Năm 1893, Bác sĩ Yersin khám phá ra cao nguyên Lang Biang, có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự ra đời ý tưởng tạo lập nên một đô thị nghỉ dưỡng tại địa danh “Ðạ - Lạch” (dòng suối của người Lạch). Ðể thành phố Ðà Lạt ngày nay vừa tròn 115 năm hình thành và phát triển.
Khái quát quá trình phát triển đô thị, gắn với những đồ án quy hoạch xây dựng thành phố Ðà Lạt.
Giai đoạn trước năm 1975:
Năm 1893, Bác sĩ Yersin khám phá ra cao nguyên Lang Biang, có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự ra đời ý tưởng tạo lập nên một đô thị nghỉ dưỡng tại địa danh “Ðạ - Lạch” (dòng suối của người Lạch). Ðể thành phố Ðà Lạt ngày nay vừa tròn 115 năm hình thành và phát triển. Qua từng thời kỳ phát triển, lịch sử Ðà Lạt ghi nhận những danh xưng được đặt thêm cho tên gọi của thành phố như: Thủ phủ Ðông Dương, thành phố cao nguyên, thủ đô du lịch mùa hè, thành phố trong rừng, thành phố hoa
Có ý kiến cho cho rằng tên DALAT được ghép từ tiếng La Tinh là “Dat Alliis Leatitiam Alilis Temperiem” (cho người này niềm vui, người khác sức khỏe).
Khu ấp ánh sáng
Ngày 12/3/1906, Trạm nghỉ dưỡng của người Pháp từ Ðankia được quyết định dời về Ðà Lạt, và được xem như là dấu mốc xây dựng cơ bản đầu tiên quyết định cho diện mạo một thành phố trong tương lai. Tính đến năm 1975, “tuổi đô thị” của Ðà Lạt có hơn 80 năm hình thành và phát triển. Việc xây dựng tập trung trong khoảng thời gian hơn 20 năm, kể từ khi có 02 đồ án quy hoạch được duyệt là: Quy hoạch xây dựng của KTS. Hbrard (1923) và Quy hoạch chỉnh trang của KTS. Lagisquet (1943).
Ðồ án quy hoạch của Hebrard với ý tưởng hình thành một chuỗi hồ nhân tạo trên dòng suối Cam Ly, với hồ chính là Hồ Lớn (tiền thân của Hồ Xuân Hương ngày nay) kết hợp với sân Cù (golf) tạo thành một không gian xanh trung tâm, phân định rõ các khu chức năng gồm: các khu ở, khu hành chính, khu bệnh viện của người Pháp và người Việt...
Ðồ án chỉnh trang của Lagisquet chú trọng xây dựng cấu trúc đô thị theo mô hình thành phố vườn, tạo tầm nhìn cảnh quan về núi Lang Biang ở hướng Bắc, tạo không gian thoáng, rộng với các khu vực chức năng, có mật độ thưa, thấp tầng như: sân bay, công viên, khu du lịch và mở rộng Ðồi Cù như ngày nay; ngoài ra còn có các khu khách sạn, casino, bảo tàng dân tộc học, khu cư xá, biệt thự ...
Gía trị không gian kiến trúc được tạo lập từ 02 đồ án quy hoạch đô thị nói trên, cùng với việc quản lý đô thị khá chặt chẽ và nét độc đáo từ kiến trúc châu Âu của những công trình công cộng, tín ngưỡng, dinh thự, biệt thự... được xây dựng trong thời kỳ này đã góp phần tạo dựng cho thành phố Ðà Lạt những cảnh quan - danh thắng quý giá về một quỹ kiến trúc đô thị có giá trị, làm nên một đặc trưng văn hoá - kiến trúc riêng.
