By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
    Tạp chí Xây dựng 13/05/2025
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
    Báo Xây dựng 12/05/2025
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Nhìn ra thế giới

Sự biến dạng của thành phố ở Indonesia sau thảm họa động đất, sóng thần

Ashui.com 06/10/2018
9 phút đọc
SHARE

Không chỉ chịu thiệt hại nặng nề và số người chết cao nhất, địa chất Palu cũng thay đổi sau động đất 7,5 độ và sóng thần cao 6 m.

Trận động đất mạnh 7,5 độ kích hoạt sóng thần cao 6 m tràn vào thành phố ven biển Palu và thị trấn Donggala, tỉnh Trung Sulawesi, Indonesia hôm 28/9 đã gây ra sự tàn phá trên diện rộng và giết chết 1.558 người, Reuters dẫn số liệu mới nhất từ Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai quốc gia Indonesia cho biết.

 


Người dân địa phương hôm nay đi qua những gì còn sót lại của nhà thờ Hồi giáo bị phá hủy trong động đất và sóng thần ở Palu. (Ảnh: Reuters) 

Palu – nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất

Phần lớn những người thiệt mạng đều ở Palu, thủ phủ tỉnh Trung Sulawesi trên đảo Sulawesi, một trong 5 đảo chính của Indonesia. Dữ liệu vệ tinh cho thấy hơn 3.000 ngôi nhà bị phá hủy tại thành phố này. Động đất và sóng thần xảy ra vào dịp thành phố đang kỷ niệm 40 năm thành lập với hàng trăm người tập trung trên bãi biển để tham dự lễ hội. Những cơn sóng khổng lồ đã cuốn trôi nhiều người trong lễ hội đó. 


Những khu vực chịu ảnh hưởng của động đất, sóng thần ở Palu theo ký hiệu: vàng – có thể hư hại, cam – bị hư hại, đỏ – bị phá hủy. (Đồ họa: Reuters) 


Thành phố Palu trước và sau thảm họa kép ngày 28/9. (Đồ họa: Reuters) 

Các nhà khoa học nhận định, địa hình hẹp của vịnh Palu đã khiến sóng thần cao hơn và mạnh hơn khi tràn vào bờ. Hình ảnh từ vệ tinh và truyền thông cho thấy những ngôi nhà, cửa hàng bị phá hủy, cầu bị sập và một nhà thờ Hồi giáo ngập nước do sóng thần quét qua. Một số khu vực trong thành phố hoàn toàn bị xóa sổ. 

Cầu Palu IV hứng chịu toàn bộ sức mạnh của sóng thần khi nó tràn vào trung tâm bãi biển. Khung kim loại của cầu bây giờ chỉ còn là một đống đổ nát méo mó nằm ở cửa sông.


Cầu Palu IV trong bức ảnh chụp ngày 1/10 chỉ còn là đống kim loại méo mó sau khi sóng thần quét qua. (Ảnh: Reuters) 

Do đường bờ biển của vịnh cong về phía đông nên sự phá hủy rộng hơn. Toàn bộ tuyến phố, khu dân cư và đường sá ven biển không còn. Lối đi dạo bằng bê tông ven biển và công viên cũng bị xóa sổ và hiện bị ngập nước.


Khu vực ven biển Palu trước và sau thảm họa. (Đồ họa: Reuters) 

Dữ liệu từ Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa lý Indonesia (BMKG) cũng cho thấy nguy cơ ngập lụt do hậu quả của sóng thần. Đồ họa bên dưới cho thấy nước xâm nhập vào bờ bao xa tùy thuộc vào độ cao của sóng. Các báo cáo cho thấy sóng thần đạt độ cao tới 6 m khi tràn vào Palu.


Sóng thần cao 6m ập vào Palu khiến nước xâm nhập sâu vào nội địa. (Đồ họa: Reuters) 

Dịch chuyển đất đá

Palu nằm trên vết đứt gãy Palu – Koro chạy dọc rìa vịnh theo hướng bắc nam. Các nhà địa chất học ước tính các phân đoạn của vết đứt gãy này tại Palu là nơi xảy ra dịch chuyển giữa các mảng kiến tạo cao nhất ở Indonesia, khoảng 4 cm mỗi năm, khiến khu vực này có nguy cơ động đất cao hơn.

Trong một va chạm trượt, hai bên của đường đứt gãy sẽ va chạm nhau theo chiều ngang. Tiến sĩ Austin Elliott của Trung tâm Quan sát và Mô phỏng Động đất, Núi lửa và Kiến tạo (COMET) tại Đại học Oxford, lưu ý rằng sự dịch chuyển lớn dọc theo đường đứt gãy sẽ gây ra rung chấn mạnh.

