By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
    [Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
    Ashui.com 18/05/2025
    Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
    Tạp chí Xây dựng 18/05/2025
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
    KTSG Online 17/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Công nghệ mới

Đảo Năng lượng

Ashui.com 22/12/2008
6 phút đọc
SHARE

Đại dương mênh mông chứa đựng nguồn năng lượng vô tận dưới dạng gió, sóng biển và ánh nắng. Cả ba thứ này có thể được tập trung lại trên cái gọi là Đảo Năng lượng – mô hình dàn khoan nổi “khoan tìm” năng lượng tái sinh thay vì dầu khí trên biển.

Đảo Năng lượng là sáng kiến của nhà phát minh Pháp Dominic Michaelis. Ông vốn bức xúc với công nghệ chuyển hóa nhiệt năng đại dương (ocean thermal energy conversion – OTEC) mà ông cho là chẳng có gì mới mẻ. Đảo Năng lượng, do Michaelis và con trai ông thiết kế, ở giữa có một nhà máy OTEC và dàn trải trên diện tích rộng 600 m2 cho phép lắp đặt hệ thống tua-bin gió và máy thu năng lượng Mặt trời.

Chưa hết, máy chuyển hóa năng lượng sóng biển và tua-bin dòng chảy sẽ hút năng lượng từ nguồn nước xung quanh đảo. Theo Michaelis, một hòn đảo năng lượng hình lục giác có thể tạo ra 250 megawatt điện, đủ dùng cho một thành phố nhỏ. Nguồn điện thu được có thể nhiều hơn nữa nếu ghép các hòn đảo lại thành quần đảo nhỏ, trên đó có thể lập nhà kính trồng rau sạch, mở cảng cho tàu thuyền neo đậu và xây khách sạn cho du khách.

Lý do chính để thiết lập Đảo Năng lượng là nhằm khai thác OTEC. OTEC là qui trình chuyển hóa năng lượng sinh ra từ sự khác biệt nhiệt độ giữa làn nước ấm trên mặt biển với dòng nước lạnh dưới biển sâu thành nhiệt năng hoặc các dạng năng lượng hữu ích khác. OTEC vượt trội hơn các công nghệ năng lượng biển khác ở chỗ nó tạo ra nguồn điện quanh năm suốt tháng. Đó là bởi hoạt động của OTEC không phụ thuộc vào Mặt trời, gió hay sóng biển mà là dựa vào sự khác biệt nhiệt độ giữa làn nước ấm trên mặt biển có nắng chiếu và nước lạnh dưới lòng biển sâu tăm tối. Sự khác biệt này dễ nhận thấy nhất ở các vùng biển nhiệt đới, nơi nước trên bề mặt đo được khoảng 250C. Làn nước ấm này sẽ được bơm lên Đảo Năng lượng và dùng để làm bốc hơi chất lỏng, có thể là nước biển hoặc khí ammonia. Luồng hơi thu được sẽ dùng để chạy tua-bin phát điện. 

Nhà máy OTEC đầu tiên được xây dựng ở ven biển Cuba năm 1930 và đã tạo ra được 22 kilowatt điện. Từ đó đến nay, số nhà máy OTEC (cả dạng nổi lẫn trên cạn) ra đời chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó nhà máy lớn nhất với công suất 250 kilowatt nằm ở Hawaii (Mỹ). Hiện tại, không còn nhà máy nào còn hoạt động.

Hạn chế chủ yếu của OTEC chính là hiệu suất chuyển đổi nhiệt năng thành điện năng quá thấp. Một số nhà máy OTEC trước đây sử dụng năng lượng nhiều hơn năng suất có thể tạo ra. Một nhà máy OTEC cần rất nhiều năng lượng để tuần hoàn lượng nước biển khổng lồ. Đảo Năng lượng, chẳng hạn, ước tính sẽ cần hơn 400 m3 nước lạnh được bơm lên mỗi giây. Chính vì hạn chế trên, Michaelis đã tích hợp thêm những công nghệ năng lượng biển khác nhằm bù khuyết cho hệ thống OTEC của mình.

Nguồn điện sạch do Đảo Năng lượng tạo ra có thể được dẫn vào bờ bằng hệ thống cáp ngầm dưới biển. Hoặc nó có thể được dùng để sản xuất hyđrô từ nước, và nhiên liệu hyđrô này sau đó được đưa vào bờ để sản xuất điện trong pin nhiên liệu. Theo tính toán của Michaelis, một hòn đảo năng lượng sẽ có giá khoảng 600 triệu USD (10,1 nghìn tỉ đồng). Tuy nhiên, điện năng không phải là thứ duy nhất thu được từ đảo nhân tạo. Nếu nước biển được dùng làm nhiên liệu cho OTEC, nó sẽ được khử mặn thông qua qui trình bốc hơi và cô đọng. Mỗi khi tạo ra một megawatt điện, một nhà máy OTEC có thể cung cấp 1,1 triệu lít nước ngọt, Michaelis cho biết. Hơn nữa, nguồn nước lạnh được lấy từ dưới đáy biển chứa đầy dưỡng chất có thể dùng trong nuôi trồng thủy hải sản.

Có thể bạn cũng quan tâm

Gạch nấm sợi “da Voi” làm mát thụ động bền vững cho các tòa nhà

Bọt biển truyền cảm hứng cho vật liệu nén siêu bền trong thiết kế kiến trúc

Perovskite – pin mặt trời siêu mỏng đang gây sốt ở Trung Quốc

Một số công nghệ in 3D trong Xây dựng nổi bật trên thế giới

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức tường tuabin gió

Bài trước Công ty bất động sản Sotheby’s vào Việt Nam
Bài tiếp Khách sạn Palazzo Versace bên bãi biển lạnh nhân tạo
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
Thành lập hội đồng thẩm định báo cáo tiền khả thi metro Bình Dương – TPHCM
Kinh tế / Pháp luật 19/05/2025
Xem xét bố trí 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM qua Đồng Nai
Kinh tế / Pháp luật 18/05/2025
[Cà phê Net Zero] Sống thân thiện với môi trường và bền vững
Sự kiện 18/05/2025
Tham vọng của Neom đối mặt thách thức môi trường
Tin thế giới 18/05/2025
Lại nói chuyện “kiến trúc hàng hiệu”
Góc nhìn 17/05/2025
Thiết kế “luồng xanh” cho nhà ở xã hội
Kinh tế / Pháp luật 17/05/2025
TPHCM điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa
Tin trong nước 17/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Công nghệ mới

Nga: Thủ đô Moskva sử dụng robot dọn dẹp đường phố trong mọi điều kiện thời tiết

Ashui.com 13/02/2024
Công nghệ mới

Chính thức vận hành hệ thống tuabin gió bằng gỗ ở Thụy Điển

Ashui.com 31/01/2024
Công nghệ mới

Phát triển loại vật liệu xây dựng mới có hàm lượng carbon thấp

Ashui.com 23/10/2023
Công nghệ mới

Thiết kế trang trại nổi trên biển có khả năng sản xuất nước ngọt

Ashui.com 12/09/2023
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?