By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
    Tạp chí Xây dựng 09/07/2025
    Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
    Chinhphu.VN 08/07/2025
    Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
    Ashui.com 07/07/2025
    [Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
    Ashui.com 07/07/2025
    Hội thảo “Từ BIM cộng tác đến BIM tích hợp AI”
    Báo Xây dựng 05/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Phản biện

Kết nối quy hoạch với quản lý đô thị

Ashui.com 08/11/2011
11 phút đọc
SHARE

Dù Thủ tướng đã phê duyệt từ hai năm trước nhưng dự kiến đến cuối tháng 11/2011, chính quyền TPHCM mới chính thức công bố và triển lãm Đồ án quy hoạch xây dựng chung TPHCM đến năm 2025…

Chậm công bố chờ để hoàn thiện

Theo ông Huỳnh Xuân Thụ, Giám đốc Trung tâm Thông tin quy hoạch, Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM, sở dĩ đồ án quy hoạch xây dựng chung TPHCM đến năm 2025 chậm công bố (gần hai năm sau quyết định phê duyệt của Thủ tướng) là do phải chờ cập nhật thông tin, chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế.

  • Ảnh bên: Mô hình quy hoạch khu trung tâm TP.HCM tại Trung tâm thông tin quy hoạch TP  (nguồn: Tuổi Trẻ)

Trong thời điểm làm quy hoạch xây dựng chung thì một số dự án giao thông đang được nghiên cứu về hướng tuyến. Vì vậy, dù đã được Thủ tướng phê duyệt, nhưng để hoàn thiện đồ án, thành phố phải chờ kết quả tư vấn của các cơ quan về những dự án giao thông này. Cụ thể đó là các dự án đường sắt đô thị, các tuyến đường vành đai 1, 2… và cả dự án thiết kế đô thị khu trung tâm 930 héc ta nữa.

Đến nay, theo ông Huỳnh Xuân Thụ, công tác cập nhật thông tin mới vào đồ án quy hoạch mới hoàn chỉnh. “Đây là đồ án quy hoạch được thiết lập từ tầm nhìn bao quát, toàn diện với phản biện độc lập từ bên ngoài”, ông Thụ nói. Cụ thể, với đồ án quy hoạch này, các ý kiến của tư vấn nước ngoài (Công ty Nikken Sekkei – Nhật) và phản biện quốc tế (Cộng đồng đô thị Lyon cùng các chuyên gia đô thị vùng Rhône Alpes của Pháp) được tiếp nhận.

Khác với các đồ án quy hoạch trước đây, đồ án quy hoạch lần này đặt TPHCM trong mối liên hệ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo đó, quy hoạch ưu tiên phát triển bốn hành lang: (i) dọc quốc lộ 22 (liên kết với đô thị Đức Hòa, Trảng Bàng, Thủ Dầu Một); (ii) dọc tuyến cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (kết nối với các đô thị Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa); (iii) dọc trục đường Nguyễn Văn Linh (kết nối các khu đô thị phía Nam thành phố, khu đô thị Tân Kiên, trung tâm huyện Bình Chánh); (iv) dọc trục đường Nguyễn Hữu Thọ (kết nối các khu đô thị dọc tuyến và khu đô thị cảng Hiệp Phước).

Do phục vụ cho yêu cầu phát triển ra bốn hướng, TPHCM sẽ xây dựng một số tuyến đường sắt, đường sắt trên cao, đường sắt chuyên dụng (từ đường sắt quốc gia tới cảng Cát Lái và Hiệp Phước…); đồng thời đầu tư 19 cầu đường bộ vượt sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè, Lòng Tàu, Thị Vải.

Đến năm 2025, vùng phát triển của thành phố gồm 13 quận nội thành hiện hữu và sáu quận mới (quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân và Tân Phú) với tổng diện tích khoảng 49.400 héc ta. Các quận mới và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè và Bình Chánh sẽ phát triển thành vùng công nghiệp… Tất nhiên, quy hoạch cũng đặt ra yêu cầu bảo tồn và phục hồi sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ và các khu rừng đặc dụng, phòng hộ.

