By using this site, you agree to the Privacy Policy and Terms of Use.
Accept
Ashui.comAshui.comAshui.com
  • Home
    • Bookmarks
    • English
      • News
      • Projects
      • Products
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
    Tin tức / Sự kiệnĐọc tiếp
    Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
    KTSG Online 27/07/2025
    Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
    Chinhphu.VN 26/07/2025
    Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
    Ashui.com 25/07/2025
    Cả nước có 633 công trình xanh với 16,7 triệu m2 sàn được chứng nhận
    Báo Xây dựng 24/07/2025
    Việt Nam đăng cai RILEM-ICONS 2025 – Diễn đàn học thuật quốc tế lớn về vật liệu, kết cấu
    Báo Xây dựng 23/07/2025
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Font ResizerAa
Ashui.comAshui.com
Font ResizerAa
  • Home
  • Tin tức / Sự kiện
  • Chuyên mục
  • Công nghệ
  • Vật liệu / Thiết bị
  • Dự án
  • Tương tác
  • Cộng đồng
  • Home
    • Bookmarks
    • English
    • Ashui Awards
    • Giới thiệu
    • Quảng cáo / PR
    • Liên hệ
  • Tin tức / Sự kiện
    • Tin trong nước
    • Tin thế giới
    • Sự kiện
  • Chuyên mục
    • Kiến trúc
    • Nội – ngoại thất
    • Quy hoạch đô thị
    • Bất động sản
    • Năng lượng – Môi trường
    • Phong thủy
  • Công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Giải pháp
    • Xu hướng
    • Ứng dụng
  • Vật liệu / Thiết bị
    • Vật liệu xây dựng
    • Trang thiết bị
    • Trang trí nội thất
    • Thị trường
  • Dự án
    • Giới thiệu dự án
    • Tư vấn thiết kế
    • Kinh tế / Pháp luật
  • Tương tác
    • Chuyên đề
    • Góc nhìn
    • Phản biện
    • Đối thoại
    • Q&A
    • Điểm đến
    • Nhìn ra thế giới
  • Cộng đồng
    • Kiến trúc sư
    • Kỹ sư
    • Thiết kế / Sáng tạo
    • Sinh viên
    • Tuyển dụng
    • CLB Điện ảnh Kiến trúc
    • CLB Kiến trúc Xanh TPHCM
Các kênh mạng xã hội
  • Advertise
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Góc nhìn

Minh bạch nợ công: Cần có một cái nhìn toàn diện

Ashui.com 14/12/2011
12 phút đọc
SHARE

Quản lý vay, nợ công như thế nào nhằm đảm bảo huy động được nguồn vốn với chi phí hợp lý, giảm thiểu rủi ro, sử dụng hiệu quả, minh bạch và sau cùng là tránh việc xảy ra khủng hoảng nợ cũng như không để gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai của chúng ta là bài toán không hề đơn giản.

 

Gánh nặng không thể lơ là 

Không thể phủ nhận, công tác quản lý nợ công của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và tài trợ cho bội chi ngân sách nhà nước (khoản vay của chính phủ chiếm khoảng 17%/ tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bù đắp thâm hụt ngân sách khoảng 5%/GDP).

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2010 tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chiếm 57,3%; trong đó nợ chính phủ chiếm 45,7% GDP, nợ chính phủ bảo lãnh chiếm 11,3% và nợ chính quyền địa phương chiếm 0,3%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia cũng chiếm 42,2% GDP.

Trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kỳ họp tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã khẳng định nợ công Việt Nam vẫn ở ngưỡng an toàn, do cơ cấu nợ công của Việt Nam chủ yếu là vốn vay ODA với nhiều ưu đãi, thời hạn trả nợ kéo dài trong nhiều năm với lãi suất thấp.

Ngoài ra, điểm khác biệt của nợ công của Việt Nam là Chính phủ đi vay để cho vay lại, vay để đầu tư phát triển. Hàng năm tổng chi phí trả nợ cả gốc và lãi là 15%/tổng thu ngân sách (ngân sách chi trả 13,5%, số còn lại do các dự án và các nhà đầu tư phải trả 1,5%). Con số này, nếu so với ngưỡng thế giới 30% là khá thấp.

Tuy nhiên, nợ công và quản lý nợ công là vấn đề hệ trọng, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đang lan rộng và ngày càng nặng nề ở châu Âu như hiện nay, chúng ta không thể coi nhẹ và lơ là trong điều hành nền kinh tế.

Với số liệu về nợ công như trên cộng với nhu cầu vay vốn ngày càng tăng và những khó khăn của nền kinh tế trong những năm gần đây và hiện nay, theo ý kiến đánh giá của nhiều nhà quản lý, chuyên gia kinh tế, thì nợ công và vấn đề quản lý nợ công ở nước ta cũng đang tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết nhằm hạn chế, giảm thiểu rủi ro và tránh sự đổ vỡ.

