By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
    Báo Xây dựng 09/05/2025
    Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
    Ashui.com 08/05/2025
    Quy hoạch di tích Thành cổ Quảng Trị trên diện tích 454ha
    VnEconomy 05/05/2025
    Thi tuyển phương án kiến trúc Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trở thành bệnh viện khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
    Ashui.com 29/04/2025
    50 công trình tiêu biểu ở TPHCM sau Ngày Thống nhất
    Ashui.com 27/04/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Đối thoại

Ứng phó với biến đổi khí hậu – Cần đối sách hợp lý

Ashui.com 28/04/2013
9 phút đọc
SHARE

Tìm giải pháp ứng phó, sống chung với biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề đang được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam, nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Kịch bản dự báo về tác động của BĐKH vừa được Bộ Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) công bố cho thấy nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích ĐBSCL bị ngập, 35% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH (Trường Đại học Cần Thơ), về vấn đề này.  

Phóng viên: Vấn đề BĐKH ở Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL thật sự được quan tâm khi nào, thưa ông?

PGS-TS Lê Anh Tuấn (ảnh bên): – BĐKH đã có những biểu hiện từ mấy chục năm qua với mức độ ngày càng cao. Nhưng trước đây, thuật ngữ phổ biến được dùng là thời tiết bất thường, dị thường. Từ năm 2006, nhiều người bắt đầu quan tâm, đề cập đến cụm từ BĐKH, lúc này có những biểu hiện rõ nét hơn, như: giá trị trung bình của nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, dòng chảy, lũ lụt… khác trung bình nhiều năm trước. Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nước bắt đầu có nhiều chương trình nghiên cứu, xây dựng dự báo, kịch bản tác động của BĐKH… 

Đâu là những biểu hiện rõ nét nhất của BĐKH tác động đến ĐBSCL hiện nay?

– Thực tế đã và đang diễn ra là hàng loạt biểu hiện của tình trạng thời tiết cực đoan, không còn theo quy luật mùa trước đây như nhiệt độ gia tăng, hạn hán nghiêm trọng, sự thay đổi lượng mưa; lũ, triều cường lốc xoáy, nước biển dâng, sấm sét, bão tố bất thường và nặng nề hơn… Ngoài việc hệ sinh thái bị tác động lớn, đảo lộn, ngành nông nghiệp, thủy sản ĐBSCL (vựa lúa gạo, tôm cá, trái cây của cả nước) trực tiếp hứng chịu và bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH… Đối với con người, nông dân và cư dân ven biển chịu thiệt hại nhiều nhất do nước ngập, sạt lở; năng suất sản xuất sụt giảm, chi phí đầu tư tăng, thu nhập giảm… 

Theo kịch bản về BĐKH, ĐBSCL có thể sẽ biến mất?

– Trong tương lai, khả năng ĐBSCL thu hẹp lại là có. Chắc chắn nước mặn sẽ lấn sâu vào đất liền, rất có thể 1/2 ĐBSCL bị ngập… Đặc biệt chú ý là các tác nhân khác làm BĐKH nặng nề hơn như phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, ngập mặn; xây dựng đê bao khép kín các vùng lũ, khai thác tối đa các túi lũ ở tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười để làm lúa vụ 3 dẫn đến tình trạng ngập lụt tại các đô thị vùng hạ nguồn. Đáng quan ngại nhất là việc xây hệ thống đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong; các nước thượng nguồn mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, tăng cường lấy nước từ sông Mekong… làm giảm mạnh lượng nước đổ về hạ lưu… Từ đó ảnh hưởng lớn đến an ninh nguồn nước – an ninh lương thực, kéo theo là an ninh xã hội cho vùng hạ lưu. 

  • Ảnh bên: Ngập lụt trên đại lộ Hòa Bình – TP Cần Thơ. 

Nhiều năm nghiên cứu về BĐKH tại ĐBSCL, ông có đề xuất giải pháp nào để ĐBSCL phát triển bền vững hơn?

– Đó phải là giải pháp tổng hợp. Trước mắt, chúng ta cần đánh giá thực trạng BĐKH, tác động của nó trong hiện tại, tương lai như thế nào để tìm ra biện pháp thích ứng cho từng vùng, địa phương, tùy theo đặc điểm tự nhiên. Từ đó nên chọn biện pháp công trình hay phi công trình hoặc kết hợp cả hai. Các biện pháp phi công trình như cải tạo hệ thống thủy lợi, nâng cao trình lộ, đê, quy hoạch, bố trí khu dân cư… Còn phi công trình như tăng cường nhận thức cộng đồng, điều chỉnh lịch thời vụ phù hợp với sự thay đổi của thời tiết; nghiên cứu các giống cây, con thích ứng, chống chịu được hạn, mặn. Quy hoạch chuyển đổi một số vùng nuôi thủy sản nước ngọt sang nước lợ và mặn; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (tiết kiệm nước, năng lượng). Chú trọng dạy nghề cho nông dân, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất; tập huấn, giới thiệu cho nông dân các mô hình sản xuất thích hợp với BĐKH.

