By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Hội thảo “Nâng cao năng lực về hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng tại Việt Nam: Hướng tới phát triển đô thị bền vững”
    Báo Xây dựng 28/05/2025
    Ra mắt Giải thưởng Thiết kế Bền vững EU-Việt Nam (EVSDA)
    Ashui.com 27/05/2025
    Công bố kết quả thi tuyển phương án kiến trúc công trình Cầu Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang)
    Ashui.com 26/05/2025
    Ra mắt Câu lạc bộ Xây dựng Xanh Việt Nam (VGC Club)
    Ashui.com 26/05/2025
    Ra mắt ấn phẩm dự báo xu hướng nội thất, kiến trúc thế giới và Việt Nam TREND 26+
    Báo Xây dựng 23/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Vấn nạn của ý thức

Ashui.com 03/12/2022
7 phút đọc
SHARE

Ngày toilet thế giới vừa mới qua ít hôm thì ở nước ta, cơ quan chức năng TPHCM đề nghị dùng camera xử phạt “nguội” qua hình ảnh đối với người tiểu bậy nơi công cộng và xả rác bừa bãi trên địa bàn. Vấn đề vệ sinh là một nhu cầu rất đỗi bình thường của con người. Nó đến một cách tự nhiên và cũng không ai kiểm soát được. Có người cho rằng tiểu bậy là hậu quả tất yếu của một nền văn minh lúa nước khi ngồi bất cứ chỗ nào từ bụi chuối, gốc cây… đều có thể thực hiện được vì nghĩ là góp phần “tưới cây”. Một thói quen hình thành từ văn hóa thổ nhưỡng, nếu có, đã không còn phù hợp trong thời đại nhà cao cửa rộng, đô thị văn minh.

Thói quen xấu đó khó bỏ liệu có phải vì cơ sở hạ tầng đô thị chưa đủ tốt? Còn thiếu nhiều nhà vệ sinh công cộng, nhất là ở những nơi đông đúc? Khi người dân tìm mỏi mắt không thấy nhà vệ sinh thì họ sẽ… tiện đâu “giải tỏa” bừa luôn ở đó? Bạn tôi cười bảo đúng là có chỗ thiếu thật, nhưng cũng đầy nơi thấy nhà vệ sinh đấy mà chẳng dám bước chân vào. Bạn kể lần nào đưa con đi công viên gần nhà cũng phải nhịn uống nước. Vì những nhà vệ sinh công cộng ở đấy đều rất bẩn. Giấy vứt lung tung, đi vệ sinh xong không xả nước. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, lỡ bước vào là ám ảnh cả tuần dài. Dọc trên những con đường quanh công viên cũng rất nhiều thùng rác, nhưng người ta cứ ăn uống xong là vứt đại dưới chân. Kể cả khi thùng rác chỉ cách đó vài mét và tấm biển “cấm xả rác, đái bậy” được in màu đỏ choét.

Nói về “biển cấm” khiến ta nghĩ tới thứ tư duy “không quản được thì cấm” đã tồn tại nhiều năm ở xứ ta. Bi hài thay dân ta “càng cấm sẽ càng làm”. Kiểu như cứ chỗ nào ghi biển “cấm đái bậy” thì y rằng nơi đó khai khú nhất; dưới biển cấm đổ rác là bãi rác; cạnh biển cấm họp chợ thì người ta xúm đông xúm đỏ mua bán ồn ào; chỗ nào ghi cấm vẽ bậy thì nhằng nhịt đủ thứ ngôn ngữ tục tĩu trên đời; chỗ để biển “cấm lấn chiếm vỉa hè bán hàng rong” thì y rằng không còn có vỉa hè; chỗ nào cắm biển “khu vực nguy hiểm cấm tắm, bơi, câu cá” thì y rằng đông đúc vẫy vùng…

Càng cấm càng làm đã trở thành một lối tư duy “phản kháng” của rất nhiều người. Khi con người bị áp lực phải thực hiện một hành động nào đó, họ có xu hướng làm ngược lại nhằm khẳng định sự tự do và quyền tự chủ của mình mà không thèm suy xét đúng, sai.