Cụ thể, về cơ cấu, nợ công của chúng ta còn quá phụ thuộc vào nợ ngoài nước, tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP khá cao (42,2%); việc huy động vốn ODA mặc dù có ưu đãi nhưng chưa chủ động, nhiều khoản vay ODA còn gắn với nhiều điều kiện ràng buộc từ phía nhà tài trợ làm tăng chi phí.

Mặt khác, thị trường nợ (trái phiếu) trong nước chưa phát triển dẫn đến việc huy động vốn trong nước còn khó khăn và chưa bền vững. Việc phân bổ vốn vay chưa tập trung, hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao, chưa được quản lý giám sát chặt chẽ.

Các chỉ số nợ vẫn trong tầm kiểm soát nhưng đặc biệt là các chỉ số về rủi ro chưa có độ tin cậy cao; rủi ro tín dụng chưa được phản ánh đầy đủ trong chi phí cho vay lại và phí bảo lãnh của Chính phủ.

Thêm vào đó, cơ chế cảnh báo sớm còn hạn chế, mà cụ thể là hệ thống thông tin, số liệu, báo cáo và minh bạch thông tin về nợ công chưa đảm bảo tính đầy đủ và cập nhật theo tiêu chuẩn quốc (hiện nay, mới phát hành bản tin nợ nước ngoài 6 tháng 1 lần mà chưa có bản tin đầy đủ cả nợ trong nước và với tần suất dày hơn).

Đó là chưa kể việc phát triển và ứng dụng các công cụ quản lý nợ, đặc biệt là quản lý rủi ro như rủi ro tiền tệ (rủi ro tỷ giá), rủi ro về lãi suất, rủi ro tín nhiệm quốc gia cũng chưa được thực hiện.

Trong khi đó thì việc tổ chức quản lý, phân công chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan, mặc dù Luật đã quy định khá rõ nhưng trong triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc (quyền hạn quản lý của các cơ quan còn chồng chéo nhau); nguồn nhân lực quản lý nợ còn hạn chế, chưa cập nhật với trình độ quốc tế…

 

Phải kiểm toán theo chuẩn 

Trên thực tế, trong những năm gần đây, việc kiểm toán nợ công của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cũng đã được thực hiện cùng với cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm ở mức độ nhất định.

Kết quả kiểm toán đã bước đầu chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý nợ công và có khuyến nghị với cơ quan quản lý khắc phục. Tuy nhiên, việc kiểm toán chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế và khó khăn. Kết quả kiểm toán chưa bao quát được hết các vấn đề, chu kỳ và yếu tố trong quản lý nợ công do nhiều nguyên nhân như nguồn nhân lực, cách tiếp cận kiểm toán, phương pháp…

Đứng trước yêu cầu mới và thực trạng về quản lý nợ công, việc kiểm toán nợ công được xác định có vị trí quan trọng và đồng thời cũng là thách thức trong hoạt động kiểm toán của KTNN trong thời gian tới. Vì vậy, hoạt động kiểm toán nợ công cần có sự thay đổi và có cách tiếp cận mới để từng bước tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế từ khâu lập kế hoạch, thực hiện và báo cáo kiểm toán về nợ công.

Vấn đề đặt ra trong thời gian trước mắt ở đây là xác định vấn đề cần ưu tiên kiểm toán, loại hình kiểm toán phù hợp với thực tiễn mô hình quản lý nợ công Việt Nam, vì hoạt động quản lý nợ công là khá rộng, trong khi đó nguồn lực kiểm toán còn hạn chế.

Hoạt động quản lý nợ công bao gồm nhiều nội dung, vấn đề mà kiểm toán cần phải xem xét lựa chọn, trong đó có các chủ đề cần kiểm toán chủ yếu như: kiểm toán khuôn khổ pháp lý và quy định của pháp luật; kiểm toán tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ trong quản lý nợ công; kiểm toán việc xác định nhu cầu vay nợ công; kiểm toán chiến lược quản lý nợ công; kiểm toán các hoạt động vay nợ; kiểm toán hệ thống thông tin, báo cáo về nợ công; kiểm toán việc trả nợ; kiểm toán các báo cáo nợ và tính minh bạch; kiểm toán vấn đề bảo lãnh các khoản vay…

Với cách tiếp cận kiểm toán hợp lý và việc triển khai thực hiện đúng các chuẩn mực và hướng dẫn kiểm toán được cấp nhận, các báo cáo kiểm toán về nợ công có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và do đó, sẽ có đóng góp đáng kể để cải thiện quá trình quản lý nợ công.

