By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
    Tạp chí Xây dựng 09/07/2025
    Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
    Chinhphu.VN 08/07/2025
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Kiến trúc

Công trình Trung tâm chăm sóc y tế Kemang – thành phố Jakarta

Ashui.com 04/10/2010
9 phút đọc
SHARE

Công ty thiết kế kiến trúc Aboday Architects của Indonesia gần đây đã giới thiệu công trình Trung tâm chăm sóc y tế Kemang tọa lạc tại thành phố Jakarta vốn được xây dựng từ năm 2006 đến 2008 với tổng diện tích sàn là 6500 m2.

Giai đoạn 1

Khi dự án này được động thổ vào năm 2007, kích thước ban đầu của khu đất là 2600 m2 chỉ hơi vừa đủ diện tích để xây dựng một trung tâm khám chữa bệnh cho phụ nữ và trẻ em với 52 phòng bệnh. Công năng của công trình phức tạp này bao gồm một tầng dành riêng cho việc chữa trị thụ tinh nhân tạo. Tòa nhà 5 tầng được bố trí trên khu đất hẹp dài, tọa lạc tại trục giao lộ của con đường Jalan Ampera Raya tại phía nam Jakarta, Indonesia và con đường nội bộ rộng 6m. Khu đất với vị trí hẹp dần vào bên trong với chiều ngang mặt tiền chỉ có 20 mét. Do tiêu chuẩn quy hoạch lộ giới nghiêm khắc của khu vực nên đã hình thành nên một công trình có bề mặt cong thật mỏng đến mức chiều rộng bề mặt tiền đối diện đường Jalan Ampera Raya chỉ rộng có 7 mét chiều ngang.

Tại một đất nước mà thiết kế vẫn chưa thể đóng vai trò quá quan trọng, thử thách lớn hơn dành cho kiến trúc sư là phải thuyết phục được chủ đầu tư với những liên hệ về tầm nhìn thiết kế kiến trúc không làm ảnh hưởng đến chi phí đầu tư tính toán ban đầu. Chi phí dành cho một trung tâm khám chữa bệnh là rất hạn chế. Hiểu được rằng chủ đầu tư sẽ đầu tư nhiều hơn vào các trang thiết bị dụng cụ y tế hơn là đầu tư vào thiết kế kiến trúc của công trình, các kiến trúc sư Aboday Architects đã cố gắng hình thành ý tưởng một công trình hoàn hảo góp phần giúp ích mang lại sự thúc đẩy cho việc kinh doanh của bệnh viện. Đối với trung tâm chăm sóc sức khỏe với mục tiêu nhắm đến một phân khúc thị trường thật sự rất giới hạn, việc quan trọng là tạo ra được sự công nhận từ phía cộng đồng thông qua thiết kế độc đáo nhất. Khi chủ đầu tư không muốn có một trung tâm chăm sóc sức khỏe với phương thức tiếp cận thông thường, kiến trúc sư đã tạo ra mặt đứng công trình hòa nhập với điều kiện xung quanh bằng việc sử dụng các mảng đan xen lẫn nhau của các tấm panel thạch cao và kính màu. Việc này với mục đích nhằm sao chép lại không gian bao quanh bị chi phối phần lớn bởi các tòa nhà thương mại không theo một lối thống nhất với các tấm panô quảng cáo thương mại nhiều màu, đồng thời cũng làm nổi bật lên chất lượng nội thất của công trình bằng việc tạo nên đa sắc màu cho từng căn phòng.

Ý tưởng mặt đứng bằng kính màu được hình thành dựa trên việc đọc một đoạn văn nhỏ về liệu pháp chữa bệnh bằng màu sắc. Nó là một phần của việc chữa trị tự nhiên với việc sử dụng màu nhằm cân bằng năng lượng bị thiếu trên bất kỳ nơi nào của cơ thể con người, thông qua thể chất, cảm xúc, tâm hồn, hay là trí tuệ. Mặc dù việc này chưa được khoa học công nhận, nhưng ý tưởng sử dụng màu sắc để tác động đến cảm xúc của con người là khá mới mẻ và thú vị. Việc này tạo nên cách phân bố không đồng đều của tổ hợp kính và cửa sổ trên mặt đứng, và là kết quả tạo nên sự tổ chức các phòng bên trong công trình. Mỗi phòng và các khu vực tiện ích được bố trí dọc theo hành lang chính có tác dụng như một xương sống cho hình khối uốn lượn. Tại tầng 3 và tầng 4, hai hành lang cao hai tầng được kết nối lại với nhau bằng một khối thông tầng tại khu vực chờ, tạo nên một không gian tiếp diễn.

