuki) 

Ashui.com (Nguồn: PritzkerPrize.com)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Giải thưởng Pritzker 2025: KTS Liu Jiakun (Trung Quốc)

Giải thưởng Pritzker 2024: KTS Riken Yamamoto (Nhật Bản)

Giải thưởng Pritzker 2023: David Chipperfield (Anh)

Giải thưởng Pritzker 2022: Francis Kéré (Burkina Faso)

Giải thưởng Pritzker 2021: Anne Lacaton & Jean-Philippe Vassal (Pháp)

TỪ KHÓA:Carme PigemPritzkerPritzker Architecture PrizePritzker PrizeRafael ArandaRamon VilaltaRCR Arquitectes
Bài trước Quỹ đầu tư… bất động
Bài tiếp Hoàn tất vụ Trung Quốc chi hơn 1 tỷ bảng mua tòa nhà cao nhất London
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin trong nước 11/05/2025
[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
Sự kiện 11/05/2025
Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kiến trúc sư

Giải thưởng Kiến trúc Pritzker 2020: Yvonne Farrell và Shelley McNamara

Ashui.com 04/03/2020
Kiến trúc sư

Pritzker 2019: Arata Isozaki (Nhật Bản)

Ashui.com 06/03/2019
Kiến trúc sư

Pritzker 2018: KTS Balkrishna Doshi (Ấn Độ)

Ashui.com 07/03/2018
Kiến trúc sư

Giải thưởng kiến trúc Pritzker 2016 thuộc về KTS Alejandro Aravena (Chile)

Ashui.com 14/01/2016
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?