Kết quả kiểm toán của KTNN có thể tăng cường tính minh bạch nợ công và trách nhiệm giải trình bằng cách kiểm tra việc thực hiện các quy định về báo cáo nợ công;  tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ của chương trình quản lý nợ công, làm giảm nguy cơ gian lận và tham nhũng…

Trước mắt, KTNN cần ưu tiên và tập trung kiểm toán tài chính nhằm xác nhận tính đúng đắn, đầy đủ và kịp thời của các thông tin, số liệu về nợ công để tăng cường tính minh bạch và kiểm toán tuân thủ nhằm đánh giá tính tuân thủ pháp luật của quản lý và sử dụng nợ công.

Về tổng thể và dài hạn, nhằm giải trình trách nhiệm cho các bên liên quan trong quá trình quản lý, đảm bảo cung cấp thông tin công khai, minh bạch, tin cậy, kịp thời cho các bên liên quan, kiểm toán hoạt động quản lý nợ công như là một trong các loại hình kiểm toán chủ yếu cũng như kiểm toán hoạt động đối với việc sử dụng nguồn vốn vay từ nợ công tại các đơn vị, dự án nhằm đánh giá và tăng cường tính hiệu quả, hiệu lực, kinh tế của quản lý và sử dụng nợ công.

Việc kiểm toán nợ công cũng nên được thực hiện một cách độc lập (cuộc kiểm toán độc lập) và toàn diện với cả 3 loại hình kiểm toán đối với tất cả các khâu của quá trình quản lý nợ công từ lúc xác định nhu cầu vay, đàm phán, ký kết hiệp định, giải ngân, trả nợ… cho đến lập báo cáo nợ công./.

P.T.G

  • Nợ công và hiệu quả của đầu tư công

Có thể bạn cũng quan tâm

Mâu thuẫn pháp lý đang cản trở mục tiêu xây dựng xanh tại Việt Nam

Bước ngoặt xanh quan trọng vì phát triển bền vững

Xanh hóa giao thông không thể chỉ dựa vào ‘trụ cột’ xe điện

Mô hình phát triển hạ tầng cho tăng trưởng công nghiệp bền vững

Hành trình giao thông không khói

Bài trước Paris phát triển nhà ở thân thiện môi trường
Bài tiếp Quy hoạch cảng biển: Tiền đề của “hội chứng đua tranh”
Bình luận Bình luận

Bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

Ad imageAd image

Mới cập nhật

Liên kết “ba nhà” trong xử lý chất thải rắn xây dựng hướng tới mục tiêu Net Zero
Năng lượng - Môi trường 27/07/2025
Cần hơn 21.000 tỉ đồng để cứu 4 dòng sông ô nhiễm tại Hà Nội
Tin trong nước 27/07/2025
Thị trường xi măng toàn cầu được dự đoán tăng trưởng mạnh từ 2026
Thị trường 26/07/2025
Cả nước đang triển khai 692 dự án nhà ở xã hội, hơn 633.000 căn hộ
Kinh tế / Pháp luật 26/07/2025
Điều chỉnh chỉ tiêu nhà ở xã hội sát thực tế, giữ nguyên mục tiêu về quy mô
Tin trong nước 26/07/2025
TDX Ice Factory: Tái sử dụng vật liệu – Gắn kết quá khứ và hiện tại
Tư vấn thiết kế 25/07/2025
Tọa đàm: “Sống cùng” – Từ “Nhà rừng” tới La Biennale Venice
Sự kiện 25/07/2025
Tháo gỡ điểm nghẽn, tạo “đột phá” cho đầu tư phát triển đường sắt
Phản biện 25/07/2025
Quy hoạch mới đưa Chân Mây – Lăng Cô thành trung tâm kinh tế phía Nam thành phố Huế
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
Phương án triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính
Kinh tế / Pháp luật 24/07/2025
- Advertisement -
Ad imageAd image

Xem thêm

Góc nhìn

Thời khắc lịch sử của một hành trình mới để kiến tạo tương lai

Kinh tế & Đô thị 01/07/2025
Góc nhìn

Cần cẩn trọng để đảm bảo chất lượng của hệ thống dữ liệu đất đai sau hợp nhất

TTXVN 29/06/2025
Góc nhìn

Từ quản lý nước mưa đến xanh hóa hạ tầng

KTSG Online 28/06/2025
Góc nhìn

Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh và giảm phát thải trong GTVT: Từ nhiệm vụ đến hành động

Tạp chí Xây dựng 26/06/2025
© 2000-2025 Ashui.com. All Rights Reserved.
Welcome back!

Sign in to your account

Username hoặc Email của bạn
Mật khẩu

Quên mật khẩu?