By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Năng lượng - Môi trường

Tăng trưởng các-bon thấp: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Ashui.com 25/09/2011
7 phút đọc
SHARE

Trên thế giới, đã có một số quốc gia xúc tiến kế hoạch phát triển xanh và tích cực theo đuổi các cơ hội đầu tư mới. Việt Nam đang trong thời điểm thuận lợi để thực hiện phát triển xanh, phát triển các-bon thấp với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) với cam kết của 37 quốc gia phát triển nhằm giảm 5,2% phát thải khí nhà kính (GHG) trong giai đoạn 2005-2012 so với năm 1990. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nhanh tại Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác đã kéo theo việc tăng lượng phát thải một cách nhanh chóng, qua đó “tiếp tay” cho sự nóng lên của Trái đất. Trong số các quốc gia này, Trung Quốc là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất (chiếm 17% tổng lượng phát thải toàn cầu).

Căn cứ lộ trình Bali, các nước đang phát triển được kỳ vọng sẽ cắt giảm lượng phát thải GHG thông qua Hành động giảm thiểu phù hợp ở cấp quốc gia (NAMAS) với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của quốc tế, cũng như các nguồn lực trong nước và đặt mục tiêu giảm phát thải GHG tự nguyện (có thể theo hình thức dự báo BaU- Business as Usual).

Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị chiến lược phát triển xanh, là một trong số các nước đang phát triển xây dựng chiến lược phát triển xanh/phát triển các-bon thấp, tự nguyện cắt giảm khí thải và các hoạt động giảm thiểu phù hợp. Tuy nhiên, sẽ cần phải có những nghiên cứu phân tích chi tiết, xác định lộ trình giảm phát thải phù hợp để giúp đất nước vừa đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội như tăng trưởng GDP ở mức cao, trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020, vừa cắt giảm phát thải GHG.

Tăng trưởng các-bon thấp cũng mang lại những cơ hội đáng kể thông qua việc xanh hóa các hoạt động kinh doanh hiện hữu, phát triển các loại hình kinh doanh xanh, tạo ra các nguồn thu mới cho việc quản lý tài nguyên (như giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động làm mất rừng và suy thoái rừng (REDD) quy định chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) sẽ là một hình thức bắt buộc hoặc PFES bắt buộc đối với các hoạt động sử dụng nguồn tài chính quốc tế). Thông qua việc tăng trưởng các-bon thấp cũng có thể giải quyết vấn đề sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt là năng lượng. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm phát thải GHG sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế tích cực.

Việt Nam đang nỗ lực triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua chiến lược biến đổi khí hậu và chiến lược phát triển xanh, kết hợp với những chính sách hiện hành về quản lý thiên tai và sử dụng năng lượng hiệu quả. Vấn đề biến đổi khí hậu được lồng ghép vào công tác lập kế hoạch thông qua Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC).

Trước thách thức về giảm phát thải và phát triển mà Việt Nam đang phải đối mặt, có thể cân nhắc hướng tiếp cận theo 3 giai đoạn: trước hết là tập trung vào việc gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, tiếp theo là tập trung giảm phát thải theo đầu người và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với giảm phát thải GHG toàn diện.

Về nguồn vốn, Việt Nam đang là nước có nhiều dự án thuộc Cơ chế phát triển sạch (CDM) thứ bảy trên thế giới (69 dự án) và có 6.646.339 chứng chỉ giảm phát thải (CER). 77% trong tổng số các dự án đã đăng ký liên quan đến thủy điện và 12,6% liên quan đến giảm phát thải khí mê-tan. Các nguồn đầu tư vào “dự án xanh” không chỉ tập trung vào cắt giảm phát thải và sử dụng năng lượng hiệu quả, mà còn đầu tư vào nhiên liệu sinh học và sản xuất pin mặt trời.

Kinh nghiệm từ các quốc gia láng giềng và thực tế tại Việt Nam cho thấy tiềm năng, lợi ích của việc thực hiện song song chiến lược phát triển kinh tế và phát triển các-bon thấp. Tuy nhiên, để có thể hiện thực hóa điều đó, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Các nguồn vốn đầu tư cần hướng đến việc khởi xướng các ý tưởng sáng tạo, nhân rộng các phương án thành công, tạo cơ hội cho các giải pháp kinh doanh, cuối cùng là tạo thêm nhiều việc làm xanh và giảm phát thải GHG một cách bền vững.

Johan Kieft – Chuyên gia kỹ thuật về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững 

Có thể bạn cũng quan tâm

Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?

Năng lượng xanh trong khu công nghiệp: “Chìa khóa” để Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Nhận diện thách thức trong quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước

Xu hướng công trình xanh và phát triển bền vững

Bài trước Thay đổi nhận thức “coi trọng kinh tế, coi nhẹ môi trường”
Bài tiếp Tăng trưởng xanh – tầm nhìn chiến lược của Hàn Quốc
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Doanh nghiệp VLXD ứng xử thế nào với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon?
Vật liệu xây dựng 22/05/2025
AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Năng lượng - Môi trường

Ô nhiễm không khí trong nhà cao hơn ngoài trời đặt ra yêu cầu mới cho công trình xanh

VnEconomy 29/03/2025
Năng lượng - Môi trườngTin thế giới

Điện tái tạo tăng trưởng kỷ lục nhờ pin mặt trời ngày càng rẻ

KTSG Online 28/03/2025
Năng lượng - Môi trường

Phát triển công trình xanh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 14/03/2025
Năng lượng - Môi trườngNhìn ra thế giới

Con đường phát triển xanh của quốc gia duy nhất thế giới đảo ngược nạn phá rừng, với 99% năng lượng tái tạo

VnEconomy 12/03/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?