Với quy hoạch này, dân số thành phố sẽ có khoảng 10 triệu người (trong đó các quận nội thành là 7,4 triệu người); diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 100 ngàn héc ta, với bốn khu đô thị mới là: Thủ Thiêm (737 héc ta), Hiệp Phước (3.900 héc ta), Tây Bắc (6.000 héc ta) và Khu công nghệ cao (872 héc ta).

Nặng về quản lý theo địa giới hành chính

Quy hoạch xây dựng chung TPHCM đến năm 2025 được thiết kế theo hướng chia thành phố thành một số khu vực có cùng điều kiện, tính chất… Ví dụ như quy hoạch phân biệt khu trung tâm hiện tại với vùng sông nước ở phía Nam, khu vực cửa ngõ phía Đông với khu vực chạy dọc theo sông Sài Gòn (Củ Chi, Hóc Môn, quận 12)… Tuy nhiên, triển khai quy hoạch theo cách làm mới thư thế này không hề đơn giản vì chúng ta vẫn còn nặng về quản lý theo địa giới hành chính.

Theo Trung tâm Thông tin quy hoạch, Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM, hiện nay quy hoạch chi tiết 1/2000 của tất cả các quận, huyện đang được các quận, huyện triển khai (chỉ mới một vài quận làm xong và được phê duyệt). Tuy nhiên, kiểu “mạnh ai nấy làm” (các quận huyện quy hoạch theo địa giới của mình), cũng khiến giới chuyên môn lo ngại.

KTS Nguyễn Trường Lưu, Hội Kiến trúc sư TPHCM, cho rằng quy hoạch theo địa giới hành chính đã lạc hậu, vì nó không tạo ra được sự đồng bộ trong tổng thể. Thực tế đã từng xảy ra hiện tượng có những con đường giữa hai quận bị “trật chìa” tại điểm nối kết. Vì vậy, mới đây, Bộ Xây dựng đã yêu cầu TPHCM thực hiện việc quy hoạch chi tiết 1/2000 theo từng khu vực theo như Luật Quy hoạch đô thị. Đó là những khu vực, những vùng, có cùng tính chất thì lập riêng một đồ án quy hoạch – dù có thể khu vực đó nằm trên địa bàn nhiều quận, huyện.

Tuy nhiên, cái khó của TPHCM là hiện nay các đồ án quy hoạch của quận, huyện đã đến giai đoạn hoàn thiện. “Thành phố đã chi ra rất nhiều tiền cho việc lập quy hoạch chi tiết cho các quận, huyện, giờ chẳng lẽ bỏ dở”, một quan chức của Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM nói. Vì vậy, vị này đề xuất thay vì chia thành phố ra nhiều khu vực để quy hoạch theo tính chất vùng (như yêu cầu của luật) thì cũng có thể coi 22 quận, huyện là 22 vùng. Tuy nhiên, đây là một đề xuất mang tính chất “đối phó”, cho qua chuyện đã rồi!

Nhưng nếu hủy bỏ tất cả các quy hoạch chi tiết 1/2000 của quận, huyện (kể cả những đồ án đã được duyệt) để thực hiện các đồ án quy hoạch theo tinh thần của quy hoạch xây dựng chung, thì TPHCM lấy cơ sở gì để quản lý quy hoạch khi quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý chưa có? Vì vậy, việc lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch hiện nay ở TPHCM đang đứng trước một giai đoạn cần có quyết định mang tính đột phá hơn để kết nối việc quy hoạch và quản lý đô thị.

