Ashui.com

Thursday
Mar 28th
Home Tin tức Sự kiện Forum Arcasia 16: Đô thị châu Á thế kỷ XXI - Xu hướng và thách thức

Forum Arcasia 16: Đô thị châu Á thế kỷ XXI - Xu hướng và thách thức

Viết email In

Đã trở thành truyền thống, hàng năm, mỗi lần các kiến trúc sư (KTS) đại diện Hội KTS thành viên của Hội KTS châu Á (ARCASIA) gặp nhau tại một nước được chọn để đăng cai tổ chức, họp bàn về các vấn đề kiến trúc cùng quan tâm, như: Hành nghề kiến trúc, Đào tạo KTS, Kiến trúc xanh,v.v… đều diễn ra nhiều hoạt động song hành. Trong đó quan trọng nhất là DIỄN ĐÀN KIẾN TRÚC CHÂU Á (FORUM ARCASIA).



Đây là Diễn đàn khoa học, mang tính chất mở về một chủ đề nhất định đã được các Hội thành viên nhất trí thông qua từ kỳ họp trước.

Năm nay, tiếp theo Diễn đàn 14, năm 2009 ở Mông Cổ với chủ đề : “Đô thị và Chính trị” và chủ đề “Hành động xanh - Kiến trúc của một trật tự mới” tại Diễn đàn 15 ở Pakistan năm 2010, Diễn đàn ARCASIA 16  tại Việt Nam năm 2011 đề cập đến chủ đề khá rộng mang tính bao quát: “Đô thị châu Á thế kỷ XXI - Xu hướng và thách thức” với sự có mặt của đại diện 17 nước và vùng lãnh thổ thành viên của Hội KTS Châu Á (Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Án Độ, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ma Cao, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Nepal, Thái Lan và Viêt Nam) cùng đại biểu khách mời của Hội KTS đến từ 3 nước: Lào, Campuchia và Mianma với tư cách là dự thính.

Chúng ta đều biết, Châu Á là một lục địa đa dạng với nhiều nền văn hóa lâu đời, khí hậu và địa hình cảnh quan thiên nhiên khác nhau. Bước vào thế kỷ XXI, các đô thị Châu Á biến đổi rất nhanh trên nhiều phương diện, có  thể  nói  là  nhanh nhất  theo hướng toàn cầu hóa.

Trên thế giới ngày nay, đô thị trở thành trung tâm tăng trưởng kinh tế hiệu xuất cao và là nơi cư trú của một nửa dân số. Mô hình đô thị toàn cầu (Global City) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của các đô thị, làm thay đổi nhanh chóng cấu trúc không gian, cũng như hình ảnh kiến trúc đô thị truyền thống, trong đó có các đô thị châu Á. Trong bối cảnh ấy, đô thị châu Á phát triển có những đặc điểm riêng  nhất định, là nơi diễn ra những vận động trái chiều nhau: Quan niệm phát triển phương Tây và cách nhìn của phương Đông; Hiện đại và Bản sắc; Lý và tình; Chính thống và Dân gian; Cách tân và Bảo thủ; Thử nghiệm và Cân nhắc; Thành công và Thất bại;…

Như vậy, trước những cơ hội to lớn, những thách thức không nhỏ mà quá trình toàn cầu hóa mang lại cùng với mặt trái của phát triển đô thị (nhân tai), nhất là đô thị lớn trong ngắn hạn và những cảnh báo không mấy lạc quan của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu (thiên tai) trong tương lai không xa, làm thế nào để các đô thị châu Á, đặc biệt là các đô thị lớn ở những nước phát triển sau, trong đó có Việt Nam hội nhập, phát triển hiện đại mà vẫn phát huy được những giá trị văn hóa kiến trúc đô thị địa phương phong phú, để đô thị mãi là môi trường sống tốt của chúng ta.

Đây là những vấn đề được giới KTS trên thế giới quan tâm, và đó cũng là chủ đề chính của Diễn đàn ARCASIA 16 ở Đà Nẵng - Việt Nam trong 2 ngày 18, 19/8/2011.



Diễn đàn ARCASIA 16 là cơ hội  để đông đảo KTS đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới cùng chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và giải pháp trong thiết kế kiến trúc và quy hoạch đô thị hướng tới những sáng tạo mới để kiến trúc đô thị Châu Á phát triển năng động, hiện đại và giàu bản sắc văn hóa địa phương.

Hơn 40 KTS gửi bài đến tham dự Diễn đàn ARCASIA 16, chưa kể những ý kiến tự do của đông đảo các KTS khác sẽ được nêu lên trong phần trao đổi bởi tính chất mở của Diễn đàn. Những bài viết cho thấy nhiều chiều của vấn đề phát triển và sự đa dạng của các đô thị châu Á trong quá khứ và hiện tại trước ảnh hưởng của toàn cầu hóa. Tính đa dạng và năng động trong phát triển kiến trúc và đô thị châu Á thể hiện ở chỗ phát triển hiện đại trong khi vẫn duy trì tính bảo thủ, tiếp tục con đường truyền thống, trong khi vẫn đón nhận những công nghệ mới, tiên tiến của thế giới.

