By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
    Báo Xây dựng 22/05/2025
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Nhìn lại Quy hoạch Hà Nội từ hơn 100 năm trước

Ashui.com 17/08/2010
10 phút đọc
SHARE

Triển lãm “Quy hoạch đô thị và địa giới hành chính Hà Nội giai đoạn 1873 – 1954” diễn ra từ ngày 16/8 tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (số 18 đường Trung Yên 1, Cầu Giấy, Hà Nội) và sẽ kéo dài đến hết năm. 68 bản đồ và một số tài liệu dạng văn bản về quy hoạch đô thị được trưng bày là những sử liệu quan trọng đối với Hà Nội.

Triển lãm trưng bày một số tài liệu lưu trữ gốc và một số tài liệu lần đầu tiên được công bố rộng rãi. Người xem sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến quang cảnh Hà Nội từ các con phố mang tên Pháp, hình ảnh Thành cổ Hà Nội đến các dự án quy hoạch mở rộng Thành phố trong lịch sử.

Có lẽ để hiểu hơn về Hà Nội ngày nay, cũng như để định hướng xây dựng một Hà Nội mới trong tương lai, người ta không thể không tìm hiểu về những “lớp lang” quy hoạch trong quá khứ của Hà Nội. 

  • Ảnh bên : Bản vẽ tổng quát quy hoạch vùng ngoại ô Hà Nội (1940) 

“Trở thành một thành phố châu Âu” 

Ngay từ khi đặt ách đô hộ lên Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã đặt ra vấn đề quy hoạch Hà Nội. Ngày 27/1/1886, Hội đồng Bảo hộ Bắc Kỳ, cơ quan đại diện cho quyền lực của Chính quyền thuộc địa Pháp tại Bắc và Trung Kỳ đã được thành lập. Chính tại phiên họp đầu tiên vào ngày 2/5/1886, dưới sự chủ tọa của Paul Bert, Tổng Trú sứ Trung-Bắc Kỳ đầu tiên, Hội đồng Bảo hộ đã quyết định thành lập tại Hà Nội một Ủy ban Thành phố để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng là “làm cho Hà Nội trở thành một thành phố châu Âu”.

Với mục đích trên, người Pháp bắt đầu quy hoạch bằng việc xác định địa giới thành phố Hà Nội. Chính quyền thuộc địa đã phân Thành phố ra làm hai khu vực chính: khu vực dành cho người Âu và người bản xứ.

Ngày 11/5/1886, Tổng Trú sứ Trung-Bắc Kỳ Vial ký quyết định số 1 giao cho Khu Công chính Bắc Kỳ việc đo vẽ bản đồ Thành phố Hà Nội. Các kỹ sư của Khu Công chính có quyền thực hiện nhiệm vụ của mình ở bất cứ nơi nào trong Thành phố, kể cả trong khu vực đất thuộc quyền sở hữu tư nhân của người Âu cũng như người bản xứ. Tiếp đó, Pháp đã ra Nghị định phân định ranh giới ban đầu của Thành phố Hà Nội. Theo đó, Thành phố Hà Nội lúc đó bắt đầu từ Sở Thuế quan (nay là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), qua Blockhaus Nord (Lô Cốt Bắc nay thuộc phố Phó Đức Chính), đường Grand Bouddha (nay là phố Quán Thánh), đường bao quanh Thành Hà Nội, cửa Sơn Tây kéo dài đến đường Phủ Thanh Oai (phố Văn Miếu, một phần phố Quốc Tử Giám và một phần phố Tôn Đức Thắng), Pagode des Corbeaux (Văn Miếu- Quốc Tử Giám), chùa Sinh Từ, đường Huế (nay là phố Huế), công sự Huế, qua đê thuộc khu vực nhượng địa cho đến tận sông Hồng. Diện tích thành phố Hà Nội thời điểm đó là 1220 ha – có thể coi là bức tranh quy hoạch nhỏ nhất về Hà Nội khi bước vào thời cận đại.

Tuy nhiên, trong phiên họp thường kỳ ngày 6/10/1889 của Hội đồng Thành phố, Đốc lý Hà Nội đã cho rằng “ranh giới hiện tại của Thành phố không được rõ ràng, khó nhận biết, khó xác định về đất đai và đã bỏ ra ngoài Thành phố một vài vùng buôn bán và công nghiệp”. Và ranh giới thành phố đã được phân định lại: Phía đông của Thành phố được xác định giáp với dòng chảy của sông Hồng; phía Bắc, phía Tây và phía Nam được xác định bởi một đường thẳng chạy từ cột mốc số 1 đến số 15.

Ngoài việc quy hoạch về địa giới hành chính của Hà Nội, người Pháp tập trung mở rộng khu vực người Âu bằng nghị định bắt phá bỏ nhà tranh vách đất ở khu phố Paul Bert (này là phố Tràng Tiền) năm 1886 rồi đến Nghị định cấm xây dựng và phải dỡ các nhà tranh vách đất trong thời hạn 6 tháng trong khu vực bao gồm các phố mà ngày nay là: phố Trần Hưng Đạo, sông Hồng, phố Lê Duẩn đến tận khu vực Thành Hà Nội.