Quy hoạch phân khu chức năng của TPHCM

1. Khu nội thành cũ (gồm 13 quận nội thành hiện hữu):
– Khu nội thành cũ có trung tâm hỗn hợp chính nằm trên địa bàn các quận 1, 3, một phần quận 4, Bình Thạnh với chức năng hành chính, văn hóa, lịch sử, du lịch và dịch vụ đa ngành có quy mô 930 héc ta.
– Khu vực cần bảo tồn di sản kiến trúc, lịch sử, cảnh quan, cần rà soát, giữ nguyên các công trình, biệt thự có kiến trúc đặc thù có giá trị tại khu 930 héc ta; khu vực Bà Chiểu (Bình Thạnh), Chợ Lớn (quận 5, 6) có quy mô 120 héc ta.
– Các khu vực còn lại quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang kết hợp với xây dựng mới một số ô phố theo hướng không tăng dân sô, tầng cao phù hợp và giảm mật độ xây dựng, để dành quỹ đất phát triển các công trình phúc lợi công cộng, cây xanh có quy mô 13.150 héc ta.

2. Khu nội thành phát triển (gồm 6 quận mới) với diện tích 35.200 héc ta: tập trung đầu tư xây dựng các khu đô thị mới có quy mô lớn, hiện đại, đồng bộ về hạ tầng…

3. Các thị trấn, khu dân cư nông thôn và khu đô thị mới tại địa bàn ngoại thành (gồm 5 huyện ngoại thành) với tổng diện tích 160.200 héc ta: tập trung đầu tư xây dựng các điểm dân cư nông thôn theo mô hình nông thôn mới và đầu tư xây dựng một số đô thị vệ tinh hiện đại, tạo động lực phát triển các huyện ngoại thành, có mô hình ở đặc thù với địa hình vùng sông nước… 

Quang Chung 

  • Bài toán hiện thực hoá quy hoạch  

Có thể bạn cũng quan tâm

Tìm lối ra cho bài toán phát triển giao thông xanh tại TPHCM

Giải pháp nâng cao tính ứng dụng và tra cứu của hệ thống tiêu chuẩn thiết kế kiến trúc

Cơn sốt mở Khu thương mại tự do: Cần chiến lược hơn số lượng

Dự án TOD cạnh đường sắt nên do nhà nước đầu tư, sau đó đấu thầu, đấu giá

Góp ý hoàn thiện Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi)

Bài trước Đà Nẵng: 2.150 tỉ đồng phát triển cây xanh đô thị
Bài tiếp Sacomreal xây 8 tổ hợp chung cư cao 43 tầng tại TP.HCM
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Maiji Mountain Visitor Center: Bản giao hưởng tĩnh lặng giữa kiến trúc – thiên nhiên – con người
Kiến trúc 09/07/2025
Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa
Tin trong nước 09/07/2025
Tạo điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội triển khai phát triển trục sông Hồng
Tin trong nước 08/07/2025
Sản xuất và tiêu thụ VLXD có nhiều chuyển biến tích cực
Thị trường 08/07/2025
Năm 2025: Giá thuê bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đã tăng 70%
Bất động sản 08/07/2025
Khởi động Ashui Awards 2025 (lần thứ 14)
Sự kiện 07/07/2025
Tái thiết không gian phát triển Đông Nam Bộ từ trục giao thông chiến lược
Kinh tế / Pháp luật 07/07/2025
[Cà phê Net Zero] Zero is not empty – Zero không trống rỗng mà chính là hiện diện
Sự kiện 07/07/2025
Mái nhà, từ che đến “chill”
Phong thủy 06/07/2025
Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
Kinh tế / Pháp luật 06/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Phản biện

Nên giữ lại hay xóa bỏ các thành phố thuộc tỉnh?

Tạp chí Xây dựng 04/06/2025
Bất động sảnPhản biện

Kiến nghị giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở xã hội

VnEconomy 02/06/2025
Phản biện

Đề xuất xử lý quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội với dự án trước thời điểm Luật Nhà ở 2023

VnEconomy 25/05/2025
Phản biện

Công trình công – quản trị tư

Chinhphu.VN 07/05/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?