Mặc dù mặt đứng bên ngoài của công trình có vẻ phức tạp, nhưng hệ thống giao thông bên trong và chức năng các phòng được thiết kế thẳng và rõ ràng. Một hành lang trung tâm rộng 2.4 mét tại mỗi tầng kết nối các phòng và các khu tiện ích lại với nhau nhằm phân bố đồng đều các chức năng tại hai bên. Tại mỗi tầng, hành lang trung tâm tại sảnh tiếp tân trở thành điểm định hướng cho người đến khám bệnh. Bằng việc phân chia các khu tiện ích của công trình ra làm hai khối dài, mỗi phòng khá hẹp về kích thước, và việc này hình thành nên toàn bộ mặt bằng tầng được đắm chìm trong ánh sáng tự nhiên gần như cả ngày.

Giai đoạn 2

Khi công việc thi công giai đoạn một đang được triển khai, chủ đầu tư đã xoay sở để dành được miếng đất rộng 2,000 m2 ngay kế bên. Miếng đất thêm này đã giúp giải tỏa được sự căng thẳng trong giai đoạn 1 về công năng phức tạp của công trình bệnh viện. Miếng đất hình dáng chữ U cũng đồng thời giúp ích trong việc điều chỉnh lại giao thông, làm thông thoáng hơn cho giao thông bên trong nhà đậu xe bằng việc có hai lối ra vào riêng biệt. Tuy nhiên, do thời gian cho phép hạn hẹp, công trình được quyết định chỉ xây một tầng trên miếng đất này, và giữ lại phần còn lại dành cho các cây trồng xanh tự nhiên. Khối tòa nhà 1 tầng này sẽ được sử dụng làm sảnh chính của trung tâm chăm sóc sức khỏe, tiện ích chung và một phần hành chính. Khối này được kết nối với công trình ban đầu của giai đoạn 1 bằng một bức tường cong liên tục, hình thành nên một lối đi chính giữa một bên sữ dụng riêng và một bên sử dụng chung. Một không gian lớn và tiếp diễn bao gồm tất cả không gian hành chính và sảnh tiếp tân được bố trí ngay bên cạnh giếng trời lấy ánh sáng, một không gian sống động được tạo ra bằng lỗ mở lớn trên tầng mái, lọc ánh sáng tự nhiên xuống sảnh chính bên dưới. Đối diện công trình là khu vườn với nhiều cây xanh to lớn, không gian này là điểm ưa thích cho người đến khám bệnh trong lúc chờ đợi khám chữa bệnh.

KTS Vũ Linh Quang – Công ty Kiến trúc ARDOR Architects (biên dịch từ ArchDaily)  

Có thể bạn cũng quan tâm

Maiji Mountain Visitor Center: Bản giao hưởng tĩnh lặng giữa kiến trúc – thiên nhiên – con người

Cải tạo kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Thái vùng Tây Bắc Việt Nam theo hướng bền vững

Thư viện Yellamundie: “Người kể chuyện” của miền tây nam Sydney

Uzbekistan Pavilion – “Khu vườn tri thức” tại Expo 2025 Osaka

Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc

Bài trước Bất động sản Bình Dương “nóng” nhờ những dự án tốt
Bài tiếp Hà Nội duyệt quy hoạch khu đô thị giáp Đại lộ Thăng Long
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Vai trò của vật liệu truyền thống trong định hình bản sắc thiết kế Việt
Đối thoại 10/07/2025
Bảo đảm hiệu quả thi hành quy định pháp luật mới trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Đà Nẵng thu hồi một phần dự án ‘treo’ Hòn Ngọc Á Châu để làm công viên
Kinh tế / Pháp luật 10/07/2025
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
Tin trong nước 09/07/2025
Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM
Phản biện 09/07/2025
Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
Tin trong nước 08/07/2025
Sản xuất và tiêu thụ VLXD có nhiều chuyển biến tích cực
Thị trường 08/07/2025
Năm 2025: Giá thuê bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đã tăng 70%
Bất động sản 08/07/2025
Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
Sự kiện 07/07/2025
Tái thiết không gian phát triển Đông Nam Bộ từ trục giao thông chiến lược
Kinh tế / Pháp luật 07/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Kiến trúc

Expo 2025 Osaka: Kiến trúc tuần hoàn từ Japan Pavilion

Tạp chí Xây dựng 06/05/2025
Kiến trúcNhìn ra thế giới

10 Pavilion nổi bật nhất tại Expo 2025 Osaka

Ashui.com 03/05/2025
Góc nhìnKiến trúc

Dấu ấn kiến trúc Việt Nam sau nửa thế kỷ đất nước hòa bình, thống nhất

Ashui.com 27/04/2025
Kiến trúc

Olympic House: Biểu tượng kiến trúc xanh gắn kết lịch sử và tương lai

Kiến trúc & Đời sống 05/04/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?