By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
    Cả nước hoàn thành 11 dự án nhà ở xã hội trong quí 1-2025
    KTSG Online 16/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Quy trình ngược

Ashui.com 05/09/2022
12 phút đọc
SHARE

Ngày 27/8/2022, UBND phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội đã tổ chức cho phụ huynh trên địa bàn phường bốc thăm suất học cho trẻ 3 tuổi và 4 tuổi tại trường Mầm non Hoàng Liệt năm học 2022-2023. Từ đây có thể thấy, ngoài việc thay đổi quy trình ra thì phải thay đổi cả quan niệm về làm quy hoạch…


Trong các quy chuẩn về kinh tế – xã hội cho một khu đô thị thì vấn đề dân số là quan trọng nhất. Trong ảnh: Một khu đô thị ở TPHCM. (Ảnh: H.P)

Từ chuyện bốc thăm suất học mầm non

Số là năm học này trường Mầm non Hoàng Liệt nhận được 939 hồ sơ đăng ký nhập học nhưng chỉ có thể nhận tối đa 559 cháu từ 3-5 tuổi. Trong số này, trường ưu tiên nhận hết 226 trẻ 5 tuổi, nhằm đảm bảo 100% trẻ 5 tuổi được đi học mầm non, chuẩn bị cho việc vào lớp 1 trong năm học tới. Còn các trẻ từ 3-4 tuổi, trường chỉ có thể nhận 333/713 cháu. Như vậy 380 cháu còn lại, bố mẹ phải đi tìm trường khác hoặc có phương án khác.

Đứa trẻ nào được học tại trường của phường và đứa trẻ nào phải đi nơi khác hoàn toàn phụ thuộc vào việc bốc thăm may rủi của bố mẹ. Điều này gây ra bất ngờ và hoang mang cho phụ huynh. Theo lẽ thường, khi các cháu có hộ khẩu ở phường thì đương nhiên được học ở trường công sở tại. Với tình hình này thì bố mẹ lại phải, chẳng hạn, đôn đáo đi tìm trường công khác trái tuyến. Kéo theo đó là những chuyện phát sinh khác liên quan đến việc phải điều chỉnh thời gian đưa đón, tuyến đường di chuyển và thói quen của trẻ. Những đứa trẻ nhà sát nhau mà có đứa có thể đi bộ lững thững đến trường, có đứa phải dậy sớm hơn theo cha mẹ đi học trường xa, chúng không hiểu tại sao lại thế.

Quy hoạch không gian mà đi trước quy hoạch kinh tế – xã hội, xây dựng công trình (nhà ở, chung cư, công sở, khu công nghiệp, khu đô thị) hoàn toàn không tính đến các dịch vụ xã hội kèm theo. Đó là quy hoạch ngược.

Thật ra việc chạy vạy tìm trường cho trẻ mẫu giáo vào đầu năm học mới đã diễn ra ở Hà Nội từ nhiều năm nay. Hình ảnh những dãy dài cha mẹ xếp hàng nộp đơn từ 4-5 giờ sáng không phải là lạ, nhưng chuyện bốc thăm may rủi thì đây là lần đầu tiên. UBND quận Hoàng Mai và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai lúng túng không biết phải làm như thế nào trước sự chất vấn của người dân, chưa kể trước những lo ngại tiêu cực kiểu “cửa sau”, hoặc “dưới gầm bàn”.

Bà Trương Thu Hà, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai, cho biết năm rồi quận đã xây thêm hai trường mầm non, nhưng với tốc độ tăng khoảng 2.000 trẻ mầm non mỗi năm, các cơ sở công lập chỉ đáp ứng được gần 20%. Tương tự như thế, hệ thống trường tiểu học công lập cũng chỉ tiếp nhận được 3.000-4.000 học sinh, trong khi số học sinh tiểu học trên địa bàn là hơn 8.000 cháu. Cho nên mọi chuyện cứ rối như canh hẹ, gây khó khăn cho người dân và cả cho cơ quan công quyền.

Xây dựng công trình không tính đến dịch vụ xã hội đi kèm

Từ chuyện của quận Hoàng Mai nhìn ra hai thành phố lớn là thành phố Hà Nội, TPHCM và các thành phố khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, có thể thấy hiện tượng tồn tại rất lâu này, là quy hoạch không gian đi trước quy hoạch kinh tế – xã hội, xây dựng công trình (nhà ở, chung cư, công sở, khu công nghiệp, khu đô thị) hoàn toàn không tính đến các dịch vụ xã hội kèm theo. Đó là quy hoạch ngược.

Ở các nước khác, trước khi ra đời một khu đô thị, một khu phố, thậm chí một chung cư, là người ta đã dự tính: khu vực đó sẽ phát triển loại hình kinh tế gì, quy mô và cơ cấu dân số như thế nào – tối thiểu (min) và tối đa (max) là bao nhiêu…? Để phục vụ cho lượng dân đó và hoạt động ngành nghề như thế thì cần phải có những loại dịch vụ gì, số lượng, chất lượng, vị trí… ra sao? Trên cơ sở đó người ta mới tính đến chuyện cần phải (hay chỉ được) xây dựng bao nhiêu căn hộ và hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kể cả chuyện thu gom rác thải, như thế nào.

