By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
    Báo Xây dựng 23/07/2025
    Dự kiến Trung ương sẽ cấp 10.000 tỷ đồng cho Quỹ nhà ở quốc gia
    VnEconomy 22/07/2025
    Sự kiện “Gặp gỡ JAKOB + MACFARLANE”
    Ashui.com 22/07/2025
    Qatar xây dựng trường học in 3D lớn nhất thế giới
    Báo Xây dựng 22/07/2025
    Đà Nẵng lấy ý kiến về Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung
    VnEconomy 21/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

“Sự im lặng của bầy cừu” và chuyện giao thông đô thị

Ashui.com 01/05/2011
10 phút đọc
SHARE

Không biết tôi nên bắt đầu từ đâu nữa trong một mớ hỗn độn của các vấn đề mà ngày ngày, nó khiến biết bao người trong chúng ta sống từ bực bội này sang bực bội khác. Mỗi một vấn đề đều có những con người có trách nhiệm và… vô trách nhiệm đứng ra để tìm cách: 1 là giải quyết nó, 2 là bao biện nó.

Không “ông” nào nói chuyện với “ông” nào?

Trong bạt ngàn các chủ để được đưa ra bàn cãi thì vấn nạn giao thông dường như là 1 trong những chủ thể nặng ký nhất mà nó khiến cho cả xã hội phải đau đầu. Bởi đơn giản là từ khi người ta bước chân ra đường cho đến khi người ta về đến nhà mình, biết bao nhiêu nỗi thống khổ đã đeo bám theo bước chân nặng nề ấy của từng con người và không chừa ai cả.

Kẹt xe ở miền Nam, tắc đường ở miền Bắc trở thành chuyện thường ngày hơn cả cơm bữa. 2 thành phố lớn như TP HCM và Hà nội đang phải oằn mình gánh chịu sức nặng dân số gấp đền vài lần khả năng chống đỡ của nó. Ở đây, mỗi người dân không có cách nào khác là phải tự lo cho mình thôi.

Hậu quả là mạnh ai nấy lo, cần xe cứ mua, đường đông cứ đi. Và như thường lệ, nguyên nhân của vấn đề được nhanh chóng kết luận: Lỗi do người dân với quá nhiều phương tiện cá nhân. Và do vậy, để giải quyết nhanh chóng 1 vấn đề phức tạp trong khi tránh không phải suy nghĩ nhiều, giải pháp xưa như trái đất được đưa ra: Cấm!

Còn lần này, người ta không phải cấm mà là chỉ “cho phép” xe cá nhân đi theo các ngày chẵn lẻ tùy theo biển số của xe mình.

Hình như “ông” giao thông và “ông” quy hoạch không bao giờ nói chuyện với nhau thì phải. Từ bao năm nay, ông quy hoạch khi cấp phép cho hàng chục, hàng trăm dự án cao tầng trong trung tâm thành phố đã đều đưa ra các chỉ tiêu về mật độ, tầng cao, chức năng công trình, quy mô dân số…dường như rất khắt khe (với số lượng văn bản, quy định đồ sộ và thời gian chạy dự án đến cả vài năm).

Chắc chắn ông này phải dựa vào các điều kiện cụ thể để đưa ra các tiêu chí này. Không thể nào tự nhiên mà ông ấy đưa thêm mấy trăm ngàn, thậm chí cả triệu người vào trung tâm thành phố khi mà các con đường vẫn y nguyên chiều rộng xưa nay. Ông môi trường thì đánh giá chi tiết tác động thuộc mảng của mình. Ông xây dựng cũng soi thật kỹ trước khi cấp giấy phép khi mà 1 ông quan trọng nữa là ông phòng cháy đã duyệt phương án hành động trong trường hợp khẩn cấp (chữa cháy và cấp cứu giữa lúc kẹt xe chắc cũng được tính tới rồi).

Sơ sơ đã có 4, 5 ông biết câu chuyện này để tính toán cho ra trò. Vậy mà… chỉ tại người dân không có ý thức cứ dồn dập đi vào mấy quận trung tâm để làm việc gây bao nhiêu khó khăn cho thành phố.

Giải pháp hay sự đối phó?

Trở lại với quy định mới 1 khi nó được đưa vào thực tế: Trong trường hợp chủ trương xe chẵn lẻ biến thành hiện thực, rất có thể xảy ra nhiều tình huống. Những người giàu sẽ mua thêm xe, họ có thừa khả năng làm việc này. Thêm nữa, cả cái xe còn lo được nữa là lo 1 biển số chắn hay lẻ. 

Ta không thấy một sự ngẫu nhiên đáng kinh ngạc kia sao: Biết bao nhiêu người mua siêu xe thì cũng đa phần trong số đó “ngẫu nhiên” có được biển số đẹp. Vậy là chắc chắn sự ngẫu nhiên được biển chẵn, biển lẻ sẽ tạo điều kiện cải thiện kinh tế cho biết bao người có chức năng và thẩm quyền vấn đề này.

Và các công ty nữa, giờ cũng dành thêm ngân sách kiếm thêm xe để đi giao dịch nhé. Vì xe đều là biển trắng tư nhân mà. Rồi thêm chút chi phí kia để “sinh con” chẵn lẻ theo ý muốn chứ. Còn nữa, mấy xe ngoại tỉnh lên thành phố liên hệ công tác.