PGS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam 

Chương trình

Diễn đàn ARCASIA 16

18-19/8/2011
tại Furama Đà Nẵng


Chủ đề: Đô thị châu Á thế kỷ XXI
(Xu hướng, thách thức)
   
Ngày 18/8 (Buổi sáng 8h - 12h30)

Phiên 1:  Toàn cầu hóa với phát triển đô thị châu Á
Điều hành: PGS.TS. KTS Nguyễn Quốc Thông, TS.KTS Hoàng Hữu Phê

- Đón tiếp đại biểu
- Nghi thức 
- Đề dẫn và giới thiệu đại biểu
- Diễn văn  của đại diện chính phủ Việt Nam / Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
- Diễn văn của đại diện Chính quyền Tp Đà Nẵng / Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh
- Phát biểu của Chủ tịch Hội KTS Châu A (ARCASIA) / KTS George Kunihiro
- Phát biểu của Chủ tịch Hội KTS quốc tế (UIA) / KTS Luise Cox
- Nghỉ giữa giờ 9h30-9h45   

- Tham luận:
1. KTS R. Hawkin (Norman Foster and Partners): Hành nghề kiến trúc ở châu Á 
2. PGS.TS.KTS Trần trọng Hanh (Việt Nam): Đô thị Việt Nam thế kỷ XXI
3. GS Noriyuki Okabe (Nhật Bản): Thiên tai với đô thị. Kinh nghiệm Nhật Bản
4. TS.KTS Ngô Viết Nam Sơn (Hoa kỳ): Thách thức của đô thị châu Á trong kỷ nguyên toàn cầu hóa 

Ngày 18/8 (Buổi chiều 14h00 - 18h45)

Phiên 2: Xu hướng phát triển kiến trúc đô thị hiện đại châu Á
Điều hành: PGS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng, TS.KTS Phạm Khánh Toàn 

- Tham luận:
1.  GS Zhu Wenyi (Trung quốc): Chỉ số kiến trúc tại Trung Quốc
2.  KTS Endy Subijono (Indonesia): Giải quyết vấn đề thiên tai và chương trình hướng tới giảm thiểu rủi ro thiên tai
3.  KTS Võ Trọng Nghĩa (Việt Nam): Kiến trúc xanh - Một xu hướng tất yếu: Giải pháp thiết kế thực tiễn tại Việt Nam 
4.  KTS Qazi M Aif  (Bangladesh): Đô thị Bangladesh: Ý thức, Bản chất và tính nhạy cảm
để trở nên xanh
5.  KTS Kevin Li  (Hồng Kông): Các dự án tái sử dụng thích hợp trong thế kỷ XXI ở Hồng Kông
6.  KTS Han Yi  (Trung Quốc): Hình thái mới của kiến trúc đô thị châu Á đang phát triển
7.  KTS Nguyễn Hữu Thái (Việt Nam): Đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức của biến đổi khí hậu
8. GS.TS.KTS  M.M. Rahman (Bangladesh): Xu hướng kiến trúc đô thị châu Á. Hạ tầng văn hóa
9. M. Cassagnes (Pháp): Làm nghề kiến trúc ở Việt Nam. Làm thế nào để mang tính chất Việt?
10. PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục (Việt Nam): Nhận dạng kiến trúc đô thị Việt Nam và nguồn lực kiến trúc trong thời kỳ đô thị hóa
11. GS Shaukat Ali Sharar (Pakistan): Các thành phố của Pakistan trong thời đại đô thị hóa và biến đổi khí hậu: Trường hợp Mingora và Turbat.
12. PGS.TS.KTS Phạm Hùng Cường (Việt Nam): Đô thị xốp
13. TS.KTS Phạm Thúy Loan (Việt Nam): Những biến đổi hình thái không gian đô thị Hà Nội dưới tác động của toàn cầu hóa.
14. TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên (Việt Nam): Thiết kế sinh thái trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam
15. KTS Ngô Lê Minh (NCS VN ở Trung Quốc): Nhà ở cao tầng Thượng Hải
16. TS Nguyễn Quang Minh (Việt Nam): Hướng tới mô hình quy hoạch và kiến trúc tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam

Ngày 19/8 (Buổi sáng  8h - 12h30)

Phiên 3: Bản sắc kiến trúc đô thị hiện đại châu Á
Điều hành: TS.KTS Phạm Tứ, TS.KTS Phạm Thúy Loan

