By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kiến trúc sư

Rào cản trong tiếp cận công trình xây dựng của người Điếc và người Khiếm thính

Ashui.com 06/09/2017
10 phút đọc
SHARE

Thị trường 2,5 triệu người Điếc và Khiếm thính ở Việt Nam quan tâm tới những khía cạnh nào của xây dựng và thiết kế công trình? 

Trên thế giới có khoảng 1 tỷ người khuyết tật, chiếm 7,3% tổng dân số, trong đó có khoảng 70 triệu người Điếc và Khiếm thính. Ở Việt Nam con số này là 7,3 triệu người khuyết tật, bao gồm 2,5 triệu người Điếc và Khiếm thính. Cộng đồng người Điếc là những người hoàn toàn không “nghe, nói” và chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu như phương tiện để giao tiếp chính. Trong khi đó người nghe kém, người suy giảm thính lực, hay theo cách gọi trong Quan điểm Văn Hóa – người Khiếm thính, người Một nửa là những người vẫn có khả năng “nghe, nói” và giao tiếp bằng ngôn ngữ lời nói, đồng thời có thể sử dụng hoặc không sử dụng ký hiệu ở mức phụ trợ.

 


Công trình kiến trúc thân thiện với người Điếc và người Khiếm thính rất thiếu vắng ở Việt Nam, một phần vì đây là khái niệm còn mới mẻ đối với các kiến trúc sư trong nước.
 

Việc phân định rõ giữa người Điếc và người Khiếm thính là rất quan trọng vì nó giúp chỉ ra sự khác biệt trong nhu cầu về kiến trúc giữa hai nhóm đối tượng này. Trong khi kiến trúc dành cho người Điếc chú trọng vào độ tương phản màu sắc giữa sàn, trần và tường cũng như khả năng mở rộng tầm quan sát và các phương tiện báo hiệu bằng ánh sáng thì kiến trúc dành cho người Khiếm thính tập trung khai thác tính năng cách âm của vật liệu xây dựng… 


Lớp học tại trường Khiếm Thính tỉnh Lâm Đồng. Cách bố trí chỗ ngồi cho học sinh theo hình chữ U giúp tăng cường khả năng tiếp thu của trẻ.

Cụ thể, các phòng, nhất là phòng riêng của người Điếc cần trang bị công tắc đèn liên thông trong và ngoài phòng dùng để gọi và báo tin. Người Điếc có nhu cầu sử dụng công tắc đèn như một phương tiện gọi hoặc ra thông báo “tôi đang ở đây”, “tôi cần dùng phòng vệ sinh”, “xin hãy mở cửa ra”… Trong khi đó đối với người Khiếm thính, cường độ hoặc tần số của các thiết bị âm thánh báo hiệu như loa, đài cần được thiết kế sao cho không gây khó chịu hoặc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Trong các công trình trường học, cơ sở giáo dục, cách thiết kế phổ biến hiện nay làm cản trở tầm nhìn của học sinh. Với các công trình liên quan đến học sinh người Điếc, không gian nên thiết kế theo hình vòng cung, khả năng di chuyển tự do của đồ nội thất cần được ưu tiên. Trong khi đó với học sinh Khiếm thính, khả năng cách âm tuyệt đối của phòng và các vật liệu sử dụng cho nội thất phòng học sẽ giúp tăng cường mức độ tập trung và đảm báo tính chính xác trong việc luyện nghe nói.


Trường Elb dạy trẻ Điếc và Khiếm thính Hamburg, CHLB Đức là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc tiếp cận.


Màu sắc, kết cấu không gian, chất liệu của ngôi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của học sinh người Điếc và Khiếm thính.

Khi trò chuyện trên đường dành cho người đi bộ, người Điếc dễ gặp nguy hiểm do vỉa hè ở Việt Nam hẹp, thiếu các công cụ hỗ trợ quan sát (gương, kính…). Phần vỉa hè thường bị lấn chiếm, nhiều khi xe cô vượt lên cả vỉa hè để đi trong khi đó người Điếc có nhu cầu nới rộng khoảng cách giao tiếp phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ của họ. Khi cần nơi tụ họp, vui chơi, nhu cầu của người Điếc về không gian rộng, thoáng của họ cao do tính cộng đồng và cách giao tiếp sử dụng tay ra dấu kết hợp với điệu bộ cơ thể. Các quán cà phê hay địa điểm tụ họp nên bố trí bàn ghế có thành tựa thấp, không cố định và dễ di chuyển, không gian giảm góc khuất sẽ thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin của người Điếc. Các không gian yên tĩnh, chú trọng tới thiết kế tiêu âm, giảm tiếng ồn sẽ tạo ra sự thoải mái và thân thiện cho người Khiếm thính.