Chung quy lại thay vì cấm đoán vẫn cứ nên đi tìm căn nguyên của vấn đề để có những giải pháp cho phù hợp. Nguyên nhân của những vấn nạn ý thức chủ yếu vẫn là giáo dục. Mẹ tôi là một người phụ nữ ưa gọn gàng, sạch sẽ. Lúc chúng tôi còn nhỏ bà hay dạy “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Ngôi nhà nhỏ chật chội là thế nhưng luôn ngăn nắp. Cây cối mọc xung quanh, lá khô rụng xuống nhiều nhất là vào những ngày có gió. Ấy thế mà sân cổng luôn sạch sẽ vì đi làm vắng thì chớ về đến nhà là bố mẹ lại cầm đến chổi. Cái nếp sạch sẽ đó ăn sâu vào ý thức của anh em tôi. Chẳng cần phải nhắc nhở, cứ nhìn nhau mà giữ gìn nhà cửa và bản thân sạch sẽ. Khi một thói quen đã được hình thành từ tấm bé thì tôi tin nó sẽ được duy trì như một phản xạ không điều kiện. Dù là bạn ở bất cứ đâu, sống trong môi trường như thế nào đi chăng nữa.

Hoàn toàn không có lối suy nghĩ “cha chung không ai khóc” khi ở nơi công cộng.

Con gái tôi chưa biết đọc biển “cấm vứt rác” trên đường nhưng bóc một cái kẹo, uống một hộp sữa ngoài đường cũng vẫn cầm khư khư vỏ trên tay cho đến khi tìm đúng nơi để vứt. Nếu không gặp chiếc thùng rác nào con vẫn vui vẻ cầm rác về nhà. Bởi vì ngay ở trường mầm non con đã được cô giáo dạy không được vứt rác bừa bãi. Về nhà con nhìn vào ông bà, bố mẹ để làm theo. Bố mẹ không thể dạy được con bỏ rác đúng chỗ khi thản nhiên ném vỏ chai, giấy ăn… xuống bất cứ nơi đâu.

Vậy mới nói giáo dục chính là yếu tố gốc rễ tạo lập nên ý thức để hình thành thói quen của con người. Hãy tích cực đưa câu chuyện rác thải vào giáo dục ngay trong mỗi gia đình, trường học và cả những buổi ngoại khóa, picnic ngoài trời. Để trong tương lai chúng ta không còn thấy những chiếc biển “cấm vứt rác, đái bậy” ở nơi công cộng nữa.

Vũ Thị Huyền Trang

(KTSG Online)

Có thể bạn cũng quan tâm

Du khách học được gì từ nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản

TỪ KHÓA:vệ sinh công cộng
Bài trước Làm sạch không khí với sơn nội thất siêu cao cấp từ Jotun
Bài tiếp Foster + Partners giành chiến thắng cuộc thi kiến trúc Sân bay quốc tế King Salman ở Ả-rập Xê-út
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Áp dụng phương thức xây dựng khô trong thiết kế kiến trúc bền vững tại Việt Nam
Giải pháp 28/05/2025
Hội thảo “Nâng cao năng lực về hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng tại Việt Nam: Hướng tới phát triển đô thị bền vững”
Sự kiện 28/05/2025
Chính phủ khuyến khích tư nhân đầu tư dự án đường sắt
Kinh tế / Pháp luật 28/05/2025
Ra mắt Giải thưởng Thiết kế Bền vững EU-Việt Nam (EVSDA)
Sự kiện 27/05/2025
Hải Phòng dự chi hơn 483.000 tỷ đồng chống ngập lụt
Kinh tế / Pháp luật 27/05/2025
Làm gì để các đô thị lớn hết cảnh ngập úng?
Đối thoại 27/05/2025
Công bố kết quả thi tuyển phương án kiến trúc công trình Cầu Phú Kiểng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang)
Tin trong nước 26/05/2025
Ô nhiễm ánh sáng làm chậm tiến trình Zero Carbon ở các siêu đô thị
Nhìn ra thế giới 26/05/2025
Ra mắt Câu lạc bộ Xây dựng Xanh Việt Nam (VGC Club)
Sự kiện 26/05/2025
How to make motorcycle emission controls effective
News 25/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?