By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Trật tự nên trở thành một thuộc tính của văn hóa

Ashui.com 02/03/2019
6 phút đọc
SHARE

Sáng 19/2/2019 tại giao lộ Nguyễn Văn Thương (D1 cũ) và Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã xảy ra ùn ứ nghiêm trọng, kéo dài nhiều giờ, mà lý do chính là do tín hiệu giao thông trục trặc, người đi đường không giữ được trật tự, mạnh ai nấy đi.

Đây không phải vụ việc hy hữu, phần nhiều các vụ kẹt xe/tắc đường tại Việt Nam là do mất trật tự, thiếu kiên nhẫn, thiếu nhường nhịn, chứ không hoàn toàn do quá thiếu đường đi hoặc do tai nạn. Tại các nơi có đường sắt ngang qua là một ví dụ, khi chắn đường hạ xuống, lập tức làn xe trái, phải, lấn chiếm lòng đường của nhau, sau đó là kẹt xe. Nếu chịu khó giữ trật tự và nối hàng nhau, thì khi tàu qua, chỉ mất vài phút là thông thoáng.

Mà không chỉ có giao thông, ngày nay việc mất trật tự cũng là nguồn cơn chính làm cho các lễ hội vốn tốt đẹp cả trăm năm, ngàn năm bị biến tướng.


Ùn ứ tại giao lộ Nguyễn Văn Thương (D1 cũ) và Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, hướng từ quận Bình Thạnh ra quận 2. (Ảnh: Lê Phan/báo Tuổi trẻ)

Ở hàng loạt các lễ hội đã diễn ra những cảnh chen lấn, xô đẩy, ùn ứ đến ngộp thở, mà nguyên nhân không chỉ là quá đông người, mà còn do ai cũng muốn chen lên phía trước để được gần nhất với thánh thần, để “tranh cướp” được “lộc” của lễ hội. Hoặc như mới đây tại Hội Phết lâu đời ở Hiền Quan (Phú Thọ) cũng phải dừng việc cướp phết bất ngờ do không đảm bảo được trật tự.

Theo thống kê thì đến năm 2018 Việt Nam vẫn còn có gần 8.000 lễ hội, trung bình mỗi ngày có hơn 20 cái, trong đó hơn 88,3% là các lễ hội dân gian. Các địa bàn có nhiều lễ hội nhất là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Phú Thọ… Nhìn ở kinh phí và việc dồn nhân lực tổ chức thì đây có lẽ là một gánh nặng quá lớn, nhưng nếu nhìn ở tín lý và tín ngưỡng, thì điều này cho thấy sức mạnh nội tại của nền văn hóa Việt Nam nói chung.

Nếu khảo sát các lễ hội dân gian thì sẽ thấy rất nhiều lễ hội là sản phẩm nội sinh từ quá trình đi tìm nền độc lập, xây dựng đất nước, tạo lập văn minh và khẳng định bản sắc riêng. Việt Nam chưa phải là nước phát triển và giàu có, nhưng chắc gì khi tách bỏ hết các lễ hội sẽ phát triển và giàu có hơn.

Chỉ cần so sánh các tỉnh có nhiều lễ hội và ít lễ hội sẽ thấy điều này, đa số các tỉnh ít lễ hội chưa chắc giàu có hơn. Vấn đề còn lại là làm sao để các lễ hội thanh thoát và thiêng liêng nhất có thể. Rất tiếc là do mất trật tự mà các cụm từ đáng buồn như “hỗn loạn lễ hội”, “lễ hội biến tướng”, “lễ hội biến dạng”, “lễ hội biến chất”… xuất hiện ngày một nhiều.

***
Trở lại chuyện kẹt xe, tắc đường, nhiều người than phiền là do Việt Nam đang quá thiếu đường để đi. Nhưng đường chỉ là một điều kiện cần chứ chưa phải là đủ, nếu ý thức giao thông kém (như kiểu chạy xe ngược chiều cao tốc) thì vẫn gây hỗn loạn, mất trật tự như thường.

Năm 2005, khi đề cập đến tin tức giao thông ở Việt Nam, tờ Der Spiegel (Đức) nói rằng về diện tích, dân số và tổng số km đường thì Việt Nam với Đức tương đương nhau, nhưng số người chết do tai nạn giao thông thì quá khác nhau. Lúc đó số người chết tại Đức chỉ bằng gần 1/10 Việt Nam, trong khi Đức có vô số đường autobahn (siêu tốc), gần như không giới hạn tốc độ. Nhiều xe đã chạy đến 322 km/h trên những chặng đường không giới hạn tốc độ. Nhiều nước hỏi làm sao để autobahn rất ít tại nạn, Đức trả lời, tiên quyết vẫn là ý thức trật tự của người lái xe.

Trật tự là tự do và sức mạnh, nên phải làm sao để trật tự đó trở thành một thuộc tính của văn hóa. Đây là quan điểm xuyên suốt của Lý Quang Diệu (1923-2015) khi tái thiết, xây dựng đất nước Singapore từ lạc hậu thành văn minh, hiện đại bậc nhất thế giới. Trong một bài nói chuyện, người ta hỏi tỷ phú Trần Bá Dương rằng bí kíp nào để Thaco thành công như ngày hôm nay, ông Dương nói đại ý rằng khi công ty xây dựng được trật tự là văn hóa, kỷ luật là sức mạnh.

Vô Ưu

(TT&VH)

Có thể bạn cũng quan tâm

Nâng cao hiệu quả của hầm và cầu đi bộ

Xe máy, ôtô thản nhiên nối đuôi chiếm ‘lãnh địa” buýt nhanh BRT

TỪ KHÓA:văn hóa giao thông
Bài trước Sân bay châu Á xóa ấn tượng bẩn thỉu, tệ hại thế nào?
Bài tiếp Singapore tham vọng dẫn đầu thế giới về xe tự lái
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Góc nhìn 07/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?