- Tham luận:
1.  TS.KTS C. Pedelahore (Pháp): Bản sắc đô thị Việt Nam và nền kiến trúc trong ba giai đoạn lịch sử
2.  KTS Man-Wai Danny (HongKong): Đa dạng trong sự hài hòa
3.  HS Nguyễn Quân (Việt Nam): Địa văn hóa phong phú. Đô thị hóa đơn điệu
4.  KTS Syed Zaigham Jaffery (Pakistan): Duy trì bản sắc kiến trúc của các TP châu Á. Trường hợp Karachi.
5.  KTS Vicki Wong (Đài Loan): Chuyển đổi khu vực di sản Dadaocheng ở Đài Bắc
6.  TS.KTS Phó Đức Tùng (Việt Nam): Phong thủy như một phương thức tìm kiếm bản sắc Á đông trong kiến trúc và thiết kế đô thị.
7.  KTS Fariha A. Ubaid (Pakistan): Địa phương hóa tính bền vững và Biểu tượng xanh. Câu hỏi vễ xu hướng kiến trúc bền vững ở Karachi Pakistan
8.  KTS Bharat B. Kunwar (Nepan): Những kiến trúc độc đáo của Lumnini hiện đại
9. TS.KTS  Nguyễn Quang Minh (Việt Nam): Phát huy bản sắc kiến trúc và lối sống, hướng tới tương lai bền vững hơn cho Hà Nội
10. TS  Qazi Azizul Mowla (Bangladesh): Bản sắc kiến trúc thủ phủ Kahn ở Dhaka
11. TS Li Bin và Trần Xuân Hiếu (Trung Quốc, Việt Nam): Hình thái và phương thức sử dụng không gian nhà ở khu phố cổ Hà Nội
12. KTS Nuno Soares (Macau): Các lớp không gian bổ sung: Sự hợp lý hóa không gian ở Macau
13. KTS Phan Đăng Sơn (Việt Nam): Khía cạnh văn hóa trong tổ chức không gian ở của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
14. KTS Hồ Thế Vinh (Việt Nam): Đi tìm ý nghĩa đình làng trong sự gắn kết với các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian tại các làng cổ ven Đà Nẵng.

 

19 đồ án đạt giải thưởng Kiến trúc Châu Á lần thứ XVI-2011

1. Dự án khu dân cư gia đình đơn lẻ: 02 đồ án

- Atelier Bisque Doll (Xưởng búp bê sứ) – KTS Keisuke Maeda – JIA (Viện kiến trúc Nhật Bản)

-Ting Residence (Khu dân cư leng keng) – KTS Wooi Lok Kuang - PAM

2. Khu phức hợp nhà ở nhiều gia đình: 02 đồ án

- G – Flat (Căn hộ G) – KTS Koh Kitayama – JIA (Viện kiến trúc Nhật Bản)

- Al Azhar Garden (Khu vườn Al Azhar) – KTS Yawar Jilani - IAP

3. Nhà ở xã hội và công cộng: 01 đồ án

- Pinnacle Duxton (Tháp Duxton) – KTS Khoo Peng Beng – SIA (Viện kiến trúc Singapore)

4. Tiện nghi công cộng - khu thương mại: 02 đồ án

- Olympic Plantation Farm Shop (Thế vận hội đồn điền trang trại cửa hàng) – KTS Lee Sang Leem – KIRA

- Beijing Olympic green sunken garden (Khu vườn Thế vận hội Bắc Kinh màu xanh lá sẫm) – KTS Shao wei ping - ASC

5. Tiện nghi công cộng - khu nghỉ dưỡng, du lịch: 02 đồ án

- Villa Amanzi, Cape Soil ( Biệt thự Amanzi, đất mũi) – KTS Fiona Overton – HKIA (Viện kiến trúc Hồng Kông)

- Bamboo Dome Binh Duong (Vòm tre Bình Dương) – KTS Võ Trọng Nghĩa, Nishizawa Shunri – VAA (Hội kiến trúc sư Việt Nam)

6. Tiện nghi công cộng - khu chính trị, tôn giáo: 01 đồ án

- Kohitsuji no Mure Christian Church/ Church of the Wind – KTS Kazuo Matsuo – JIA (Viện kiến trúc Nhật Bản)

7. Tiện nghi công cộng - tòa nhà thể chế: 02 đồ án

- Nanasawa Kiboo No Oka Elementary School – KTS Ben Nakamura - JIA (Viện kiến trúc Nhật Bản)

- Bangkok University Landmark Complex – ARCHITECT 49 - ASA

8. Nhà chuyên dụng: 01 đồ án

- Dhoby Ghaut Green – KTS Chan Soo Khian – SIA (Viện kiến trúc Singapore)

9. Sự phát triển của cách dùng hỗn hợp: 01 đồ án

-Iwamizawa Station Complex – KTS Hiroshi Nishimura - JIA (Viện kiến trúc Nhật Bản)

10. Khu công nghiệp: 02 đồ án

- JEF Chemical – KTS Masahiro Kinoshita - JIA (Viện kiến trúc Nhật Bản)

- Ecopark Administration Building – Aedas Limited - HKIA (Viện kiến trúc Hồng Kông)

11. Dự án bảo tồn: 01 đồ án

- Innovate Historical Renovation, Shieto – KTS Yumi Kori - JIA (Viện kiến trúc Nhật Bản)

12. Việc tái sử dụng và thích nghi: 02 đồ án

- 1881 Heritage (1881 di sản) – A&T Design International Ltd. Daniel Lin Hsien Wen - HKIA (Viện kiến trúc Hồng Kông)

- The HSM house (Ngôi nhà HSM) – KTS Cho In Souk – KIRA 

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Thêm bình luận


Mã an toàn
Đổi mã khác

Bảng quảng cáo