Để việc thích ứng với BĐKH thực hiện hiệu quả hơn, các cấp chính quyền quan tâm hơn nữa, đừng nghĩ BĐKH còn xa vời lắm mà phải làm ngay bây giờ; tạo điều kiện giúp người dân cùng các nhà khoa học tìm ra giải pháp tốt hơn. Nhà nước tăng cường nguồn kinh phí đầu tư cho các nhà khoa học tìm ra các mô hình mới, phù hợp giúp người dân thích nghi tốt hơn. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm, công nghệ và tranh thủ sự tài trợ của quốc tế giúp phát triển nông thôn mới ứng phó với BĐKH. Hiện nay, thấy mức độ quan tâm của cộng đồng quốc tế về BĐKH ở ĐBSCL rất lớn và có nhiều chương trình dành cho ĐBSCL. Vì thế chúng ta cần có cơ chế thông thoáng hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế vào nghiên cứu, tìm giải pháp hỗ trợ ĐBSCL ứng phó với vấn đề lớn này… 

Tất nhiên là việc thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH ở ĐBSCL nên đặt trên mối tương quan, liên kết vùng, có nhạc trưởng. Nếu không, người dân sẽ hoang mang, thiếu định hướng… 

Tuy nhiên, hiện nay, Bộ NN-PTNT và nhiều địa phương đang triển khai, lập dự án nhiều công trình đê bao, kè sông, biển quy mô để “chống lại” BĐKH, TS nhận xét như thế nào về giải pháp này?

– Thực tế ở các nước trong khu vực cho thấy, biện pháp công trình không được bền vững lắm so với thời gian, trong dài hạn. Trong khi đó, biện pháp phi công trình như bảo tồn, lưu giữ tốt các khu đất ngập nước, rừng đầu nguồn, phát triển rừng phòng hộ thì hiệu quả bền vững nhiều hơn. Đặc biệt, thế giới cảnh báo chúng ta rằng tình trạng phá rừng nuôi tôm, quy hoạch phát triển không khoa học là một nguy cơ hứng chịu hậu quả nặng nề của BĐKH.

Tôi khuyến cáo Nhà nước đặc biệt cân nhắc, nghiên cứu hết sức cẩn thận khi quyết định đầu tư các dự án, công trình quy mô lớn để ứng phó BĐKH như xây dựng đê, kè bao toàn vùng ĐBSCL… Không khéo các công trình này triển khai hàng loạt sẽ tạo cơ hội cho các nhóm lợi ích, hiệu quả thấp gây lãng phí, khi có sự cố xảy ra thì đổ thừa do BĐKH gây nên… 

Bình Đại (thực hiện) 

Có thể bạn cũng quan tâm

Những thành phố lâm nguy

[Cà phê Net Zero] Xem phim “Sự thật phũ phàng”

Stockholm với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

COP29 – Sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu

Châu Phi đối mặt với gánh nặng tài chính do biến đổi khí hậu

TỪ KHÓA:biến đổi khí hậu
Bài trước Vũng Tàu chính thức trở thành đô thị loại I
Bài tiếp Udayagiri – khu di tích Kỳ Na giáo hơn 2.000 năm tuổi
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Quảng Trị mở rộng phát triển Khu kinh tế Đông Nam theo hướng công nghệ và môi trường
Kinh tế / Pháp luật 10/05/2025
Vốn đầu tư hạ tầng – ‘mạch’ tăng trưởng quan trọng của TPHCM
Đối thoại 10/05/2025
Áp dụng hiệu quả mô hình thông tin công trình cho các dự án đường sắt Việt Nam
Tin trong nước 09/05/2025
Trung tâm tài chính TPHCM: Vị thế và tương lai
Đối thoại 09/05/2025
Hội thảo “Thiết kế tiếp cận bình đẳng và chống chịu thiên tai cho công trình xây dựng”
Sự kiện 08/05/2025
Hiện thực hóa mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội: Doanh nghiệp hiến kế, cam kết hành động
Bất động sản 08/05/2025
Hệ thống giao thông thông minh ở một số đô thị lớn trên giới
Nhìn ra thế giới 08/05/2025
Hà Nội có thêm 237 dự án nhà ở, khu đô thị
Kinh tế / Pháp luật 08/05/2025
Bất động sản công nghiệp: cần đổi mới cả chất và lượng
Bất động sản 07/05/2025
Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước
Góc nhìn 07/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mêkông dưới lăng kính mới: Sông Mêkông trước mối quan hệ Nhân–Thiên và Nhân–Nhân

Ashui.com 16/08/2024
Năng lượng - Môi trường

Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Đông Nam Á

Ashui.com 01/06/2024
Tin thế giới

ADB dành 55% vốn cho các dự án chống biến đổi khí hậu

Ashui.com 01/03/2024
Năng lượng - Môi trường

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đối mặt nhiều thách thức trong năm 2024

Ashui.com 30/12/2023
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?