Theo khảo sát về “Thực trạng kiến trúc tiếp cận dành cho người Điếc và Khiếm thính trên địa bàn Hà Nội” do dự án Hòa nhập Xã hội thực hiện vào tháng 4 vừa qua tại Chi hội người Điếc Hà Nội, ở Việt Nam hiện nay kiến trúc tiếp cận dành cho người khuyết tật nói chung và người Điếc, người Khiếm thính nói riêng rất khó để phát triển. Vì ngay đến kiến trúc thông thường để người tham gia giao thông tiếp cận được như vỉa hè cho người đi bộ còn bị lấn chiếm thì điều này càng khó khăn hơn với các nhóm đối tượng yếu thế. Tuy nhiên thực tế này sẽ không gây trở ngại cho triển vọng phát triển các công trình kiến trúc thân thiện, đáp ứng nhu cầu của người Điếc và người Khiếm thính trong tương lai. Sự ra đời của quy chuẩn Xây dựng Việt Nam áp dụng đối với thiết kế công trình không rào cản QCXDVN 10:2014 Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng là khởi đầu cho việc nhìn nhận đúng mức nhu cầu của nhóm đối tượng yếu thế này, cùng với hàng loạt cam kết của chính phủ Việt Nam đối với việc thực thi Công ước Quốc tế về Quyền của Người Khuyết tật. Những bước tiến về chính sách và phát luật nói trên vô hình chung mở ra một xu hướng mới cho các kiến trúc sư “dấn thân khai phá”. Kỳ vọng trong tương lại không xa, các trường học, các công trình công cộng và dân sinh với thiết kế đột phá cho người sử dụng là người Điếc và Khiếm thính sẽ xuất hiện ở Việt Nam đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng xã hội và rất có thể mang lại danh tiếng cho quốc gia trong xu thế kiến trúc tiếp cận toàn cầu. 

Nhằm góp phần thúc đẩy môi trường xây dựng đảm bảo tiếp cận và đem lại cuộc sống độc lập, hạnh phúc cho người khuyết tật nói chung và cộng đồng người Điếc và người Khiếm Thính nói riêng, đồng thời chia sẻ về công trình tiêu biểu – trường Elb dạy trẻ Điếc và Khiếm thính Hamburg, CHLB Đức, dự án Hòa nhập Xã hội tổ chức Hội thảo “Kiến trúc với người Điếc & người Khiếm thính – Các giải pháp Kiến trúc và Kỹ thuật thúc đẩy hòa nhập cuộc sống cho người Điếc và người Khiếm thính“. Hội thảo được tổ chức vào 8 giờ 30 – 12 giờ, thứ Bảy, 16/09/2017 tại Panasonic Risupia Vietnam, tầng 2, tòa nhà Sunrise, 90 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội với sự tài trợ của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam và tổ chức phi chính phủ Schmitz-Stiftungen CHLB Đức. Để tham gia hội thảo, vui lòng đăng ký tại http://bit.ly/HoiThaoKienTrucTiepCan. 

VSSE 

Có thể bạn cũng quan tâm

Một số công trình trường học tiêu biểu dành cho người Điếc & Khiếm thính trên thế giới

TỪ KHÓA:dự án Hòa nhập Xã hộingười điếc và khiếm thính
Bài trước Tập đoàn Nam Cường và dấu ấn đầu tư cho giáo dục
Bài tiếp Cần có đánh giá khoa học về sản xuất và sử dụng amiăng trắng
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

An Cường ra mắt 21 màu Acrylic vân gỗ mới nhất năm 2025
Trang trí nội thất 13/05/2025
Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin trong nước 11/05/2025
[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
Sự kiện 11/05/2025
Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?