By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
    Ashui.com 21/05/2025
    Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
    VnEconomy 21/05/2025
    Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
    Báo Xây dựng 21/05/2025
    Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
    ConsMedia 19/05/2025
    Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
    Báo Xây dựng 19/05/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Giải pháp

Kiến trúc tường mành kính

Ashui.com 20/10/2011
9 phút đọc
SHARE

Ở các thành phố lớn, hiện đại, rất nhiều các tòa kiến trúc cao tầng sử dụng kết cấu ”tường kính” đẹp và mới lạ này.

Vật liệu truyền thống để xây dựng tường bao phần lớn thường là các tảng đá hoặc các viên gạch. Hiện nay còn có thêm loại gạch bê tông và các loại gạch rỗng ruột, chúng không chỉ có tác dụng phân chia không gian mà còn có thể đỡ được trọng lượng của mái và phần thân nhà. Những bức tường được xây bằng gạch, đá hoặc bê tông thường rất nặng, độ dày của bức tường là 24cm, nếu chiều cao của bức tường là 3m, chiều rộng là 1m thì trọng lượng của nó đạt đến 1,5 tấn, vừa rất nặng nề mà tiến độ thi công cũng chậm.

Quá trình

Trong kiến trúc hiện đại, đặc biệt là các kiến trúc cao tầng hay các kiến trúc công cộng có quy mô lớn, tường bao bên ngoài của các công trình này đa phần đều rất nhẹ, vì độ cứng của mỗi viên gạch không thể đỡ nổi trọng lượng của mấy chục tầng. Cho nên, nếu tường bao phía ngoài chỉ dùng để bảo vệ và ngăn chia không gian thì nên chọn sử dụng các vật liệu nhẹ để giảm bớt trọng lượng của toàn bộ công trình. Bức tường bao này giống như một tấm màn sân khấu vừa mỏng vừa nhẹ, được gọi là ”tường mành”, nếu vật liệu tường mành là kính thì nó được gọi là ”tường mành kính”.

Trước đây, tường kính chỉ được sử dụng ở một bộ phận của các công trình kiến trúc. Năm 1910, lần đầu tiên ở Đức, người ta đã dùng một tấm kính lớn để làm mặt bên của một nhà máy công nghiệp, điều này được đánh giá là thể hiện được phong cách kiến trúc hiện đại. Nhưng loại tường kính đầu tiên vào thời điểm đó chỉ được làm từ loại kính bình thường, khả năng cách nhiệt kém, mùa hè trong phòng rất nóng, mùa đông rất lạnh.

Năm 1952, một tòa nhà cao 22 tầng ở New York Mỹ lần đầu tiên người ta sử dụng kính để xây toàn bộ tường bao phía bên ngoài tòa nhà. Loại kính được sử dụng lúc ấy đã được trộn thêm một số khoáng chất, không chỉ làm cho kính có nhiều màu hơn mà còn có thể ngăn chặn được bức xạ của mặt trời, không cho ánh sáng mặt trời phản xạ vào trong phòng vào mùa hè, cũng không cho nhiệt độ trong phòng bị tỏa ra ngoài vào mùa đông, vì vậy nó có tác dụng giữ nhiệt nhất định. Đây chính là loại tường kính đời thứ hai.

Năm 1982, một viện thực nghiệm điện thoại ở Bair, Mĩ đã cho xây dựng một toà nhà kiến trúc cao tầng ở bên hồ, sử dụng ”Gương kính” để làm tường bao mặt ngoài và đã đem lại hiệu quả rất tốt: Mặt ngoài của toà nhà trông gương như một tấm phông có màu như bạc khổ lớn được dựng ở bên hồ, phản chiếu cảnh sắc đẹp đẽ của mặt hồ.

Ưu – nhược điểm

Cùng với việc chất lượng của keo dính silic xeton đạt được những bước tiến mang tính đột phá, tường kính ngày càng được các nhà kiến trúc sư và người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng kiến trúc sử dụng tường kính cũng có một số nhược điểm. Ví dụ như khi thiết kế một số nhà cao tầng, do sử dụng quá nhiều tường kính làm cho khả năng tản nhiệt ở tường phòng kém, điều này đã biến căn phòng trở thành một ”buồng giữ nhiệt”, vì vậy phải sử dụng điều hòa để làm cho nhiệt độ trong phòng hạ xuống, như vậy sẽ làm tiêu tốn rất nhiều điện năng. Đồng thời, do tính phản quang của loại tường kính rất lớn, khiến cho độ ô nhiễm ánh sáng phản quang trong thành phố trở nên phổ biến, gây ra nhiều nguy hiểm đối với an toàn giao thông và còn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân.

