By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
    TTXVN 11/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
    Ashui.com 11/05/2025
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

TPHCM: Phát triển mạnh nhà cao tầng sẽ sắp xếp lại đô thị

Ashui.com 14/03/2023
9 phút đọc
SHARE

TPHCM đang đối mặt với nhiều vấn nạn đô thị như kẹt xe, ngập nước, thiếu công viên cây xanh… Điều này sẽ được thay đổi tận gốc rễ nếu TPHCM quyết liệt và mạnh mẽ hơn trong việc thay đổi cấu trúc nhà ở: hạn chế tối đa nhà phố, tăng cường nhà cao tầng.

 

Bài toán “nhà hẻm, xe máy”

Chúng ta nhìn vào 3 khu vực đại diện cho sự phát triển của TPHCM (gồm quận 4 từ trước thời kỳ đổi mới, quận Gò Vấp trong thập niên 1990 và 2000, huyện Hóc Môn từ khoảng hơn một thập niên qua) sẽ thấy các vấn đề bất cập: nhà cửa ken đặc; có rất ít đất dành cho giao thông, chủ yếu là các đường hẻm nhỏ; gần như không có đất dành cho công viên và các công trình công cộng khác. Cấu trúc đô thị này chỉ phù hợp với xe máy, và chất lượng cuộc sống sẽ rất khó để cải thiện. Thành phố đã có chính sách và chương trình mở rộng hẻm từ mấy thập niên qua, nhưng kết quả rất hạn chế. Với đà này tiếp diễn thì TPHCM gần như không thể giải được bài toán “nhà hẻm, xe máy”.


(Ảnh minh họa: Ashui.com)

Tương lai thành phố như thế nào phụ thuộc vào lựa chọn của toàn xã hội, trong đó mấu chốt là sự quyết đoán và hiệu quả của Nhà nước, sự đồng thuận của người dân. Nếu đa phần người dân bằng lòng với cấu trúc đô thị hiện tại, vẫn muốn sở hữu những căn nhà khó nâng cấp các tiện nghi (nhất là giao thông và không gian dùng chung) thì tình trạng hiện hữu sẽ kéo dài rất lâu. Trái lại, nếu một tỷ lệ đáng kể người dân có thể thích ứng với các tòa nhà cao tầng đi kèm tiện ích cao hơn (như các nước phát triển) thì sẽ có hướng ra cho thành phố.

Tôi lấy ví dụ, gần 11.000 căn nhà/km2 ở quận 4 hiện nay chủ yếu có chiều cao khoảng 2-3 tầng. Nếu chiều cao bình quân được nâng lên 10 tầng thì mọi thứ sẽ rất khác. Cứ 3-4 căn nhà hiện tại chồng lên nhau thì chúng ta chỉ cần khoảng 1/3 diện tích hiện tại cho nhà ở, 1/3 diện tích cho giao thông, công viên, cây xanh và các hạ tầng dùng chung, diện tích còn lại sẽ cho không gian riêng của mỗi khu chung cư. Khi đó, thành phố sẽ xanh và tiện nghi hơn rất nhiều, mà những nơi khác như Singapore, Seoul, Tokyo… đã làm được.

Tái cấu trúc hình thái phát triển đô thị từ nhà ống, xe máy hiện nay sang nhà cao tầng và giao thông công cộng nên là một trọng tâm của việc xây dựng quy hoạch chung mà TPHCM đang tiến hành. Nếu không thể cải thiện thì TPHCM sẽ rất khó trở thành một đô thị hiện đại, có chất lượng cuộc sống tốt, có khả năng cạnh tranh với các đô thị khác trong khu vực.

Bài học từ các quốc gia phát triển

Kinh nghiệm quốc tế thì có rất nhiều. Ở đây, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Vào thập niên 1960, Singapore cũng gặp phải vấn đề như bao đô thị khác trong khu vực. Nền kinh tế và nhà ở phi chính thức là chủ yếu. Chính phủ nước này đã đưa ra chiến lược phát triển nhà ở, nhà nước có vai trò quyết định trong việc xây dựng nhà ở cùng với những quy định về điều kiện xây dựng nhà ở riêng lẻ, nhằm đảm bảo những căn nhà được xây mới hay cải tạo đáp ứng yêu cầu về diện tích cho không gian chung.