Bản đồ kiến thiết Hà Nội do KTS Phạm Gia Hiển lập ngày 31/7/ 1951, kí hiệu tra tìm TPT -4512

“Quy hoạch ô bàn cờ”

Bước sang giai đoạn 1895-1928 và các giai đoạn tiếp theo dưới thời thuộc Pháp, việc mở rộng thành phố Hà Nội vẫn được tiến hành để tạo thành các khu dự trữ, vành đai xanh. Diện tích tỉnh Hà Nội năm 1901 đã là 1.300km2.

Đến những năm 1920, người Pháp tập trung vào việc quy hoạch các công trình xây dựng. Điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là quy hoạch và xây dựng phát triển theo xu hướng mới. Bên cạnh nhu cầu về sử dụng, người Pháp còn quan tâm nhiều đến thẩm mỹ kiến trúc của mỗi ngôi nhà. Toàn quyền Đông Dương đã sử dụng các kiến trúc sư giỏi từ Pháp và các thuộc địa khác để thiết kế các công trình lớn tại Hà Nội và một số thành phố khác. Năm 1921, Sở Kiến trúc và Đô thị được thành lập với người đứng đầu là KTS Enest Hébrard.

Nhiều văn bản quy định được ban hành phục vụ quản lý và điều hành công việc quy hoạch và xây dựng trong Thành phố. Nghị định số 91 ngày 7/7/1921 của Thống sứ Bắc Kỳ về các công trình xây mới tại một số đường của Thành phố Hà Nội. Nghị định gồm 7 điều quy định “tại 26 con đường của Thành phố Hà Nội và tất cả các đại lộ được mở trên khu đất của Công ty Điền thổ, từ đại lộ Carnot (nay là phố Phan Đình Phùng) đến đường Duvilliers (nay là phố Nguyễn Thái Học), chỉ được phép xây dựng những căn nhà kiểu Âu, cấm xây nhà kiểu bản xứ hoặc nhà chia ô. Số người sử dụng ở mỗi phòng ngủ tối đa là 1người/25 m2.”

Năm 1924, bản quy hoạch đô thị do Enest Hébrard thiết lập tạo cơ sở cho việc quản lý đô thị (theo đạo luật Comudet của Pháp). Mọi công trình xây dựng phải tuân Thủ đồ án quy hoạch và phải có sự phối hợp để tạo ra những không gian đô thị cân đối với bố cục chặt chẽ, có tính tượng trưng, nhấn mạnh trọng điểm. Nhìn trên bản đồ có thể thấy rõ: ngoài việc chỉnh trang khu “36 phố phường”, Thành phố mở ra những khu xây dựng mới theo “quy hoạch ô bàn cờ”, tạo thành những đại lộ, những ô phố khang trang mà nay ta còn thấy rõ ở những “khu phố Tây”.

Ngoài việc quy hoạch và cải tạo các tuyến phố, các công trình rải đá mặt đường, lát vỉa hè, xây dựng hệ thống cống rất được chú trọng. Trong giai đoạn này, nhiều công trình được xây dựng đều mang phong cách kiến trúc Á Đông, tiêu biểu là công trình Trường Đại học Đông Dương.

Nguyễn Mỹ

>> Hà Nội mở rộng: Hướng về Tây theo phong cách phương Đông 

Có thể bạn cũng quan tâm

Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?

Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”

Từ đại lộ đến metro: Dấu ấn hạ tầng giao thông TP.HCM sau 50 năm thống nhất đất nước

Phường Hồng Hà – Khởi đầu mới của phân khu đô thị sông Hồng

Đông Nam Bộ từ vùng trũng đến đô thị năng động

Bài trước Nhiều dự án khu đô thị ở Hà Nội: Chồng căn hộ, bán vô tư
Bài tiếp Từ Dakar đến Abuja
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

KTS Võ Trọng Nghĩa nhận Giải thưởng Fukuoka 2025
Kiến trúc sư 22/05/2025
Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka
Kiến trúc 22/05/2025
Cả nước có 588 công trình đạt chứng nhận xanh
Tin trong nước 22/05/2025
Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìnQuy hoạch đô thị

Phát triển hai bên sông Đáy, tạo không gian mới cho đô thị Hà Nội

Báo Xây dựng 04/05/2025
Góc nhìn

Đưa Thành phố Hồ Chí Minh vào Kỷ nguyên mới

VnEconomy 02/05/2025
Góc nhìn

Tìm lối đi cho giao thông xanh

KTSG Online 30/04/2025
Góc nhìnKiến trúc

Dấu ấn kiến trúc Việt Nam sau nửa thế kỷ đất nước hòa bình, thống nhất

Ashui.com 27/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?