Thôi thì chọn ngày mà hẹn, chọn ngày mà đi. Hy vọng các cơ quan công quyền cũng sắp lịch làm việc dựa theo biển số lẻ chẵn của người dân nhé. Ui, thế mấy người sống trong khu vực phong tỏa theo lệnh lẻ chẵn mà muốn lấy xe của mình để đi ra khỏi trung tâm thành phố thì sao đây? Rồi giới hạn của khu vực đặc biệt (những con phố làm thí điểm) thế nào nhỉ, nếu bất ngờ một chiếc xe có biển số lẻ lại đi vào con đường mà ngày hôm đó là ngày chẵn?

Ở 1 đất nước mà thu nhập bình quân đầu người chỉ nhỉnh hơn 2 triệu đồng một tháng mà người ta mua được ô tô đã được cho là giàu rồi. Những người này chắc chắn sẽ khó mua thêm 1 xe nữa nhưng họ sẽ tự cứu lấy mình thôi. Qua tham khảo một số ý kiến của bạn bè thuộc tần lớp này, họ có mấy giải pháp sau:

– Lắp biển số giả thay vào xe tùy theo chẵn lẻ (!)
– Đi xe đến “giáp ranh vùng cấm, gửi xe ô tô, đi nhờ xe máy đồng nghiệp, đi xe buýt, đi xe ôm và cả đi bộ nếu có thể.
– Mua thêm xe máy để đi ngày lệch.
– Dùng phương tiện công cộng.

Và đến nhóm đang sử dụng xe máy: Nhóm sẽ thêm đông đúc do lượng người chuyển từ đi ô tô sang. Vậy là việc sử dụng xe máy lại được cổ súy. Bởi xe máy vốn dễ lái, giá hợp lý, đậu đâu cũng được, không nhất thiết phải biết luật, chạy trên đường, chạy ngược chiều, trên vỉa hè, quay đầu bất cứ đâu… Ông Bộ trưởng Giao thông có lý khi nói phải sống chung với xe máy đến năm 2030.

Đã thế, xe máy lại không bao giờ phải qua kiểm định cả. Nghĩa là xe sẽ cũ đi, gây ô nhiễm hơn, ồn ào hơn, tốn nhiên liệu hơn. Và một thực tế nữa là do công nghệ, máy móc cũ kỹ, 1 xe máy còn gây ô nhiễm hơn cả 1 xe hơi nữa.

Và cuối cùng, không biết mấy nước áp dụng chẵn lẻ người ta áp dụng quy định tương tự trong hoàn cảnh thế nào? Cách thức làm sao? Tình hình giao thông ra sao?

Thay vì cấm chẵn lẻ, tại sao ta không làm một việc mà khắp thế giới người ta đang làm: Tăng phí đậu xe, bến bãi. Thu phí giao thông cho xe lưu hành trong khu trung tâm. Bảo vệ, khuyến khích người đi bộ, xe đạp bằng cách giải phóng vỉa hè, làm thêm làn xe đạp, thậm chí hỗ trợ về mặt kinh tế cho đối tượng này. Tăng phát triển giao thông công cộng, thêm bến, tuyến, thêm làn xe buýt, thêm xe sạch đẹp. Giáo dục hành vi giao thông, ý thức môi trường cho mọi người dân, đặc biệt là trẻ em, học sinh phổ thông…

Và quan trọng hơn cả là mấy ông quy hoạch, giao thông, môi trường, xây dựng… họ ngồi lại “nói chuyện” với nhau trước khi làm, thì biết đâu dân chúng sẽ bớt khổ biết bao nhiêu.

Hải Hà 

  • Có lối thoát cho ùn tắc giao thông đô thị? 

Có thể bạn cũng quan tâm

Chuyển đổi xanh giao thông đô thị: Kinh nghiệm của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam

Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Cơn sốt mở Khu thương mại tự do: Cần chiến lược hơn số lượng

Dự án TOD cạnh đường sắt nên do nhà nước đầu tư, sau đó đấu thầu, đấu giá

Bài trước Hà Nội lập đề án giải quyết nhà ở cho công chức
Bài tiếp tphcm2 “Siêu đô thị” hay “thành phố sống tốt”?
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
Sự kiện 23/07/2025
Top 40 AMY Design Awards 2025: Vinh danh những ý tưởng thiết kế xuất sắc nhất vòng sơ khảo
Thiết kế / Sáng tạo 23/07/2025
Gia Lai tìm nhà đầu tư cho khu đô thị sinh thái hơn 17.200 tỷ đồng
Kinh tế / Pháp luật 23/07/2025
Quy định mới về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
Kinh tế / Pháp luật 23/07/2025
Dự kiến Trung ương sẽ cấp 10.000 tỷ đồng cho Quỹ nhà ở quốc gia
Tin trong nước 22/07/2025
Sự kiện “Gặp gỡ JAKOB + MACFARLANE”
Sự kiện 22/07/2025
Qatar xây dựng trường học in 3D lớn nhất thế giới
Tin thế giới 22/07/2025
Đà Nẵng lấy ý kiến về Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung
Tin trong nước 21/07/2025
Đột phá sứ vệ sinh phòng tắm hansgrohe – Tối giản & thuần khiết cho tổ ấm hiện đại
Trang thiết bị 21/07/2025
Quy hoạch phân khu khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính
Quy hoạch đô thị 21/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)

VnEconomy 16/06/2025
Phản biện

Nên giữ lại hay xóa bỏ các thành phố thuộc tỉnh?

Tạp chí Xây dựng 04/06/2025
Bất động sảnPhản biện

Kiến nghị giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội

VnEconomy 02/06/2025
Phản biện

Đề xuất xử lý quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội với dự án trước thời điểm Luật Nhà ở 2023

VnEconomy 25/05/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?