“Theo dõi ảnh vệ tinh, chúng ta thấy tối đa 7 m bề mặt đã bị dịch chuyển theo hướng ngược nhau trên đường đứt gãy. Quan trọng hơn, hình ảnh vệ tinh chi tiết tiết lộ vết đứt gãy bị nứt khoảng 60-70 km về phía nam so với dữ liệu địa chấn trước đó, đồng nghĩa với việc khu vực và dân số bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với ước tính ban đầu”, Elliott nhận định. 


Cấu tạo địa chất Palu thay đổi sau trận động đất 7,5 độ. (Đồ họa: Reuters) 

Ảnh vệ tinh so sánh khu vực trước và sau thảm họa cho thấy một đoạn nứt rõ ràng kéo đài từ phía nam thành phố Palu và giữa hai phần của đứt gãy di chuyển theo hướng ngược nhau. Ảnh vệ tinh cũng cho thấy phần bên phải của vết đứt gãy đã dịch chuyển. Một vết nứt có thể được quan sát chạy thẳng qua thành phố và trên một khu vực mở rộng. 

Đất hóa lỏng

Một nguyên nhân gây tử vong và thiệt hại là hiện tượng đất hóa lỏng. Hiện tượng này xảy ra khi đất và bùn nhão dưới tác động của rung chấn trở thành chất lỏng, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS). 

Ở Balaroa gần Palu, khoảng 1.700 ngôi nhà đã bị nuốt chửng khi đất hóa thành bùn lỏng. Hình ảnh vệ tinh ở làng Petobo, phía nam sân bay Palu, cho thấy một khu vực dân cư rộng lớn dường như đã bị xóa sổ. 


Đất hóa lỏng phá hủy đường sá, nhà cửa ở Balaroa. (Ảnh: Reuters) 

“Khi động đất xảy ra, các lớp bên dưới bề mặt Trái Đất trở thành bùn lầy và lỏng lẻo”, Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai quốc gia Indonesia (BNBP) cho biết. “Bùn với thể tích khổng lồ như vậy đã nhấn chìm và phá hủy những khu nhà ở Petobo, giống như chúng bị nuốt chửng. Chúng tôi ước tính có khoảng 744 căn nhà ở đó”.

Những hình ảnh từ Balaroa và Petobo cũng tiết lộ quy mô của thiệt hại. “Chúng tôi không biết có bao nhiêu nạn nhân có thể đã bị chôn vùi ở đó, nhưng ước tính con số lên tới hàng trăm”, Nugroho nói.


Hiện tượng đất hóa lỏng ở Petobo và Balaroa sau động đất. (Đồ họa: Reuters) 

Các chuyên gia nói rằng đất hóa lỏng là hiện tượng khá phổ biến trong các trận động đất. Hiện tượng này từng xảy ra trong trận động đất 9 độ ở Nhật Bản năm 2011 và một số nước khác trong những năm gần đây. Một số trận động đất tại Indonesia từng xuất hiện hiện tượng này. 

Huyền Lê 

(VnExpress) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Chuyên gia giải đáp về khả năng chống chịu động đất của các công trình cao tầng

Nhật Bản nỗ lực tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng của thảm họa kép

Hệ thống cảnh báo sớm động đất bằng trí tuệ nhân tạo

Indonesia sẽ xây dựng thành phố mới thay thế Palu sau thảm họa

Trung Quốc xây hệ thống cảnh báo động đất sớm ở Tứ Xuyên

TỪ KHÓA:động đấtPalusóng thầnthảm họathành phố Palu
Bài trước Nhiều lo ngại nếu TPHCM có ‘siêu’ phố đi bộ
Bài tiếp Nhà rông lớn nhất Tây Nguyên và công thức bí truyền của các “kiến trúc sư” mù chữ
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Quy hoạch chung TP.HCM theo mô hình đa trung tâm với 6 phân vùng
Tin trong nước 13/05/2025
TPHCM trước ngưỡng cửa trở thành đô thị dịch vụ hàng đầu
Đối thoại 13/05/2025
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Long Thành
Tin trong nước 12/05/2025
TS. Lê Đạt Chí: Thời cơ hiếm có của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM
Đối thoại 12/05/2025
Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin trong nước 11/05/2025
[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
Sự kiện 11/05/2025
Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Tin thế giới

Động đất 6,7 độ ​Richter ở Đài Loan làm nhiều tòa nhà đổ sụp

Ashui.com 06/02/2016
Phản biện

Nỗi lo chung cư cũ nếu động đất xảy ra

Ashui.com 30/09/2015
Nhìn ra thế giới

Quan điểm mới về các trận động đất do con người gây ra

Ashui.com 17/05/2015
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?