Kết quả đằng sau một Singapore phát triển và xanh như hiện tại là hơn 80% dân số đang sống trong các căn hộ cao tầng chất lượng tốt do nhà nước xây dựng. Số người sống trong những căn nhà riêng lẻ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn. Nói chung, công thức thành công của Singapore là áp dụng chính sách đẩy – kéo rất hiệu quả. Kéo là khuyến khích người dân sống trong các căn hộ cao tầng với tiện nghi tốt; đẩy là không khuyến khích người dân sống trong các ngôi nhà riêng lẻ – tạo nhiều gánh nặng cho xã hội.

Seoul đã rất nhất quán trong chính sách nhà ở để đa phần người dân sống trong các căn hộ cao tầng, và họ đã thành công. Vào đầu thập niên 1960, Gangnam (Giang Nam hay phía Nam sông Hàn) là vùng đất nông nghiệp trồng lê, bắp cải và hơn 2 triệu người dân sống chủ yếu ở Gangbuk (Giang Bắc). Khi phát triển khu Nam cũng như các nơi khác, nhà ở dạng căn hộ là hình thái nhà ở chủ yếu được cung cấp, với vai trò tích cực của các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân. Kết quả đến thời điểm hiện tại, không chỉ người dân ở Seoul mà đa phần người dân Hàn Quốc sống trong các căn hộ cao tầng. Theo thống kê chính thức vào năm 2021, ở Hàn Quốc, nhà riêng lẻ chiếm 20,6% và nhà dạng căn hộ chiếm 79,4%. Trong đó, căn hộ cao tầng chiếm 63,5%.

Trung Quốc thường xuyên là một thái cực trong phát triển, và nhà ở cũng vậy. Trong nhiều thập niên, nhà ở dạng căn hộ (chủ yếu là cao tầng) chiếm khoảng 95% số lượng nhà ở mới được tạo ra. Các thành phố, nhất là các đô thị trung tâm, được phát triển theo hướng nhà cao tầng và định hướng giao thông công cộng rất rõ. Điển hình như Châu Văn Sơn, mặc dù là một đơn vị miền núi đất rộng người thưa thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nhưng nhà ở cũng chỉ là dạng nhà căn hộ.

Với những gì đang xảy ra, có lẽ hình thái đô thị và nhà ở hiện tại ở TPHCM sẽ còn tồn tại rất lâu nữa. Nếu không có các chính sách hợp lý thì hình thái này còn tiếp tục lan rộng ra những nơi phát triển mới. để hạn chế tình trạng tiếp tục phát triển tràn lan, thành phố nên khuyến khích và tập trung phát triển nhà ở dạng căn hộ, hạn chế phát triển nhà ở riêng lẻ, nhất là ở những nơi có nguy cơ phát triển phi chính thức.

TS Huỳnh Thế Du

(Sài Gòn Giải Phóng)

Có thể bạn cũng quan tâm

Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước

Đưa Thành phố Hồ Chí Minh vào Kỷ nguyên mới

TPHCM: Kỳ vọng chuyển đổi xanh từ nền tảng tài chính xanh

TP.HCM rà soát quy hoạch đô thị theo ranh giới hành chính cấp xã mới

Phát triển đô thị TOD cần tránh dẫn đến bất cân xứng lợi ích

TỪ KHÓA:đô thị nénđô thị tphcmHuỳnh Thế Du
Bài trước Nhà ở giá hợp lý nhìn từ chi phí
Bài tiếp Các nhà đầu tư điện tái tạo lo phá sản, kiến nghị cơ chế giá phát điện lên Thủ tướng
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Phân cấp lại thẩm quyền Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch tỉnh về quy hoạch khi sáp nhập
Kinh tế / Pháp luật 11/05/2025
Chính phủ chính thức thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025
Tin trong nước 11/05/2025
[Cà phê Net Zero] Thiết kế bền vững trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng
Sự kiện 11/05/2025
Vietnam’s major cities push ahead with green bus revolution
News 10/05/2025
Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Quy hoạch đô thị

TP Hồ Chí Minh quy hoạch đô thị thông minh gắn với nền kinh tế số và hạ tầng hiện đại

Ashui.com 23/02/2025
Quy hoạch đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh phát triển đô thị đa trung tâm như thế nào?

Ashui.com 15/01/2025
tphcm2
Quy hoạch đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh: Phấn đấu thành đô thị toàn cầu

Ashui.com 19/06/2024
tphcm1
Tin trong nước

TPHCM ứng dụng công nghệ thông tin quản lý quy hoạch đô thị

Ashui.com 09/05/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?