Cần nhấn mạnh, trong các quy chuẩn về kinh tế – xã hội cho một khu đô thị thì vấn đề dân số là quan trọng nhất. Trên nguyên tắc “đô thị là khu vực có lãnh thổ hạn chế, tài nguyên hạn chế” cho nên không thể nhồi nhét bao nhiêu dân cũng được, mà phải tính đến “ngưỡng đô thị”. Đơn giản là với diện tích đất như thế, với khả năng cung cấp nước, nguồn năng lượng, nguồn lương thực, thực phẩm, và thoát nước như thế thì chỉ có thể nuôi được bấy nhiêu người. Giả sử như khu vực đó có sức chứa dân cư ban đầu là 300.000 người thì nhà quy hoạch không chỉ tính xây dựng nhà ở cho 500.000 người (tính sức nở tối đa của thành phố) mà còn tính và xây dựng các dịch vụ xã hội cho từng ấy con người. Còn khi dân số có nguy cơ vượt ngưỡng 500.000 thì phải có quá trình “phân thân”, tức là xây dựng các thành phố vệ tinh gần đâu đó để chứa phần nở ra. Nhiều khu dân cư ở thành phố Hà Nội và TPHCM khi dân số gia tăng sau 15 năm thì hệ thống thoát nước thải không dùng được nữa vì quá nhỏ bé.

Ở các thành phố của Việt Nam hiện nay, việc phát triển ào ạt các khu đô thị với hàng chục, thậm chí hàng trăm nhà cao tầng nén trong một khu vực hẹp là điều không hiếm. Xây bao nhiêu bán hết bấy nhiều, dân ùn ùn kéo về nhưng chỉ sau một thời gian ngắn là bộc lộ ra các khiếm khuyết, nhẹ là thiếu công viên cây xanh, thiếu chỗ chơi cho trẻ em, người già, thiếu bãi đậu xe; nặng hơn nữa là thiếu nhà trẻ, trường học, bệnh viện, thiếu hệ thống xử lý rác, nước thải. Có nhiều chung cư xây xong, dân về ở mà không có cầu, đường, không có nước sạch, không có điện. Những khu dân cư mới rơi vào tình trạng thiếu dịch vụ như thế khá nhiều.

Đồ án quy hoạch phải trưng bày, triển lãm cho dân coi trước để góp ý. Cách thức “áp ý tưởng”, “áp quy hoạch” vào dân, “áp giá” khi giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa nên bỏ đi.

Không chỉ nhà đầu tư mà còn có nhiều vị quan chức cho rằng cứ xây nhà bán cho dân cái đã còn các dịch vụ khác tính sau, làm dần, thiếu gì làm nấy theo kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng” hay “sai đâu sửa đấy”; còn trong trường hợp chủ đầu tư không làm, không có kinh phí thì tự khắc dân sẽ phải bàn bạc với nhau để bỏ tiền, thuê người làm, vì đó là nhu cầu của dân, dân không làm thì dân thiệt.

Thực tế cho thấy cách quy hoạch như thế mang lại hệ quả xấu, trong nhiều trường hợp không khắc phục được nữa. Chẳng hạn, trong quy hoạch 1/2000 của quận không tính đến dành đất cho nhà trẻ, trường tiểu học, công viên hay là nhà tang lễ thì sau này có tiền cũng không làm được, như trường hợp quận Hoàng Mai là một ví dụ.

Người dân ta thán rất nhiều về quy hoạch treo, quy hoạch ngược, quy hoạch phi thực tế. Làm thế nào để khắc phục được chuyện này thì không phải dễ, bởi quy trình như thế rồi. Ngoài việc thay đổi quy trình ra thì phải thay đổi cả quan niệm, rằng quy hoạch khu dân cư, quy hoạch thành phố không phải là chuyện vẽ bản đồ xanh đỏ của mấy ông kiến trúc sư, mà là của toàn dân. Ở các nước, chủ tịch hội đồng quy hoạch thành phố thường là nhà kinh tế học, xã hội học chứ không phải là kiến trúc sư; đồ án quy hoạch phải trưng bày, triển lãm cho dân coi trước để góp ý. Cách thức “áp ý tưởng”, “áp quy hoạch” vào dân, “áp giá” khi giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa nên bỏ đi.

Nguyễn Minh Hòa

(KTSG Online)

Có thể bạn cũng quan tâm

Luật Quy hoạch đòi hỏi cải cách thể chế

Quy hoạch đô thị theo tư duy cũ – Cách nhanh nhất để… bức tử một thành phố

ĐBSCL sẽ “khai tử” quy hoạch riêng lẻ, tiến đến quy hoạch tích hợp

Đổi mới phương pháp tiếp cận phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Luật Quy hoạch tích hợp hay là khung?

TỪ KHÓA:đổi mới quy hoạch
Bài trước Quy định về an toàn cháy tại nhà xưởng của Việt Nam không cao hơn các quốc gia khác như Singapore hay Mỹ
Bài tiếp Daniel Libeskind: Trân trọng quá khứ để dựng xây tương lai
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
Điện Thái Hòa – công trình di sản xanh đầu tiên tại Việt Nam
Điểm đến 16/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Sự kiện

Hội thảo quốc tế “Xây dựng Dự án Luật Quy hoạch – Kinh nghiệm quốc tế và sự lựa chọn cho Việt Nam”

Ashui.com 24/08/2015
Quy hoạch đô thị

Lấp “lỗ hổng” chất lượng quy hoạch: Tiết kiệm lớn cho ngân sách

Ashui.com 13/11/2014
tphcm1
Phản biện

Đổi mới quy hoạch kinh tế đô thị để phát triển

Ashui.com 30/09/2013
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?