Thời kỳ Ðà Lạt thuộc chế độ Sài Gòn quản lý (trước 1975): Trải qua 30 năm, công việc quy hoạch đô thị nhiều lần được đặt ra, nhưng chưa có giải pháp nào được phê duyệt; cộng với yếu tố chiến tranh, nên việc phát triển đô thị Ðà Lạt trong một thời kỳ dài thiếu định hướng quy hoạch chung, chủ yếu dựa vào ý chủ quan của chính quyền. Các công trình tiêu biểu của thời kỳ này như: Viện Ðại học Ðà Lạt (1957), Giáo hoàng Học viện, Trung tâm nguyên tử, Trường Võ bị Quốc gia (1959), Chợ Ðà Lạt, khu Trung tâm và hồ Hồ Xuân Hương (1961), một số công trình tín ngưỡng, tôn giáo
tuy có góp phần vào cảnh quan đô thị Ðà Lạt; nhưng do chưa có giải pháp quy hoạch chung và kiến trúc tổng thể của toàn thành phố đã có sự chuyển đổi, xa dần phong cách châu Âu, cộng với sự buông lỏng quản lý, nên diện mạo đô thị có phần tạm bợ, lộn xộn (như: khu nhà ở ấp ánh Sáng, khu vực sau quảng trường, v.v...).
Quy hoạch chỉnh trang của KTS Lagisquet (1943)
Giai đoạn sau năm 1975:
Năm 1975, Ðà Lạt trở về với nước Việt Nam thống nhất, tiếp tục được xác định là Thành phố - Tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Ðồng mới (sát nhập bởi 2 tỉnh Tuyên Ðức và Lâm Ðồng cũ, kể từ ngày 05/6/1976), với dân số còn khoảng 86.000 người. Ranh giới Ðà Lạt được mở rộng ra vùng ven, gồm khu vực Thái Phiên và các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung. Việc quy hoạch Ðà Lạt tuy được nhanh chóng triển khai và giữ nguyên tính chất du lịch nghỉ dưỡng, nhưng các đồ án quy hoạch của Trung ương (1977) và địa phương (1983) chưa đủ sức thuyết phục để được phê duyệt.
Năm 1985, đồ án Quy hoạch tổng thể xây dựng Ðà Lạt đến năm 2000 do Viện Quy hoạch Ðô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng lập, được xem là tương đối hoàn chỉnh và chuẩn bị trình Chính phủ phê duyệt, thì đất nước chuyển sang giai đoạn thực hiện cơ chế kinh tế nhiều thành phần theo Nghị quyết Ðại hội VI của Ðảng (1986), nên đồ án quy hoạch tạm thời dừng lại để điều chỉnh cho phù hợp. Ðến năm 1990, công việc quy hoạch được tiếp tục nghiên cứu, đưa thêm khái niệm “Vùng phụ cận” hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của Ðà Lạt, cùng với những tư duy mới, phù hợp cơ chế và tình hình đổi mới của Ðất nước.
Năm 1994, đồ án Quy hoạch tổng thể xây dựng Thành phố Ðà Lạt và Vùng phụ cận đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 620/ TTg ngày 27/10/1994), kết thúc gần 20 năm sau ngày giải phóng, trải qua quá trình phát triển đô thị và quản lý xây dựng thiếu định hướng quy hoạch chung. Ðặc điểm của đồ án là:
- Xác định tính chất đô thị là Tỉnh lỵ, phát triển du lịch nghỉ dưỡng, đào tạo và nghiên cứu khoa học, khẳng định sự phát triển bền vững của Ðà Lạt có mối tương quan mật thiết với một “Vùng phụ cận” trong tỉnh.- Kế thừa, phát triển các ý tưởng có giá trị từ các đồ án quy hoạch thời Pháp thuộc và quy hoạch năm 1985, đem lại một khái niệm mới cho định hướng phát triển không gian đô thị cho Ðà Lạt là “Thành phố trong rừng Rừng trong thành phố”, với cấu trúc toả nhanh, hay còn gọi là cấu trúc “ bàn tay xoè”.
Hướng phát triển thành phố đến năm 2010:
Dân số thành phố Ðà Lạt và Vùng phụ cận là 200.000 người; trong đó Ðà Lạt là 180.000 người và khách du lịch lưu trú khoảng 1 triệu khách / năm.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 42.426 ha; trong đó diện tích đất của 12 phường, 3 x l 18.955 ha. Ðất xây dựng đô thị nội thành là 1.640 ha và các điểm dân cư vệ tinh trong Vùng phụ cận là 200 ha. Ðất khu vực cảnh quan du lịch trong nội thành và Vùng phụ cận là 20.000 ha.
Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận tới năm 2010
Chọn hướng phát triển không gian là: Mở rộng đô thị theo hướng Bắc và Ðông Bắc gồm khu Ða Thiện, Thái Phiên, Ðông Tĩnh; hình thành cơ cấu quy hoạch cụm dân cư, dạng đô thị vườn - phong cảnh. Ðối với Vùng phụ cận, khai thác cảnh quan danh thắng du lịch bảo đảm cân bằng sinh thái khu vực (như hồ Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, núi Voi,
); xây dựng các thị trấn vệ tinh (như: Phi Nôm, Liên Khương, x Xã Lát
) nhằm hỗ trợ cho sự phát triển Ðà Lạt về mặt phân bố dân cư, cơ cấu kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng
3/ Mở rộng đô thị trong tầm nhìn phát triển đến năm 2020:
Từ khi có quy hoạch chung được duyệt (1994), thành phố Ðà Lạt phát triển theo chiều hướng thuận lợi. Công tác quy hoạch chi tiết được triển khai, nhiều công trình xây dựng và hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng, diện mạo kiến trúc đô thị được cải thiện
Kết quả sau 5 năm thực hiện quy hoạch chung, Thành phố Ðà Lạt được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II (Quyết định số 158/1999/ QÐ-TTg ngày 24/7/1999).
Với vị thế mới, trong “Ðịnh hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị cả nước đến năm 2020”, Ðà Lạt được xác định là Thành phố trung tâm của hệ thống các đô thị của Vùng Tây Nguyên và Ðông Nam Bộ, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, đồ án Quy hoạch chung thành phố Ðà Lạt và Vùng phụ cận được điều chỉnh theo hướng mở rộng thành phố trong tầm nhìn 2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 409/ QÐ-TTg ngày 27/5/2002).
Ðặc điểm của đồ án là:
Hoàn thiện và nâng cao tính chất đô thị Ðà Lạt: Khẳng định tính chất tỉnh lỵ, nhưng là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh; thêm chức năng hội nghị, hội thảo và sinh thái, cùng với du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng của vùng và cả nước; xác định tính chất trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn và đa ngành của cả nước; bổ sung 2 tính chất mới là: khu vực sản xuất chế biến rau hoa chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; có vị trí quan trọng về an ninh- quốc phòng.
Khoanh vùng các khu hạn chế phát triển, mở ra các khu ở mới tập trung theo mô hình tiểu khu
Chú trọng các khu vực kiến trúc cảnh quan, bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị, đồng thời phát triển kiến trúc mới hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và truyền thống địa phương (Quy hoạch năm 1994 chưa đề cập đến vấn đề này).
Kế thừa và phát triển cấu trúc không gian đô thị từ cấu trúc “bàn tay xoà” thành cấu trúc “cây, cành, nhánh”, xen kẽ giữa các khu ở, khu đô thị là những không gian hồ, suối, thung lũng rau hoa.
Hướng phát triển thành phố đến năm 2020:
Dân số thành phố Ðà Lạt và Vùng phụ cận là 432.700 người; trong đó dân số nội thành là 201.000 người, ngoại thành là 27.000 người, Vùng phụ cận là 154.7000 người và khách du lịch là 2 triệu khách / năm.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 96.914 ha; trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 17.836 ha.
Chọn hướng phát triển không gian theo 4 hướng chính l: Hướng Tây - Tây Bắc phát triển trọng tâm là khu du lịch Ðankia - Suối Vàng và Cam Ly - Măng Lin. Hướng Nam - Ðông Nam là khu du lịch hồ Tuyền Lâm và cụm công nghiệp, trồng trọt, chế biến nông sản dọc Quốc lộ 20 đến sân bay quốc tế Liên Khương. Hướng Ðông là cụm công nghiệp chế biến rau, hoa, nông sản.
KS Nguyễn Hữu Tâm - Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Ðồng
- TPHCM: Mơ về đô thị vệ tinh 15 năm nữa
- Quy hoạch đô thị nhìn từ tháp Eiffel
- Ý tưởng quy hoạch và thiết kế đô thị khu vực hồ Gươm và phụ cận: Phương án của 1+1>2 Group
- Đô thị Việt Nam, toàn cầu hoá hay phát triển bền vững?
- Phát triển Ðà Lạt trên cơ sở ý tưởng quy hoạch đô thị theo Đạo lý châu Á
- Định mệnh của đô thị hiện đại?
- Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN
- Sự tiến hóa trong phương pháp quy hoạch
- CODATU XIII: Kẹt xe chưa hẳn do xe gắn máy
- Giải pháp "2 cần", mấu chốt của giao thông TPHCM