Làm thế nào để bức tường bao của một công trình kiến trúc vừa nhẹ, chống được động đất, cản sức gió, lại vừa giảm được ô nhiễm ánh sáng và những hao tổn năng lượng dùng cho máy điều hoà? Các chuyên gia cho rằng, việc các công trình kiến trúc sử dụng loại tường kiểu mới này để thay thế cho tường bao sử dụng các nguyên liệu truyền thống thành là sản phẩm và xu thế tất yếu của kỹ thuật và công nghệ kiến trúc phát triển vào những năm 90 của thế kỷ 20. Nhưng loại tường này không chỉ toàn làm bằng kính, trên thế giới hiện nay đã xuất hiện loại tường kính có khung làm bằng thép nhẹ, loại tường này sử dụng các miếng thép mỏng làm vật liệu chủ yếu, cấu kiện được tạo thành sau khi cán lạnh, tổ hợp xong có thể chế tạo thành hệ thống giá đỡ có khả năng chịu được ngoại lực tương đối tốt, hiệu quả cách âm, cách nhiệt cao. Hiện nay, loại vật liệu này đang được sử dụng rộng rãi ở Anh, Mỹ, Tuy nhiên tường kính không phải không còn chỗ sử dụng. Nếu sử dụng hợp lí thì vẫn có thể ứng dụng trong một số vị trí thích hợp của kiến trúc hoặc vẫn có thể bố trí hợp lý trong quần thể kiến trúc, đem lại hiệu quả bất ngờ trong việc làm nổi bật kiến trúc của công trình.

Gương kính không giống những loại kính khác, nó sử dụng công nghệ chế tạo tăng nhiệt, phun sơn, trao đổi ion, hút chân không và công nghệ mạ hoá học. Người ta mạ một mặt của tấm kính bằng đồng, crôm, niken, sắt, vàng, tạo nên một lớp màng mỏng có màu như có màu vàng, bạc, đồng cổ, màu xanh… có khả năng phản xạ lại tia sáng mặt trời, đồng thời nó cũng giống như một tấm kính có thể phản xạ lại tia sáng và bức xạ nhiệt, có tác dụng cách nhiệt rất tốt. Các loại gương kính có màu sắc, độ dày và số lớp khác nhau thì khả năng cho ánh sáng mặt trời đi qua cũng không giống nhau. Ví dụ loại kính bình thường có độ dày 6mm có thể cho 78% ánh sáng mặt trời đi qua, còn gương kính có độ dày tương tự thì cho 26% ánh sáng mặt trời đi qua. Loại gương kính hai lớp thì cho 9% ~ 20% nhiệt lượng đi qua, như thế nó có thể phản xạ được phần lớn nhiệt lượng bên ngoài phòng vào mùa hè, và cũng có thể phản xạ được nhiệt độ trong phòng vào mùa đông để giữ cho nhiệt độ ở trong phòng luôn ấm. Vì vậy, tuy độ dày của kính chỉ là một phần mấy chục của độ dày tường gạch, nhưng khả năng cách nhiệt, giữ nhiệt lại tốt hơn tường gạch. 

(Theo Người Đô thị)

  • Kính – vật liệu của những giấc mơ huy hoàng 

Có thể bạn cũng quan tâm

Công nghệ Terra Pave mang đến lợi ích thế nào trong xây dựng đường giao thông?

Giải pháp chống thấm ngược do hiện tượng mao dẫn trong tường xây mới bằng gạch đá

Từ tấm pin mặt trời, Nhật tạo ra nhà di động đặc biệt ứng phó thảm họa thiên tai

Thanh toán thông minh: động lực thúc đẩy giao thông xanh và bền vững

Vattenfall giới thiệu ngôi nhà nhỏ được làm từ tua-bin gió cũ

Bài trước Sụp đổ một phần Vạn Lý Trường Thành
Bài tiếp Đột phá kiến trúc đền đài Hy Lạp cổ đại
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

AMY Design Awards 2025: L.I.F.E ON khơi nguồn sức sống sáng tạo không gian
Sự kiện 21/05/2025
Đề xuất thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia”
Tin trong nước 21/05/2025
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và tu bổ di tích trên địa bàn thành phố
Tin trong nước 21/05/2025
Bộ Xây dựng nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hơn 200 định mức xây dựng
Kinh tế / Pháp luật 20/05/2025
Nguồn năng lượng xanh trong khu công nghiệp đã được “cởi trói”?
Góc nhìn 20/05/2025
“Đồ nội thất nhanh” cũng nguy hiểm như thời trang nhanh?
Nội - ngoại thất 20/05/2025
Cuộc thi Thiết kế Nhà phố 2025: Nhìn lại không gian sống quen thuộc bằng góc nhìn mới
Sự kiện 19/05/2025
Sơn La ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị Mộc Châu
Tin trong nước 19/05/2025
Hà Nội: Khởi công xây cầu Tứ Liên
Tin trong nước 19/05/2025
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững kiến trúc nhà ở các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc
Kiến trúc 19/05/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Giải pháp

Hoàn thiện hạ tầng thanh toán bán lẻ cho thành phố thông minh

Ashui.com 04/10/2024
Giải pháp

Ồ ạt lắp điện mặt trời ở ban công căn hộ, điều gì xảy ra?

Ashui.com 05/09/2024
Giải pháp

Bãi đỗ xe tự động: Giải pháp cho đô thị tương lai

Ashui.com 27/08/2024
Giải pháp

Tiến đến Net Zero, Việt Nam sẽ có thêm nhiều nhà máy trung hoà carbon

Ashui.com 24/07/2024
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?